Đã có cả một thời gian rất dài, người ta đánh giá ngành công nghiệp truyện tranh đang trở thành một đầu tàu truyền thông ở thế giới phương Tây. Bằng chứng là vô số những bộ phim được chuyển thể dựa trên các nhân vật siêu anh hùng truyện tranh. Nó cũng được chứng minh qua lợi nhuận của Vũ trụ Điện ảnh Marvel.
Ước tính rằng chỉ trong năm 2020, ngành công nghiệp truyện tranh đã kiếm được khoảng 1,28 tỷ đô la chỉ riêng thị trường Bắc Mỹ. Tuy nhiên, con số này còn chưa là gì khi so với ngành công nghiệp truyện tranh ở Nhật Bản. Các nhà xuất bản ở đất nước hoa anh đào đã thu về 5,6 tỷ đô la trong cùng năm đó, chỉ tính mỗi quê nhà của họ.
Manga và Anime Nhật đang bùng nổ trên đất Mỹ
Có thể lấy ví dụ về Demon Slayer (Kimetsu no Yaiba) của Gotouge Koyoharu (được xuất bản từ năm 2016 đến năm 2020), một dẫn chứng rõ ràng về sự thành công vượt bậc của manga Nhật. Nội dung kể về cuộc phiêu lưu giả tưởng nước Nhật thời Taisho đầu thế kỷ 20, nam chính là 1 đứa trẻ tên là Tanjiro Kamado cùng người em gái bị nguyền rủa Nezuko.
Doanh thu của nó đã vượt qua sự mong đợi của cả hai bên bờ Thái Bình Dương. Chỉ riêng tác phẩm này đã bán chạy hơn toàn bộ ngành công nghiệp truyện tranh thế giới trong một năm. Mặc dù nhiều người vẫn hoài nghi, nhưng thành công mang tầm quốc tế của nó là điều không thể phủ nhận. Ở lĩnh vực anime cũng đã chứng kiến mức độ phổ biến và tăng trưởng kỷ lục trên toàn cầu, với riêng bản phim chiếu rạp Mugen Train là phim ăn khách nhất năm 2020, thu hơn nửa tỷ USD.
Theo báo Toyo Kezai, ở Nhật có hẳn 1 ngành công nghiệp thu nhỏ xoay quanh Demon Slayer. Đủ các loại hàng hóa từ truyện tranh, anime cho tới đồ chơi, mô hình, quần áo, băng đĩa,… trị giá hơn 8 tỷ USD.
Những thành công ngoài sức tưởng tượng này càng thu hút sự chú ý của những nhà sáng tạo và sản xuất truyện tranh, đặc biệt ở Mỹ. Tác giả truyện tranh kỳ cựu Chuck Dixon – người đã sáng tác nhiều đầu truyện về Batman trong những năm 1990 – đã không tiếc lời ca ngợi công khai cho manga về “sự cống hiến, niềm đam mê và sự tỉ mẩn thủ công”. Thậm chí, ông còn so sánh và chỉ trích nhiều tác phẩm gần đây của ngành truyện tranh Mỹ – đồng nghiệp của ông, đặc biệt là từ Marvel và DC. Ông cùng nhiều người khác đã mô tả bối cảnh truyện tranh chính thống hiện nay là “thiếu sự đa dạng hoặc bị chính trị hóa và giáo huấn thái quá”.
Quay trở lại những năm 1980, nhiều người ở phương Tây từng lo lắng rằng Nhật Bản có thể thống trị thế giới về kinh tế. Ngày nay, nhiều người trong số họ lại e ngại trước sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc. Nhưng ở thời điểm hiện tại, mọi lo lắng đều đổ dồn vào sự thống trị của Nhật Bản ở thế giới văn hóa đại chúng. Bởi manga giờ đang vượt trội hơn hẳn trong cuộc canh tranh trên sân nhà nước Mỹ. Thế nhưng tại sao điều kỳ lạ này có thể xảy ra? Những người sáng tạo truyện tranh ở thế giới phương Tây hoa lệ có thể học được gì từ sự phát triển này?
Đa dạng các thể loại
Một phần câu trả lời cho câu hỏi trên, và là một yếu tố quan trọng hàng đầu, nằm ở số lượng khổng lồ và sự đa dạng về chủ đề của các tác phẩm manga. Chúng hướng đến tất cả đối tượng và được phân loại cho từng nhóm nhỏ hơn, như Shōnen (nam trẻ tuổi), Shōjo (thiếu nữ), Seinen (nam trưởng thành) hoặc Josei (nữ trưởng thành). Chẳng hạn, người ta có thể chọn Doraemon dành cho khán giả gia đình (xuất bản từ năm 1969), bộ trinh thám huyền thoại Golgo 13 (xuất bản từ năm 1968), hay phim truyền hình hậu tận thế 7 Seeds (2001-2017) cùng vô số tác phẩm khoa học viễn tưởng khác (Gundam, Evangelion,…).
Một số truyện trong số này là những tác phẩm mang tính sử thi hấp dẫn sâu sắc, có thể so sánh được về quy mô và chiều sâu với Dune của Frank Herbert. Tiếp đến là Cuộc phiêu lưu kỳ quái của JoJo của Hirohiko xuất bản nhiều kỳ từ 1987, trở nên nổi tiếng và có ảnh hưởng do tính chất phá cách thể loại của nó. Đây là một câu chuyện được tập hợp từ nhiều dải yonkoma vui nhộn, khác nhau, những câu chuyện Isekai nổi tiếng về các nhân vật được chuyển đến một thế giới khác. Những bộ phim truyền hình lấy bối cảnh trong những thời kỳ lịch sử như Hokkaido thế kỷ XIX cũng rất được yêu thích.
Đó cũng là một ví dụ về sự đa dạng, vì tất cả mọi đối tượng đều tìm được thứ gì đó cho mình khi đọc manga hay xem anime. Ngoài ra, hầu hết nội dung manga đều có sẵn trên giấy in báo giá rẻ, sách bìa mềm, sau đó là những bản trực tuyến được phổ biến vô cùng rộng rãi, điều đó vừa giúp tiếp cận nhiều đối tượng và giữ cho chi phí sản xuất ở mức thấp.
Số lượng lớn các nhà xuất bản, nhà phân phối hỗ trợ
Một lý do khác cho sự thành công của manga là một số lượng lớn các nhà xuất bản và cửa hàng phân phối sách, truyện hỗ trợ. Từ những tập đoàn khổng lồ như Kodansha đến các nhà chuyên môn. Ngược lại, nội dung truyện tranh tiếng Anh vẫn do Marvel và DC thống trị, họ hầu như chỉ tập trung vào siêu anh hùng như Superman hay Fantastic Four, bất kể thể loại là khoa học viễn tưởng, giả tưởng hay viễn tưởng lịch sử.
Họ có xu hướng khai thác lại những cốt truyện cũ, dựa vào những sự kiện xuyên suốt lan man đến mức gây mệt mỏi cho người đọc. Thậm chí gây ra sự nhầm lẫn, gây rối loạn cho người hâm mộ nếu không theo dõi tường tận. Ngoại trừ trong số này vẫn có những tác phẩm tạo được dấu ấn, chẳng hạn như Bí danh noir-esque của Brian Michael Bendis (2001-2004) đã trở thành cơ sở của TV series về Jessica Jones. Một số nội dung từ các nhà xuất bản độc lập nhỏ hơn, chẳng hạn cuốn tự truyện đoạt giải Pulitzer Maus (1980-1991), The Walking Dead (2003-2019).
Tuy nhiên, ở Mỹ, các nhân vật mặc áo choàng vẫn là tiêu chuẩn. Điều này có thể là di sản còn sót lại của của sự “hoang mang” về đạo đức những năm 1950, đối với truyện tranh phương Tây. Nội dung này đã được đề cập trong cuốn sách Seduction of the Innocent năm 1954 , cho rằng truyện tranh là một ảnh hưởng tiêu cực về mặt đạo đức, vì thế các nhà xuất bản hàng đầu thời đó phải thiết lập tính tự nguyện một mã kiểm tra được gọi là Comics Code Authority (Cơ quan quản lý mã truyện tranh). Kết quả cuối cùng, chỉ một số ít các thể loại còn tồn tại. Truyện tranh Nhật Bản vốn không còn xa lạ với những lời chỉ trích đạo đức, nhưng nó chưa bao giờ phải đối mặt với kiểu kiểm soát như vậy.
Truyện tranh phương Tây đi vào lối mòn siêu anh hùng, trong khi manga liên tục có những hiện tượng mới nổi
Cuộc xâm lấn văn hóa dường như đã hoàn thành
Yếu tố quan trọng khác cho sự thành công của manga là nó xuất hiện ở thời điểm mà rất nhiều người quan tâm đến những nội dung được tạo ra từ nền văn hóa khác với văn hóa bản địa của họ. Điều này không chỉ là một hiện tượng của thời hiện đại, trên thực tế, các nền tảng cho truyện tranh bắt nguồn từ những cuốn sách tranh được sản xuất vào thế kỷ 12 và 13. Ở Nhật Bản, sau thời kỳ Minh Trị Duy tân, các nghệ sĩ bắt đầu lấy cảm hứng nhiều hơn từ nguồn nội dung nước ngoài đa dạng như Tân nghệ thuật của Pháp, truyện tranh và phim hoạt hình báo chí Mỹ thời kỳ đầu. Tuy nhiên, sự quan tâm của những nhà sáng tạo Nhật đối với văn hóa nước ngoài chỉ thực sự bùng nổ sau Thế chiến thứ hai, khi những phần của văn hóa đại chúng Anglo trở nên sẵn có ở Nhật Bản.
Những họa sĩ manga nổi tiếng như huyền thoại Osamu Tezuka (1928–1989) là một trong số những người được truyền cảm hứng bởi pulps và Disney. Họ tìm cách tái hiện chúng cho một lượng khán giả khác, thông qua các tác phẩm như Astro Boy (1952-1968). Đó chính là những nỗ lực đặt nền móng ban đầu từ nhóm đầu tiên. Không chỉ mang lại cho manga và anime một nét thẩm mỹ đặc trưng dễ nhận biết, mà còn tạo tiền lệ cho các mangaka ra đời sau này.
Chẳng hạn Dragon Ball lấy cảm hứng từ Tây Du Ký (Trung Quốc) và khoa học viễn tưởng phương Tây; các tác phẩm của Kaoru Mori được coi là kết hợp sự tinh tế của phái nữ với sự hiểu biết sâu sắc về cả nước Anh thời kỳ Victoria và Trung Á; My Hero Academia (xuất bản từ năm 2014) cũng được ví như một bức thư tình gửi các siêu anh hùng cổ điển của Mỹ.
Một số đối tác Mỹ cũng đã thực hiện những cách tiếp cận tương tự trong nhiều thập kỷ. Marvel và DC không ngại giới thiệu các nhân vật và ý tưởng không phải của châu Âu. Chẳng hạn ca ngợi võ thuật Trung Quốc qua Immortal Iron Fist, hay Black Panther (siêu anh hùng đầu tiên của châu Phi), Dawnstar đến từ tương lai và Habibi (2011).
Trong những năm gần đây, thói quen ngưỡng mộ lấy cảm hứng từ các nền văn hóa khác đã bị một số người coi là hành vi “chiếm đoạt văn hóa”. Được coi là có vấn đề, như một cách nào đó áp bức thiểu số — một cách thực thi quyền lực đối với họ. Những người theo quan điểm này lên án việc sử dụng ý tưởng của các nền văn hóa khác bất kể các thành viên của nền văn hóa đó cảm thấy như thế nào.
Họ cho rằng chỉ người sở hữu nền văn hóa mới có quyền khắc họa nó. Vì vậy, bất cứ ai vi phạm nguyên lý này đều có nguy cơ hứng chịu sự phẫn nộ của một nhóm các nhà hoạt động. Điều này hoàn toàn có thể dự đoán trước được, nó cũng giống như một sự kìm hãm sáng tạo – một vấn đề âm ỉ đã trở nên bùng nổ.
Còn truyện tranh ở Mỹ thì sao, chúng bị hạn chế bởi những nguyên nhân nào?
Xu hướng chính trị hóa làm kìm hãm sự phát triển ngành truyện tranh phương Tây
Khi các tiểu thuyết khám phá chủ đề chính trị ngày nay, dường như mọi nỗ lực đều gặp phải sự khinh miệt dữ dội và cả sự chia rẽ. Truyện tranh cũng không phải là ngoại lệ. Chẳng hạn, ngay từ đầu, Stan Lee (nhà văn Mỹ) đã sử dụng các kỳ tích về siêu anh hùng Marvel như một phương tiện để giải quyết các vấn đề xã hội. Ông tạo ra các câu chuyện ngụ ngôn X-Men về sự cố chấp và quyền công dân, câu chuyện Spider-Man về lạm dụng ma túy trong những năm 1970, ngay cả khi điều đó có nghĩa là ông đi ngược lại những quy định riêng dành cho truyện tranh.
Manga cũng không tránh việc khám phá các vấn đề chính trị, ví dụ cuốn tự truyện Barefoot Gen (1973-1987), kể về vụ ném bom ở Hiroshima và hậu quả của nó, không ngại truyền đạt quan điểm cánh tả của tác giả. Trong khi đó, nhiều thông tin quảng cáo cũng được đưa ra, ví dụ tác phẩm Gate: Thus the Japanese Self-Defense Force Fought There xuất bản nhiều kỳ từ năm 2011, đã thu hút sự chú ý vì lập trường cánh hữu, ủng hộ quân sự của tác giả Takumi Yanai.
Thời đại ngày nay, manga có vị thế tốt hơn truyện tranh Mỹ là do khám phá các vấn đề chính trị, không chỉ vì quan điểm chính trị của Nhật Bản không phù hợp với các các nhóm cánh tả và cánh hữu phương Tây, hay các lập trường chính trị khác nhau, mà xu hướng sáng tạo của manga là chấp nhận. Người đứng sau manga nói chung không phải chịu bất cứ hình phạt nào khi khai thác những vấn đề đó. Ngay cả những tác phẩm như Attack on Titan (2009-2021) được các nhà phê bình tuyên bố rằng, nó giống như 1 lời xin lỗi về tội ác chiến tranh.
Nó được nhiều người coi là một tác phẩm đáng để thưởng thức bất kể lập trường chính trị manga là gì. Tương tự, người ta có thể đồng cảm với hoàn cảnh của những người Ishvalan bị ngược đãi trong bộ truyện Fullmetal Alchemist (2001–2010) mà không biết rằng, những nhân vật đó được lấy cảm hứng từ người Ainu bản địa của Hokkaido. Dù quan điểm chính trị của mangaka là gì hoặc không có gì, họ sẽ vẫn có xu hướng để câu chuyện tự nói lên ý kiến của mình.
Ở bên kia Thái Bình Dương, mọi thứ diễn ra theo một hướng khác. Tại một thời điểm nào đó, Marvel, DC và những người khác bắt đầu cố gắng thoát khỏi cái bóng kiểm duyệt, theo đuổi những chủ đề thời sự, nghiêm túc hơn. Cho đến những năm 2010, những nỗ lực này càng trở nên rõ rệt đến mức, nhiều người hâm mộ và các nhà phê bình bắt đầu cảm thấy nó đã trở nên xâm phạm hoặc gây mất tập trung. Các nhà văn Mỹ đang ngày càng áp đặt quan điểm chính trị lên hàng đầu và làm trung tâm trong những câu chuyện mà họ viết.
Những nội dung hướng chính trị đương đại này vốn chứa đựng nhiều chương trình nghị sự nặng nề, nhiều người coi là một tín hiệu thuyết giảng về đức tính tốt đẹp (chỉ được thấy ở cánh tả Mỹ). Chính đây cũng là lý do khiến một lượng lớn khán giả của thể loại này xa lánh nó, lẫn sự giảm sút số khán giả mới tiếp cận comics. Không phải ngẫu nhiên mà cách tiếp cận này đi kèm với sự suy giảm chất lượng nói chung mà nhà văn truyện tranh Mỹ Chuck Dixon và những người khác đã lưu ý, bởi nhân vật chỉ còn là phương tiện cho các tuyên bố chính trị của nhà văn.
Chẳng hạn anh hùng cổ điển Iron Man đang bị chế thành những mục tiêu giống như biếm họa, chỉ vì địa vị được coi là những người da trắng ưu tú. Trong khi Black Panther và các nhân vật khác mà nhà văn mong muốn lại chỉ được nói đến thông qua sự hùng biện của chính trị bản sắc, màu da. Rất nhiều tác giả đang tạo ra những nội dung dạng này, dường như dành nhiều thời gian để tuyên truyền những tư tưởng chính trị thay vì sáng tạo nội dung.
Đáng tiếc thay, xu thế cổ súy chính trị và đảng phái này không chỉ giới hạn ở Marvel và DC. Một số nhà xuất bản truyện tranh độc lập cũng đang thúc đẩy một tư duy chính trị cụ thể. Trong đó việc đề cập đến màu da, giới tính, lập trường tư tưởng một cá nhân trở nên nổi bật hơn. Vấn đề không chỉ giới hạn ở một phân khúc của người hâm mộ. Phong trào ComicsGate, bắt đầu như một phản ứng đối với việc chính trị hóa ngành công nghiệp truyện tranh, sau đó nó đã trở thành diễn đàn đấu tranh công kích gay gắt giữa nhóm tác giả bảo thủ với phe cánh tả.
Có thể nói đây là một vòng luẩn quẩn của sự thù hận có thể đầu độc đầu óc của bất cứ ai tham gia, trong đó những khuynh hướng hệ tư tưởng sai lầm có thể khiến một người trở thành mục tiêu của sự văn hóa tẩy chay. Sự tập trung vào chính trị trong truyện tranh đã dẫn đến kết quả chiến tranh văn hóa, cũng là nguyên nhân quan trọng làm giảm sút lợi nhuận của ngành công nghiệp này. Cho dù ai đã nghĩ mọi thứ nên đi theo lập trường chính trị, hay không muốn dính líu đến những cuộc tranh cãi, thì rốt cuộc, nó vẫn khiến mọi người xa lánh truyện tranh hơn.
Takeshi Natsuno, chủ tịch nhà xuất bản Kadokawa, đã đưa ra ý kiến “cần phải xác định lại các tiêu chuẩn của thời đại Internet, xác định điều gì có thể chấp nhận được đối với công chúng và điều gì là không.” Rõ ràng cần xác nhận việc kiểm duyệt nội dung rõ ràng hơn để xoa dịu các chuẩn mực phương Tây, và mặc nhiên, trở nên phù hợp hơn với truyện tranh Mỹ. Tuy nhiên, ý kiến của ông đã vấp phải sự phản ứng gay gắt từ người hâm mộ, mangaka và thậm chí cả những người trong công ty, những người lo ngại rằng động thái như vậy sẽ tạo tiền lệ tiêu cực cho ngành, hoặc cho quyền tự do ngôn luận. Đến nỗi ông phải xin lỗi sau đó.
Người Mỹ liệu có thể thay đổi để tình hình tốt hơn?
Những thách thức ngày càng trở nên trầm trọng hơn do chi phí của các ấn phẩm truyện tranh ngày càng tăng. Giá trung bình của một ấn bản, cho dù được phát hành bởi Marvel, DC hay một trong những nhà xuất bản độc lập lớn, đã tăng mạnh đến mức làm giảm tốc độ tăng trưởng. Chỉ riêng hiện tượng này đã có thể giải thích tại sao ngày càng có nhiều người hâm mộ Anglophone đổ xô vào manga.
Tuy nhiên, một sự thay đổi không phải là không thể. Dixon đã gợi ý các nhà xuất bản truyện tranh Mỹ có thể ngăn chặn thảm họa xảy ra bằng cách lấy tín hiệu từ các đối thủ cạnh tranh của họ, thay vì chống lại họ – và chống lại chính khán giả của họ. Một mô hình mà họ có thể học tập và hướng đến là Pháp, nơi mà nghệ thuật trong lịch sử có ảnh hưởng lớn đến văn hóa Nhật Bản.
Mặc dù Pháp đã có một phiên bản riêng của Comics Code Authority vào những năm 90, nhưng những nhà sáng tạo và người hâm mộ người Pháp đã tiếp nhận manga theo cách chấp nhận Nhật Bản. Doanh số bán hàng của thị trường truyện tranh Pháp đã có những bước nhảy vọt lớn, làm thay đổi bối cảnh truyện tranh địa phương, tạo ra các hình thức lấy cảm hứng từ manga như manfra và manga nouvelle đồng bộ.
Truyện tranh của Mỹ chưa phát triển đến mức có thể tự hào ngang hàng với các tác phẩm manga. Nó không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, nếu những yếu tố đã làm nên thành công của manga bị bỏ qua, những người nào còn cố tình duy trì hiện trạng như bây giờ, sẽ gặp nhiều rủi ro hơn là chỉ giảm sút lợi nhuận hay sự thù địch của người hâm mộ. Còn cánh cửa cơ hội cho những thay đổi tích cực sẽ không mở ra mãi mãi.
Nguồn Areomagazine