Marketing tổng thể là gì? Ví dụ về chiến lược Marketing tổng thể trong thực tế – WeDrive

Để doanh nghiệp có thể trở nên bền vững và lan toả hình ảnh thương hiệu diện rộng một cách nhanh chóng đến khách hàng tiềm năng thì việc xây dựng một chiến lược Marketing tổng thể là vô cùng cấp thiết. Vậy Marketing tổng thể là gì? 6 bước lập kế hoạch Marketing tổng thể quan trọng như thế nào? Hãy cùng MarketingAI phân tích và làm rõ vấn đề này nhé!

Marketing tổng thể là gì?

Marketing tổng thể có cụm từ trong tiếng Anh được gọi là Overall Marketing.

Marketing tổng thể là sự giao thoa giữa các hoạt động tìm kiếm, tạo ra và phân phối giá trị, truyền thông giá trị với mục tiêu. Đồng thời, xây dựng quan hệ hợp tác lâu dài thỏa mãn lợi ích đa phương giữa các bên liên quan.

Chiến lược Marketing phát triển doanh nghiệp hay thương hiệu một cách toàn diện. Trong tiếng Anh cụm từ này có nghĩa là Holistic Marketing Strategy. Nó bao gồm cả Marketing trực tuyến và Marketing truyền thống. Đặc biệt là với nền kinh tế số hóa, công nghệ như hiện nay, chúng ta có thể thấy rõ hình thức trực tuyến ngày càng bộc lộ nhiều ưu điểm vượt trội.

Marketing tổng thể là gì?

Các thành phần trong Marketing tổng thể

Marketing tổng thể là sự kết hợp của 4 thành phần chính. Doanh nghiệp muốn thực hiện một chiến lược Marketing tổng thể đạt hiệu quả nhất cần chú ý những thành phần sau:

Marketing tích hợp

Marketing tích hợp là chính là sự thống nhất trong thông điệp của doanh nghiệp hoặc thương hiệu mong muốn truyền tải đến những tệp khách hàng tiềm năng của mình. Các hoạt động như PR và quảng cáo, truyền thông online,… Tất cả các hoạt động trên sẽ đều được liên kết và đồng bộ với nhau để các đối tác kinh doanh và khách hàng mục tiêu được đảm bảo về nhận thức hay được trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ một cách tích cực nhất.

Marketing xã hội

Marketing xã hội chính là một chiến lược giúp cho doanh nghiệp hay thương hiệu xây dựng được mối quan hệ bền vững, tốt đẹp với cộng đồng và xã hội. Các sản phẩm, sáng kiến được tạo ra sẽ dựa trên thực tiễn kinh doanh và tuân thủ đạo đức. Đồng thời, doanh nghiệp sử dụng một phần lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh để phục vụ cho việc phát triển xã hội như tổ chức các buổi từ thiện, ủng hộ… hoặc tạo ra các sản phẩm có trách nhiệm giúp thúc đẩy xã hội phát triển hơn.

Marketing quan hệ

Nhà cung cấp, doanh nghiệp hay khách hàng đều là những đối tượng rất quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển về lâu dài của công ty. Tất cả những yếu tố này đêu trực tiếp ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của công ty đó. Chính vì vậy, Marketing quan hệ tồn tại là để xây dựng các mối quan hệ trở nên bền vững và dài hạn.

Trọng tâm của Marketing quan hệ không tập trung ở việc công ty bán được bao nhiêu sản phẩm mà nó được chuyển hướng vào việc giữ chân người tiêu dùng. Marketing quan hệ mong muốn đem lại những trải nghiệm tốt, gia tăng sự hài lòng và cố gắng xây dựng được lòng trung thành của khách hàng với công ty.

Marketing nội bộ

Marketing nội bộ là một phương pháp hoàn toàn trái ngược lại với Marketing quan hệ. Nếu Marketing quan hệ tập trung vào việc làm hài lòng khách hàng thì Marketing nội bộ lại mong muốn phát triển mối quan hệ của doanh nghiệp với chính nhân viên của mình.

Doanh nghiệp sẽ cố gắng đảm bảo sự hài lòng với công việc cũng như định hướng của tổ chức đến nhân viên nội bộ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng mong muốn phát triển tình hữu nghị giữa các đối tác và nhà thầu của mình. Hình thức marketing này chính là sức mạnh to lớn để tăng thêm sự hài lòng của khách hàng với công ty theo thời gian.

Lợi ích của Marketing tổng thể với doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp thực hiện một hình thức hay xây dựng một chiến lược Marketing nào đó thì chắc chắn phải đem lại được nhưng lợi ích nhất định. Chính vì vậy, có những lợi ích của Marketing tổng thể đối với doanh nghiệp như sau:

Lợi ích của Marketing tổng thể với doanh nghiệp

Mở rộng tiềm năng tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu

Chiến lược Marketing tổng thể sẽ giúp doanh nghiệp nắm rõ được khách hàng của mình hiện đang mong muốn và có nhu cầu về những vấn đề gì. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể xác định hành vi mua hàng của từng nhóm người tiêu dùng. Khi đó doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự tin đua ra các chiến lược tiếp thị và truyền thông có hiệu quả lớn, giúp tăng doanh thu sản phẩm.

Hiệu quả truyền thông vượt trội

Marketing tổng thể không những giúp cho doanh nghiệp mở rộng tiềm năng tiếp cận các tệp khách hàng mà còn là cơ hội để kiểm soát được kênh tiếp thị nào phù hợp, mang lại hiệu quả  và đâu là kênh không mang lại giá trị cao cho doanh nghiệp.

Tối ưu chi phí Marketing, tăng doanh thu hiệu quả

Nếu ngay từ đầu doanh nghiệp không xác định phân bổ nguồn chi phí cho các hoạt động Marketing thì rất có thể về lâu về dài phí tổn cho Marketing sẽ bị gia tăng so với dự kiến ban đầu. Có chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp loại bỏ các hình thức Marketing không phù hợp với định hướng của mình. Từ đó, doanh nghiệp dó thể tập trung ngân sách vào các kênh truyền thông có hiệu quả, tăng doanh thu vượt trội.

Lan toả nhanh chóng hình ảnh thương hiệu diện rộng

Việc một doanh nghiệp có chiến lược Marketing tổng thể đi chuẩn định hướng, có tầm nhìn đúng đắn thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ phát triển bền vững và dài lâu. Chính vì vậy, hình ảnh thương hiệu ngày càng được nhiều khách hàng biết đến, được lan toả nhanh chóng trên diện rộng là một việc hoàn toàn hiển nhiên và dễ hiểu.

6 bước lập kế hoạch marketing tổng thể

Kế hoạch Marketing tổng thể sẽ hoàn hảo khi có đủ 6 bước quan trọng. Một số doanh nghiệp đã lựa chọn cách đốt cháy giai đoạn triển khai kế hoạch dẫn đến việc sai sót, gánh hậu quả khôn lường. Vậy nên việc tuân thủ 6 bước sau đây là vô cùng cần thiết:

lập kế hoạch marketing tổng thể

Bước 1: Xác định mục tiêu cho Plan

Trong bất kỳ một chiếc lược nào, việc xác định được mục tiêu luôn là yếu tố đi đầu và quan trọng nhất. Việc này rõ ràng giúp cho doanh nghiệp không bị đi sai hướng hoặc không biết phải làm gì tiếp theo hoặc không biết rõ mình có đang làm đúng hay không.

Mục tiêu của một chiến lược Marketing tổng thể tất nhiên là để gia tăng doanh thu, nâng cao độ nhận diện thương hiệu cho người dùng…

Bước 2: Đặt ngân sách cho chiến dịch Marketing

Sau bước xác định mục tiêu, chiến lược cần phải được xác định ngân sách. Doanh nghiệp chú ý, Overall Marketing không cần đưa ra một ngân sách quá lớn. Điều quan trọng cần chú ý đó là bạn cần tính toán ngân sách đầu tư cho phù hợp và đúng thời điểm. Ngoài ra, doanh nghiệp cần xác định rõ chi tiết đã đầu tư ngân sách bao nhiêu cho kế hoạch và nguồn ngân sách còn lại sau khi triển khai kế hoạch là bao nhiêu.

Bước 3: Phân tích, nghiên cứu thị trường

Trước khi bắt đầu lên chiến lược Marketing tổng thể, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và phân tích thị trường để có thể xác định rõ các điều sau: vị thế thương hiệu, thị trường và khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh… Từ đó, bắt đầu xây dựng chiến lược phù hợp nhất.

Bước 4: Xây dựng chiến lược Marketing tổng thể

Để có thể xây dựng chiến lược Marketing tổng thể một cách tốt nhất doanh nghiệp cần triển khai 3 hoạt động chính;

  • Xác định chân dung khách hàng mục tiêu từ thông tin cơ bản như giới tính, độ tuổi, thu nhập, sở thích…cho đến xu hướng, nhu cầu mua sắm của họ.
  • Xây dựng Slogan sáng tạo, độc đáo cho chiến lược để có thể thu hút sự chú ý của khách hàng.
  • Lựa chọn các kênh truyền thông phù hợp dựa trên cơ sở phân tích, nghiên cứu thị trường. Một số kênh truyền thông nổi bật, phổ biến hiện nay có thể kể đến như: Social Media, SEO, Email Marketing…

Bước 5: Thực tế hoá chiến lược Marketing tổng thể

Sau khi đã xác định được chiến lược Marketing tổng thể một cách khoa học, chuyên nghiệp doanh nghiệp sẽ bắt tay triển khai kế hoạch trên thực tiễn. Lúc này doanh nghiệp phải đảm bảo các khối lượng công việc được phân công chính xác, hợp lý. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải linh hoạt phòng khi có những vấn đề phát sinh xảy đến, đảm bảo chiến dịch có sự giám sát chặt chẽ. Điều này sẽ giúp kế hoạch tăng thêm phần thành công và đảm bảo đúng tiến độ.

Bước 6: Đo lường và đánh giá chiến lược Marketing tổng thể

Sau khi xây dựng xong chiến lược, doanh nghiệp cần phải tiến hành triển khai đo lường và đánh giá hiệu quả. Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ, chỉ tiêu để phân tích kết quả thực hiện so với mục tiêu doanh nghiệp đặt ra ngay từ ban đầu. Từ đó, phát huy và nâng cấp chiến lược sao cho đạt được hiệu quả cao nhất.

Rate this post

Viết một bình luận