Con người chúng ta thường có sự quan tâm đối với những thứ gì mang danh hiệu “nhất” trên thế giới phải không nào? Chẳng hạn như những loại rau củ quả có kích thước khủng nhất? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn biết thêm nguồn gốc của quả dưa hấu nặng gần 30kg, bắp cải nặng 63kg, bông cải xanh hơn 16kg… tại vùng đất Alaska nổi tiếng khắp thế giới.
Lý giải nguyên nhân tại sao các loại rau củ phát triển vượt trội tại Alaska
Hội chợ Nông nghiệp bang Alaska tổ chức thường niên – nơi các nông dân tại đây tự hào khoe các loại rau củ quả khổng lồ mà họ trồng từ lâu đã được nhiều người biết đến. Vậy có bao giwof bạn tự hỏi, tại sao Alaska lại sản sinh ra những thứ “kỳ lạ” này mà không phải bất kỳ nơi nào khác?
Ánh nắng mặt trời và khí hậu là 2 yếu tố chính có tác động to lớn đến sự hình thành và phát triển của những loại thực vật tại đây. Alaska thường có mùa gieo trồng cũng như mùa sinh trưởng khá ngắn, trung bình là 105 ngày. Trong khi đó, mùa sinh trưởng tại California kéo dài tận 300 ngày.
>>> Có thể bạn quan tâm: Đánh dấu sự trưởng thành với một ly cocktail Kamikaze
Tuy thời gian gieo trồng ngắn thế nhưng ban đêm ở Alaska thường ngắn (gần như không có) và ban ngày lại kéo dài vì Alaska nằm gần cực Bắc – nơi có ánh nắng mặt trời chiếu sáng tận 19 tiếng 1 ngày trong thời gian cao điểm của mùa gieo trồng. Điều này cho phép cây trồng ở Alaska được hưởng nhiều ánh sáng mặt trời và phát triển một cách mạnh mẽ.
Tuy nhiên, điều đặc biệt là cả trong mùa sinh trưởng ở Alaska cũng ngắn hơn nhiều so với những khu vực khác của toàn nước Mỹ, người làm vườn ở Alaska cũng vẫn có thể nuôi trồng ra những loại rau lớn nhất trên thế giới.
Quá trình quang hợp được thúc đẩy cũng giúp cho rau củ quả ngon ngọt hơn. Điển hình như cà rốt ở Alaska chỉ dành 3/4 giờ trong ngày dưới mặt trời để sản xuất ra đường và 1/4 thời gian còn lại dùng để biến đường thành tinh bột. Các loại thực vật khác ở đây như bông cải xanh, súp lơ, cải brussel, khoai tây, cà rốt, rau bina, rau diếp… đều phát triển rất tốt.
Đa số những loại cây trồng khổng lồ này đều được trồng ở thung lũng Matanuska Susitna. Được biết lúc đầu đây là một thử nghiệm để tăng sản lượng nông nghiệp của nước Mỹ trong thời kỳ suy thoái. Hơn 240.000 mẫu Anh đã được dành cho nông dân đưa vào chương trình thử nghiệm. Tuy nhiên, tình trạng không có nguồn cung cơ bản và thiếu cơ sở hạ tầng đã làm nản chí những người nông dân khiến hơn một nửa phải rời thung lũng. Đến năm 1965, chỉ còn lại 20 hộ gia đình. Tuy không phải là một bước tiến mạnh mẽ gì, nhưng tại thung lũng Matanuska – vùng sản xuất nông nghiệp chính ở Alaska. Đặc trưng mùa màng không theo quy luật tự nhiên và sự xuất hiện của nhiều loại rau củ khổng lồ đã biến rau củ ở đây trở thành thương hiệu của khu vực.
>>> Đọc thêm: Tháng 9 này là mùa của những loại trái cây nào?
Bài viết trên đã cho chúng ta biết được một số thông tin lý giải nguyên nhân tại sao vùng Alaska huyền bí lại là “cái nôi” của những loại quả được mệnh danh là “con quái vật khổng lồ”. Không chỉ có kích thước khủng, những loài thực vật nơi đây còn mang đến nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Nếu ở nơi nào cũng sản xuất ra được những loại rau củ quả này thì quá “hời’ cho những bà nội trợ phải không nào?
Đánh giá bài viết