Mắt kính là gì? Những điều bạn nên biết về kính mắt | AVASport.com

Mắt kính từ lâu đã là vật dụng gắn bó hằng ngày trong đời sống con người, hoặc là phụ kiện không thể thiếu trong mọi trang phục. Vậy hãy cùng AVASport khám phá xem mắt kính là gì, nguồn gốc, cấu tạo và các loại mắt kính phổ biến hiện nay nhé!

1Nguồn gốc của mắt kính

Vào khoảng năm 1290, những chiếc kính mắt đầu tiên được sản xuất ở miền Nam Châu Mỹ (có thể là Brazil) dựa trên ứng dụng của nguyên lý thấu kính lồi. Vì thế, khi này gọng kính chỉ bao gồm hai kính lúp được gắn với nhau bằng một tay cầm để kính có thể kẹp vào mũi (còn được gọi là kính đeo đinh tán), dùng để đọc sách có chữ nhỏ từ khoảng cách thông thường.

Hình ảnh sớm nhất của chiếc kính mắt là bức chân dung của Tommaso da Modena về hồng y Hugh de Provence khi ông đang ngồi đọc trong một phòng thờ vào năm 1352. Và đến tận năm 1466, một cửa tiệm chuyên kinh doanh mắt kính đầu tiên của thế giới được ra đời ở Strasbourg.

Nguồn gốc của mắt kính

2Mắt kính là gì?

Mắt kính hay còn gọi là kính đeo mắt, ngày nay đều có thiết kế gồm hai thấu kính trong suốt đặt trong khuôn bằng nhựa cứng hoặc kim loại, có mối nối ở giữa để cố định ở sống mũi ngang tầm mắt và hai thanh để tựa vào tai.

Mắt kính được sáng tạo ra nhằm chữa các bệnh về mắt như cận thị, viễn thị hay loạn thị, hoặc được ứng dụng để bảo vệ mắt trong các công việc tiếp xúc nhiều với khói bụi, mảnh vụn, và nhiệt độ quá thấp, quá cao,… Tùy nhiên, kính mắt đang dần phổ biến hơn trong ngành thời trang, trở thành một phụ kiện giúp tạo điểm nhấn cho các bộ trang phục.

Mắt kính là gì?

3Cấu tạo của mắt kính

Gọng kính

Gọng kính là phần khung chứa tròng kính thường được làm nhựa cứng hoặc nhựa dẻo, cũng có thể làm từ kim loại, gồm có hai phần là phần trước và phần sau, nối với nhau bằng một khớp có dùng ốc và có thể gập lại.

Phần trước của gọng có hai khung rỗng để chứa tròng kính và ở giữa là miếng đệm để gác lên mũi ngang với tầm mắt người dùng. Còn phần sau gồm hai thanh (còn gọi là càng kính) đặt lên vành tai, khúc đuôi hơi cong vào trong ôm theo dáng đầu để tăng độ chắc chắn khi đeo.

Gọng kính

Tròng kính

Bên cạnh đó, tròng kính được gắn vào gọng sao cho ngay đúng tầm mắt của người dùng. Vì tiếp xúc với mắt, tròng kính ngày nay được làm từ nhựa cứng thay vì thủy tinh như thời trước để đảm bảo an toàn hơn. Nhựa có tiêu chuẩn cao hơn hầu hết các loại thủy tinh nên có thể xác định độ chính xác hơn cho các tật về mắt.

Đồng thời, tròng bằng nhựa cứng cũng nhẹ hơn thủy tinh và dễ dàng điều chỉnh độ mỏng dày, tùy theo kỹ thuật. Ngày nay, có nhiều loại tròng kính được ứng dụng các kỹ thuật công nghệ khác nhau như chống trầy, chống tia UV,..

Tròng kính

4Phân loại mắt kính

Kính thuốc

Kính thuốc là loại kính chuyên dùng để điều chỉnh các tật khúc xạ của mắt như cận thị, loạn thi, viễn thị. Loại kính này ứng dụng nguyên tắc của thấu kính hội tụ hoặc phân kỳ để điều chỉnh tiêu điểm xa, gần tùy theo loại bệnh để đúng với tiêu điểm ban đầu của võng mạc.

Bạn cần tới các địa điểm đo mắt để được người có chuyên gia đo độ bằng máy chuyên dụng và cắt kính đúng với bệnh của mình. Đồng thời bạn cũng nên đi đo lại định kì 6 tháng một lần để đảm bảo kính luôn có độ phù hợp với mắt.

Kính thuốc

Kính râm (kính mát)

Kính râm được thiết kế đặc biệt với thấu kính có màu tối nhằm bảo vệ mắt người dùng dưới tác động của những ánh sáng gắt, gây khó chịu. Loại kính này cũng hay được hợp khả năng ngăn tia cực tím (UV) và chống bụi.

Kính râm (kính mát)

Kính trắng (kính không độ, kính thời trang)

Tuy không phải là loại kính được ra đời đầu tiên nhưng kính trắng có sử phát triển nhanh chóng và phổ biến rộng rãi. Trong ngành thời trang, kính trắng được thiết kế với nhiều kiểu dáng, màu sắc khác nhau như gọng tròn, gọng vuông, gọng mắt mèo, gọng phi công,… để phù hợp cho mọi phong cách.

Chính vì sự đa dạng sản phẩm của kính trắng hay kính thời trang mà bạn cần cân nhắc lựa chọn kiểu kính thích hợp với khuôn mặt và màu da của bạn, khi đó mắt kính mới trở thành một phụ kiện đúng nghĩa.

Kính trắng (kính không độ, kính thời trang)

AVASport mong rằng bài viết này giúp bạn hiểu thêm về mắt kính là gì, cũng như nguồn gốc, cấu tạo và các loại mắt kính. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào thì bạn đừng ngần ngại nhắn vào mục bình luận bên dưới để được giải đáp nhé!

Rate this post

Viết một bình luận