Từ xa xưa, tỏi đã được xem là nguyên liệu tốt cho sức khỏe vì mang lại những tác dụng tuyệt vời trong việc phòng và điều trị nhiều loại bệnh.
Tỏi – Vị thuốc chữa mất ngủ tự nhiên
Điều này nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng đặt tỏi dưới gối khi ngủ thực sự có thể được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ. Đây là cách chữa bệnh có căn cứ.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Tỏi rất giàu vitamin B1, B6 giúp thúc đẩy sản xuất melanine – loại hormone giúp ngủ ngon.
Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng hương thơm của tỏi có thể tác động tích cực tới hệ thần kinh, giúp bạn cảm thấy bình tĩnh và thư giãn đầu óc.
Chất allicin trong tỏi có thể đẩy nhanh quá trình lưu thông máu và giúp cải thiện khả năng trao đổi chất của cơ thể khi ngủ vào ban đêm. Từ đó, giúp bạn dễ ngủ và duy trì chất lượng giấc ngủ, vì vậy bạn có thể ngủ đủ giấc, ngủ sâu hơn. Nhờ đó, khi thức dậy, bạn cũng sẽ cảm thấy tỉnh táo và khỏe mạnh hơn.
Ngoài ra, đặt tỏi dưới gối có thể làm giảm tiết nhầy, nhờ vậy mũi sẽ thông thoáng hơn và giảm nghẹt. Quá trình hô hấp diễn ra thuận lợi hơn, giấc ngủ cũng từ đó mà ngon và sâu hơn.
Để thực hiện mẹo này, bạn cần chuẩn bị một vài nhánh tỏi đã bóc vỏ và đặt chúng dưới gối hoặc ngay đầu giường. Tuy nhiên, cần phải lưu ý khoảng cách tiếp xúc giữa cơ thể và tỏi. Sử dụng gối dày quá hoặc để tỏi quá xa cơ thể sẽ không phát huy những công dụng mà loại củ này mang lại.
Ngoài tác dụng giúp ngủ ngon, đặt một nhánh tỏi dưới gối khi ngủ còn mang lại 3 lợi ích thần kỳ này
1. Thúc đẩy quá trình trao đổi chất
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Ai cũng biết tỏi có mùi cay nồng đặc biệt và rất dễ bay mùi. Việc đặt một nhánh tỏi cạnh gối khi ngủ có vai trò thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Sau một tuần, bạn sẽ cảm thấy trạng thái tinh thần của mình trở nên tốt hơn trước, đồng thời mùi tỏi cũng có thể thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu của chúng ta.
2. Chống ung thư
Các hợp chất chứa lưu huỳnh trong tỏi có thể thúc đẩy cơ thể sản sinh ra một loại enzyme. Enzyme này có tác dụng chống đột biến (ung thư là một dạng đột biến tế bào), tăng cường chức năng giải độc của enzyme, can thiệp vào sự hoạt hóa của các chất gây ung thư, ngăn ngừa sự hình thành ung thư, tăng cường chức năng miễn dịch, ngăn chặn sự hình thành peroxy hóa lipid và chống lại các đột biến,…
Cách làm này ngăn chặn các tế bào bình thường biến đổi thành tế bào ung thư. Nguyên tố vi lượng selen chứa trong tỏi cũng có thể tiêu diệt tế bào ung thư và giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư.
3. Làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi
Đặt một nhánh tỏi dưới gối khi ngủ, sau một thời gian, bạn sẽ hết nghẹt mũi và thở thoải mái như bình thường.
Tuy điều này nghe có vẻ hơi lạ nhưng các chất chứa lưu huỳnh (allicin,…) trong tỏi cộng với mùi cay nồng giúp mũi bạn cảm thấy thoải mái hơn. Allicin giúp thông mũi thông qua việc hòa tan vào chất nhầy, sẽ cải thiện triệu chứng nghẹt mũi của bạn một cách hiệu quả.
4 điều ‘’cấm kỵ’’ khi ăn tỏi phải đặc biệt cẩn trọng
1. Không ăn tỏi khi bị tiêu chảy
Đó là do khi người bệnh bị tiêu chảy, vi khuẩn gây bệnh sẽ xâm nhập vào đường ruột.
Tỏi có tính cay nồng, ăn vào lúc này sẽ kích thích thành ruột, gây xung huyết, tắc nghẽn mạch máu và phù nề, khiến dịch mô chảy vào ruột nhiều hơn, làm tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn.
2. Tránh tiêu thụ quá nhiều tỏi
Tỏi chỉ là một loại gia vị vì vậy nên không cần ăn quá nhiều mỗi ngày. Tiêu thụ quá nhiều sẽ gây gánh nặng cho dạ dày. Người lớn chỉ nên ăn 2-3 nhánh tỏi sống và 4-5 nhánh tỏi nấu chín mỗi ngày là vừa đủ.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
3. Không ăn tỏi khi bụng đói
Tỏi có vị rất cay, ăn khi bụng đói sẽ gây kích ứng dạ dày, khó chịu. Do đó, tốt nhất nên ăn một chút đồ ăn trước khi ăn tỏi.
4. Bệnh nhân mắc các bệnh về mắt không nên ăn tỏi
Trung y có câu: “Tỏi có trăm cái lợi, duy chỉ hại con mắt”. Do đó, nếu bạn là người đang mắc các bệnh về mắt, hãy hạn chế ăn tỏi. Đặc biệt là những người bệnh có sức khoẻ yếu, khí huyết suy nhược càng cần phải chú ý không nên ăn tỏi, nếu không sẽ xuất hiện các triệu chứng như mắt mờ, giảm thị lực, ù tai khi về già.
Nguồn: Toutiao, Health.ettoday.net, 163.com