máy biến áp 1 pha – Công nghệ – Phạm Bỉnh Tiến – Thư viện Bài giảng điện tử

Tài liệu chưa được thẩm định)
Nguồn:
Người gửi: Phạm Bỉnh Tiến
Ngày gửi: 21h:27′ 23-02-2012
Dung lượng: 2.0 MB
Số lượt tải: 1131
Số lượt thích:

1 người
(

1 người ( Nguyễn Thị Trúc

21h:27′ 23-02-20122.0 MB1131

BÀI 3 : CÁC THIẾT BỊ CẤP NHIỆT
3.2 MÁY BIẾN ÁP 1 PHA

Chức năng của máy biến áp là gì?
3.2.1 Khái niệm chung
a) Công dụng:
Máy biến áp là loại thiết bị điện từ tỉnh, dùng biến đổi dòng điện xoay chiều từ cấp điện áp này sang cấp khác và giữ nguyên tần số.
Máy biến áp (MBA) được dùng rất nhiều trong hệ thống truyền tải và phân phối điện năng. Loại MBA một pha được dùng phổ biến trong gia đình.
4
Hệ thống truyền tải và phân phối điện năng
Máy biến áp trong công nghiệp
Máy biến áp trong gia đình
Một số hình ảnh của máy biến áp
b) Phân loại:

Theo số pha: MBA một pha, MBA ba pha.
Theo cấu tạo bộ dây quấn: MBA cách ly (máy biến áp cảm ứng, MBA hai dây quấn), MBA tự ngẫu.
Theo phương pháp làm mát: MBA làm mát bằng dầu, MBA làm mát bằng không khí.
3.2.2 Cấu tạo máy biến áp môt pha : Gồm có hai phần chính
a) Mạch từ :
Lõi thép làm bằng các lá thép kĩ thuật điện(dày từ 0,35mm đến 0,5mm có lớp cách điện bên ngoài) và ghép lại thành một khối. Dùng để dẫn từ cho máy.
b) Dây quấn

– Làm bằng dây điện từ(tráng lớp cách điện) quấn trên lõi thép.
– Máy biến áp một pha thường có 2 dây quấn:
+ Dây quấn sơ cấp: nối với nguồn, kí hiệu U1, có N1 vòng dây.
+ Dây quấn thứ cấp: lấy điện ra sử dụng, kí hiệu U2, có N2 vòng dây.
Dây
quấn

cấp
Lõi thép
Dây
quấn
thứ
cấp
Lõi thép
Dây quấn
3.2.3 Nguyên lý :
Dây quấn
sơ cấp
Dây quấn
thứ cấp
Lõi thép
SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ BiẾN ÁP MỘT PHA
MBA làm việc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ, đặt một điện áp xoay chiều U1 vào cuộn dây sơ cấp (có số vòng dây quấn n1­) sẽ có dòng điện xoay chiều I1 chạy qua, tạo nên từ thông biến thiên trong lõi thép.

Do mạch từ khép kín nên từ thông này móc vòng qua hai cuộn dây tạo nên trong đó các sức điện động E1 và E2.
Nếu bỏ qua điện trở của các bộ dây quấn và tổn hao ta có:
U1 = E1 và U2 = E2
K: là tỉ số biến áp
hay là
K>1  U1 > U2: Máy biến áp giảm áp.
K<1  U1 < U2: Máy biến áp tăng áp.
K=1  U1 = U2: Làm nguồn cách ly tăng tính an toàn.
3.2.4 Các đại lượng định mức của máy biến áp:
Các đại lượng định mức của máy biến áp cho biết tính năng kỹ thuật của máy, do nhà sản xuất qui định.
a) Dung lượng định mức (Sđm): là công suất toàn phần đưa ra phía thứ cấp máy biến áp ở trạng thái định mức
Sđm = U2đm I2đm; Sđm (tính bằng VA- KVA)
b) Điện áp sơ cấp định mức (U1đm): là điện áp cho phép đặt vào cuộn sơ cấp MBA ở trạng thái làm việc bình thường. (tính bằng V- KV).
c) Điện áp thứ cấp định mức (U2đm ): là điện áp đo được ở thứ cấp khi không tải và điện áp đưa vào sơ cấp là định mức (tính bằng V- KV).
d) Dòng điện định mức sơ cấp (I1đm) và thứ cấp (I2đm):
Là dòng điện cho phép chạy qua các cuộn dây sơ cấp và thứ cấp ứng với công suất và điện áp định mức của máy.
Bài tập
Máy biến áp cảm ứng có n1= 220 vòng; n2 = 440 vòng, mắc vào U1đm= 110V.
a. Tính điện áp thứ cấp U2đm.
b. Tính dung lượng định mức của máy? Biết rằng máy có khả năng cấp cho tải thuần trở R = 44.
c. Tính dòng điện định mức phía thứ cấp.
d. ở phía thứ cấp người ta trích ra một đầu dây, đo được điện áp là 24V. Tính số vòng dây quấn của đoạn trích này.
Giải :
a) Điện áp thứ cấp :
b) Dung lượng định mức của máy
c) Dòng điện định mức phía thứ cấp
d) Số vòng dây quấn của đoạn trích
3.2.5 Các loại MBA 1 pha thường sử dụng và đặc biệt
3.2.5.1 MBA cách ly
3.2.5.2 Các loại MBA đặc biệt
a) MBA tự ngẫu : là loại máy biến áp mà cuộn dây thứ cấp là một phần của cuộn sơ cấp hoặc ngược lại. Nguyên lý của loại máy biến áp này hoàn toàn tương tự như MBA hai dây quấn.
b) Máy biến áp hàn (máy hàn điện):
Cuộn sơ cấp nối với nguồn U1, dây quấn thứ cấp nối tiếp với cuộn khấng điện (4) và nối với que hàn, cực kia nối với tấm kim loại bên trên đặt vật cần hàn.
Chấm que hàn vào vật cần hàn tạo nên dòng ngắn mạch và làm nóng chổ tiếp xúc.
Khi nhấc que hàn lên một khoảng nhỏ, không khí bị ion hoá làm phát sinh hồ quang giữa que hàn và vật cần hàn.
Lõi thép (5) dùng điều chỉnh khe hở ở cuộn kháng có tác dụng điều chỉnh dòng điện hàn.
c) Mỏ hàn súng:
Dựa trên nguyên lý dòng điện; ngắn mạch của máy biến áp. ấn công tắc K cấp nguồn cho máy biến áp,do phía thứ cấp được nối ngắn mạch nên dòng điện sinh ra rất lớn, nhiệt lượng toả ra nhiều làm nóng chảy chì hàn.
Khi sử dụng không nên bấm công tắc liên tục để tránh làm giảm tuổi thọ của thiết bị.
3.2.6 Các biến áp một pha thông dụng
+ Máy biến áp nguồn :
Máy biến áp nguồn là loại máy biến áp dùng để cung cấp nguồn cho các thiết bị điện tử như Ti vi, đầu máy…
Vì những mạch điện tử cần có những nguồn điện áp khác nhau nên phần thứ cấp của máy biến áp này có nhiều cuộn dây khác nhau, mỗi cuộn sau khi nắn thành điện một chiều sẽ cung cấp cho những mạch khác nhau.
1. Gallet G1 đặt điện áp vào.
2.Gallet G2 chỉnh điện áp vào.
3.Ngỏ đưa nguồn điện vào.

4. Ngỏ lấy điện áp ra.
5. Volt kế đo điện áp ra.
6. Ampe kế đo dòng điện tải.
7. Dèn báo nguồn
+ Survolter :
Một trong những thiết bị điện gần gũi với chúng ta là Survolteur. Đúng ra phải gọi là máy tăng, giảm áp vì điện áp thứ cấp có thể tăng hoặc giảm so với điện sap sơ cấp.
Survolteur là một máy biến áp tự ngẫu, nghĩa là phần dây quấn sơ cấp và thứ cấp được nối liền với nhau về điện.
Điện áp đầu vào sau khi qua cầu chì bảo vệ được đưa đến 2 gallet để điều chỉnh.
Gallet thứ nhất (K1) có 4 nấc để điều chỉnh điện áp ở đầu vào: 220V, 160V, 110V và 80V.
Gallet thứ hai (K2) có 9 nấc để điều chỉnh điện áp ở đầu vào: 220V, 160V, 110V và 80V.
Tùy theo nhà chế tạo mà đèn báo và đồng hồ vôn sử dụng trực tiếp điện áp 220V hay điện áp cảm ứng 6V.
Để bảo vệ quá áp có thể dùng một trong ba phương pháp sau đây:
– Dùng chuông để báo quá tải điện áp :
Chuông điện được mắc nối tiếp với một tắcte (thường được gọi là con chuột), khi điện áp vượt qua điện áp ngưỡng của stắcte thì tiếp điểm của nó đóng lại. Dòng điện đi qua mạch làm chuông rung lên báo hiệu quá điện áp.
Mạch này có ưu điểm là đơn giản nhưng nếu ta để chuông reo quá lâu mà không điều chỉnh hạ bớt điện áp xuống kịp thì chuông sẽ bị cháy và có thể hư hỏng các thiết bị đang sử dụng.
– Dùng rơle (relay) cắt sur để cắt điện khi điện áp cao:
Nếu thay chuông báo bằng rơle cắt sur thì độ an toàn sẽ cao hơn.
Cuộn dây của rơle cắt sur được mắc nối tiếp với stắcte còn tiếp điểm của nó được gắn ở mạch vào. Khi điện áp quá cao, cuộn dây rơle hút thanh gài. Dưới tác động của lò xo đẩy tiếp điểm làm cắt mạch. Sau khi giảm điện lại, ấn nút reset, tiếp điểm sẽ được gài nối mạch điện trở lại.
Phương pháp này có ưu điểm là tác động nhanh, bảo vệ an toàn cho thiết bị khi điện tăng đột ngột. Khuyết điểm của nó là phải ấn nút reset lại mới có điện và sau một thời gian sử dụng tiếp điểm bị hư phải thay cái mới.
– Dùng rơle có mạch điện tử điều khiển để cắt tải:
Phương pháp này có ưu điểm là khi điện áp giảm xuống, mạch tự động đóng lại. Khuyết điểm của nó là chỉ cắt mạch điện ra chứ không cắt mạch điện vào.
Mạch điện của nó gồm một cầu phân áp để làm mạch so sánh điện áp. một điốt zener 6V nối với cầu phân áp và cực B của hai transistor nối với một rơle. Khi điện áp cao, điện áp của cầu phân áp vượt quá ngưỡng của điốt zener, dòng điện đi qua cực B làm T1 dẫn kéo theo T2 dẫn. Rơle có điện cắt mạch tải ra. Khi điện áp xuống thấp, T1 và T2 ngắt, rơle mất điện đóng mạch tải lại.
* Cách sử dụng survolteur:
Khi điện áp nguồn giảm, tăng núm điều chỉnh 2 từng bậc lên cho đến khi điện áp ra U2 đạt định mức.
Khi điện áp nguồn mạnh, trở lại điện áp bình thường, thì lúc đó điện áp ra U2 lại tăng lên quá điện áp định mức. Dĩ nhiên điện áp ở hai đầu stắcte cũng tương ứng tăng lên gần 100V, làm stắcte hoạt động, đóng mạch hệ chuông báo, dẫn dòng điện qua chuông báo reo vang báo hiệu cho người sử dụng phải điều chỉnh lại núm 2 về cho đến bậc mà điện áp U2 đúng định mức, thì chuông báo không reo nữa.
ở khu vực có nguồn điện tăng điện áp bất thường thì dùng máy biến áp một phần cuộn dây để hiệu chỉnh điện áp ra U2 giảm xuống cho đúng định mức.
Cụ thể hơn:
Trường hợp nguồn vào 220V:
Đặt K1 ở vị trí 220V; K2 ở vị trí số 0 và cấp nguồn cho survolteur.
Bật K2 tăng dần từ số 1 lên, quan sát đồng hồ nếu thấy chỉ 220V thì dừng lại.
Nếu khi đã tăng K2 tối đa (số 9) mà điện áp ra vẫn còn thấp (< 220V) thì tắt máy. Chuyển K2 về, sau đó chuyển K1 về vị trí 160V và cũng tăng K2 lên tương tự.
Trường hợp nguồn vào 110V:
Đặt K1 ở vị trí 110V và kết hợp điều chỉnh K2 tương tự ở trên.
Nếu nguồn bị sụt áp nhiều, thì chuyển K1 sang vị trí 80V và điều chỉnh lại K2 tương tự.
Sơ đồ đổi nguồn
2) Ổn áp:
Nhìn chung các loại ổn áp trên thị trường rất đa dạng. Tuy nhiên ta có thể phân ra làm ba loại chính: ổn áp sắt từ, ổn áp sử dụng rơle, ổn áp sử dụng mạch servo để điều chỉnh điện áp. Do hai mạch sau có liên quan nhiều về những kiến thức điện tử nên sẽ được xét ở môn Điện tử ứng dụng.
Ở đây chỉ giới thiệu sơ bộ nguyên lý làm việc và sơ đồ khối của chúng.
a. Mạch ổn áp sắt từ:
Nguyên lý cơ bản của mạch này là lợi dụng đặc tính ổn định điện áp của mạch LC để tạo một điện áp ổn định ở đầu ra. Tiêu biểu cho loại này là ổn áp sắt từ 500W của Liên Xô rất thông dụng trên thị trường
Điện áp mào một đầu được nối với biến áp chính hình xuyến đồng thời nối với một cuộn kháng có lỏi sắt hình chữ U để tạo cảm ứng. Đầu giữa của cuộn kháng này được lấy làm ngỏ ra còn đầu kia được nối với một tụ điện khoảng 16mF. Đầu điện áp vào còn lại được đi qua cuộn kháng thứ hai trước khi vào biến áp chính hình xuyến. Một cuộn dây thứ ba quấn chung trên lỏi cuộn kháng thứ hai một đầu nối với đầu cuối của biến áp chính còn đầu kia nối mới đầu còn lại của tụ. (xem sơ đồ hình 3.16)
Do tính chất bảo hòa từ của lỏi sắt và mạch LC, điện áp ở hai đầu ra hầu như không đổi trong khi điện áp đầu vào thay đổi rất nhiều. Sự chênh lệch giữa hai điện áp ra và vào nằm ở hai cuộn kháng trên.
Ưu điểm của loại ổn áp sắt từ là điện áp ra không dao động khi điện áp vào thay đổi, độ ổn định điện áp cao ( 5%) trong khi điện áp vào thay đổi đến 50%. Khuyết điểm của nó là lỏi sắt nóng vì chạy ở chế độ bảo hòa. Vì vậy chỉ nên sử dụng khi công suất trên 50% công suất định mức. Điều cần nhớ thứ hai là không nên để quá gần những thiết bị điện tử dễ bị ảnh hưởng của từ trường như TV, đầu máy VHS vì từ trường của ổn áp sắt từ rất mạnh.
b. Ổn áp sử dụng rơ le
Ổn áp dùng rơ le có cấu tạo tương tự như survolteur chỉ khác ở chỗ là dùng rơle để chuyển đổi điện áp tự động ở cả hai đầu của biến áp. ở đây mạch điện tử đóng vai trò so sánh điện áp, giải mã tín hiệu và điều khiển rơle đóng mơ sao cho điện áp ra chỉ dao động trong một phạm vi nhỏ.
Trong sơ đồ, ta nhận thấy rằng tín hiệu điện áp vào được giảm áp và so sánh với các mức điện áp chuẩn. Sự sai lệch này sẽ được khuếch đại lên và đưa qua bộ giải mã để đóng các rơ le giữ cho điện áp ra ổn định.
Ưu điểm của loại ổn áp này là có cấu tại tương đối đơn giản, giá thành hạ. Khuyết điểm của nó là điện áp ra thay đổi trong một khoảng chứ không ổn định cao như trong trường hợp ổn áp dùng mạch servo, sau một thời gian sử dụng rơle thường bị hư hỏng mặt vít.
c. ổn áp dùng mạch servo:
Để khắc phục những khuyết điểm của mạch ổn áp dùng rơle, người ta chế tạo ổn áp dùng mạch servo. Cấu tạo mạch này gồm một cuộn dây có hai lớp được quấn trên một lỏi sắt hình xuyến. Lớp ngoài của cuộn dây được mài mòn lớp êmay cách điện. Một giá than có gắn động cơ DC được điều khiển bởi một mạch servo. Mạch này có nhiệm vụ lấy điện áp chuẩn ở đầu ra để đem về so sánh và điều khiển động cơ DC quét trên cuộn dây để có được một điện áp ra không đổi.
Điện áp đầu vào một đầu được nối với giá than còn đầu kia nối với đầu dây 110V hoặc 220V. Ngỏ ra được lấy trên cuộn dây sao cho ổn áp có thể làm được cả hai chức năng: tăng áp và giảm áp.
Để bảo vệ quá áp trong trường hợp mạch có sự cố, các nhà sản xuất còn thiết kế thêm bộ bảo vệ quá áp. Khi điện áp cao so với mức chỉnh định, rờ le sẽ tác động làm cắt mạch ra, bảo vệ các thiết bị không bị hư hỏng. Ngoài ra một số loại ổn áp còn có trang bị thêm mạch trể (Delay times) để sử dụng cho tủ lạnh, máy lạnh…Khi điện áp vào nhấp nháy, mạch sẽ tự động cắt. Sau 5 phút mạch mới tự động đóng điện trở lại. Thời gian trể này để cho lượng ga trong tủ lạnh, máy lạnh kịp ngưng tụ về bầu chứa, không bị quá tải trong lúc khởi động làm cháy bơm.
Ưu điểm của loại ổn áp này là điện áp ra rất ổn định, có thể chế tạo công suất từ vài trăm watt đến hàng trăm kW, điện áp vào có thể thay đổi rất rộng và điện áp ra vẫn đứng vững.
Khuyết điểm của chúng là giá thành cao, thời gian điều chỉnh chậm vì phải chờ động cơ quay chổi than. Ngoài ra những hư hỏng về phần cơ khí và điện tử cũng thường hay xảy ra.

Rate this post

Viết một bình luận