Dọa sảy thai là gì?
Dọa sảy thai (còn gọi động thai) là hiện tượng thường gặp nhất ở 3 tháng đầu thai kỳ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bị dọa sảy thai.
Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:
- Yếu tố thiếu hụt nội tiết tố trong giai đoạn đầu mang thai.
- Thai phụ vận động quá nhiều, cơ thể suy nhược, ăn uống thiếu dưỡng chất.
- Thai không đủ chất dinh dưỡng cần thiết, bị va đập mạnh.
- Do mẹ xoa bóp bụng, núm vú, co bóp tử cung dẫn đến hiện tượng tụ dịch dưới màng nuôi, bong màng nuôi thai (hay còn gọi là bong rau thai)… dẫn đến tình trạng bà bầu bị dọa sảy.
Ngoài ra còn có thể do sự bất thường về nhiễm sắc thể và mẹ mắc một số bệnh như: sốt cao, suy tim, bệnh thận mạn tính, mất cân bằng nội tiết.
Yếu tố thai nhi lạ thường có thể do tinh khí của người chồng không đủ, thai nguyên không ổn định dẫn đến động thai.
Dấu hiệu dọa sảy thai cần lưu ý
Dấu hiệu của dọa sảy thai đầu tiên là bà bầu bị đau bụng râm râm, hoặc cơn đau dữ dỗi tùy theo từng trường hợp khác nhau. Sau khi sẽ xuất hiện hiện tượng ra máu ở tử cung có thể là huyết màu nâu hoặc màu đỏ tươi.
Khi thai phụ thấy cơ thể có các biểu hiện khác thường, đặc biệt là hay bị đau bụng thì cần chú ý. Một số trường hợp là điều bình thường.
Tuy nhiên, nếu thấy những dấu hiệu như: cảm giác hơi đau tức ở bụng dưới và mỏi ở vùng thắt lưng, có thể có ít dịch màu hồng nhạt hoặc vài giọt máu chảy ra ở âm đạo…bạn nên nghĩ đến hiện tượng động thai để phát hiện sớm và có biện pháp an thai kịp thời.
>>> Bạn có thể tham khảo: Tư thế nằm khi bị dọa sảy thai bầu nào cũng cần biết
Cách xử trí dọa sảy thai 3 tháng đầu
Dọa sảy thai xảy ra phần lớn là do mẹ bầu bị kiệt sức, suy nhược cơ thể. Do vậy khi bị dọa sảy thai, mẹ bầu nên chú ý nghỉ ngơi nhiều, thư giãn, tránh căng thẳng, vận động nhiều. Ngoài ra, mẹ bầu có thể thực hiện một số lưu ý sau để bảo vệ thai nhi ở 3 tháng đầu thai kỳ:
- Tập luyện nhẹ nhàng: Mẹ bầu có thể dành 30 phút mỗi ngày đi bộ, tập yoga để khỏe mạnh hơn, giữ được tâm trạng tốt và sinh nở dễ dàng hơn vào cuối thai kỳ;
- Tránh xoa bụng hoặc tự ý thăm khám âm đạo, điều này có thể kích thích cổ tử cung và gây ra sảy thai;
- Tránh quan hệ trong thời điểm này;
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ như ăn nhiều rau xanh và trái cây, ít dầu mỡ, không ăn các loại thức ăn tái, sống. Mẹ bầu có thể ăn các món ăn dưỡng thai như cháo cá chép, chè hạt sen;
- Không được uống rượu, bia hoặc hút thuốc trong bất cứ tình huống nào;
- Khám thai;
- Sử dụng thuốc hợp lý do bác sĩ chỉ định để giữ được bào thai.
>>> Bạn có thể tham khảo: Các loại rau thơm bà bầu không nên ăn vì dễ gây sảy thai, sinh non