Mề đay phong hàn hay ma tịt đốt là bệnh da liễu nghiêm trọng và thường bắt gặp ở mọi lứa tuổi. Triệu chứng đi kèm: cảm giác khó chịu, ngứa ngáy,.. ảnh hưởng xấu đến tâm sinh lý của người mắc phải. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về loại bệnh mề đay khi trời lạnh kèm các phương pháp điều trị hiệu quả.
Mề đay phong hàn là gì?
Mề đay thể phong hàn là tên gọi đầy đủ của bệnh nổi mề đay do nhiễm lạnh, tình trạng bệnh khá phổ biến và gặp phải ở nhiều người. Mề đay phong hàn là bệnh lý ngoài da, xuất hiện ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em sơ sinh. Chúng có đặc trưng rõ rệt như xuất hiện các vết đỏ chi chít ở toàn thân và dần loang lỗ thành những vết nổi sần sùi to thành từng mảng. Chứng mề đay thể phong hàn xảy ra do 2 nguyên nhân phổ biến sau:
Thứ nhất, việc hình thành các hạt mề đay nhỏ là do cơ thể bị kích thích bởi các tác nhân bên trong và bên ngoài như:
- Dị ứng thức ăn: Đây là nguyên nhân phổ biến mà nhiều người mắc phải. Tuỳ vào cơ địa của mỗi người, cơ thể kháng lại các chất dinh dưỡng của thức ăn và gây phản tác dụng do: Ăn tôm chết, các hải sản, thịt đỏ hoặc các thực phẩm đóng hộp như cá hộp, bơ thực vật,… Thậm chí là do ăn các loại hoa quả như nha đam, các loại quả có lông,…
- Dị ứng thuốc Tây: Đây là một trong những nguyên nhân không thực sự phổ biến nhưng gây nổi mề đay. Hầu hết các loại thuốc khi được đưa vào cơ thể đều có khả năng gây tác dụng phụ (được các nhà nghiên cứu khuyến cáo phải đến bệnh viện, các phòng khám gần nhất để được điều trị). Trong đó, các nhóm thuốc beta-lactam, phenicol, vacxin,… có khả năng gây nổi mề đay thể phong hàn nhiều nhất.
- Dị ứng do gió, phấn hoa, bụi, côn trùng cắn: Các tác nhân dễ bị nhất có thể là dị nguyên trong không khí (tác nhân bên ngoài) gây kích ứng ở da và khiến cơ thể bị ngứa ngáy ngay lập tức. Thông thường, những người nổi mề đay do nguyên nhân này sẽ bị lâu dài, khó chữa khỏi và thuộc dạng mề đay mãn tính.
- Do di truyền: Theo số liệu thống kê, nếu những người ở trong trường hợp mắc mề đay mãn tính, thì chắc chắn con sinh ra sẽ di truyền từ bố hoặc mẹ. Mề đay thể phong hàn tuy là bênh ngoài da nhưng cũng có khả năng di truyền, vì vậy, bạn sẽ thấy đối tượng mắc phải có thể từ trẻ em đến người lớn. Các mạch máu và mạch bạch huyết dưới lớp da (gọi chung là mao mạch) sẽ bị phù nề, từ đó hình thành nên những vùng mẩn đỏ chi chít và khiến bệnh nhân ngứa ngáy khó chịu.
Thứ hai, do tay, móng tay của bạn tiếp xúc với bền mặt vết đỏ, khiến các hạt mề đay từ nhỏ dần lang ra theo phương diện rộng, càng gãi bởi vết ngứa khó chịu, thì những hạt mề đay li ti dần phát triển lớn thành từng mảng và xuất hiện khắp cơ thể như: Tay, chân, bụng, cổ và lưng.
Theo phân tích của các bác sĩ nghiên cứu chuyên sâu về bệnh da liễu, thì khi cơ thể cảm giác phát nổi mề đay hoặc tiếp xúc với các dị nguyên (là tác nhân gây dị ứng như gió độc, thức ăn, thuốc,…) sẽ sản sinh ra các Histamin. Đây là một chất có sẵn trong cơ thể và trung gian chịu trách nhiệm trong việc sản sinh phản ứng của cơ thể là dị ứng. Khi được giải phóng, các chất Histamin sẽ kết hợp với một số chất nằm dưới niêm mạc, khiến các liên kết mạch máu bị phá vỡ và gây rò rỉ chất lỏng trong da. Kết quả làm cho da bị sưng, phù viêm và nổi mẩn. Cùng với đó, các chất Histamin sẽ kích thích dây thần kinh trung ương song song với việc các mạch máu bị rò rỉ đó, gây cảm giác muốn gãi vì khó chịu và ngứa ngáy.
Mề đay phong hàn không phải bệnh truyền nhiễm, nhưng nó thường xuyên tái diễn với mật độ liên tục, khiến người bệnh cảm giác ngứa khủng khiếp và gãi nhiều hơn, gây tổn thương và trầy xước ở bề mặt da.
Mề đay phong hàn bao gồm 2 mức độ:
- Mề đay ở dạng cấp tính (xuất hiện trong thời gian ngắn)
- Mề đay ở dạng mãn tính (xuất hiện lâu dài).
Nếu người bệnh nằm trong dạng nổi mề đay ở dạng cấp tính trên da sẽ bị trầy xước, chảy máu khá nhiều và thậm chí nhiễm trùng nếu thường xuyên gãi. Bệnh nhân bị nổi mề đay ở dạng mãn tính sẽ làm sưng mạch, gây khó thở và nguy hiểm đến tính mạng.
Các triệu chứng của mề đay thể phong hàn
Các chuyên gia về da liễu đã đúc kết một số dấu hiệu, các triệu chứng của mề đay thể phong hàn như sau:
- Nổi các hạt li ti kèm theo những cảm giác ngứa ngáy là triệu chứng đầu tiên của bệnh lý này, các nốt mẩn đỏ mọc thành từng mảng, sau đó sưng phù và lan rộng khắp cơ thể. Cảm giác ngứa ngáy sẽ tăng mạnh nếu những hạt li ti đó biến thể to thành các mảng lớn.
- Cảm giác nóng và khó chịu: Đây là cảm giác chung nếu bạn đang ở giai đoạn đỉnh điểm của ngứa. Cơ thể bạn sẽ nóng rang trên các mảng da sưng, gây rối loạn nhịp tim và tụt huyết áp,…
- Trường hợp nổi mề đay ở bên trong như: Đường ruột, thì xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy và buồn nôn. Ở não, thì xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, sốc, phù nề ở não và tử vong.
Chính vì vậy, bạn đang bị nổi mề đay và không biết làm như thế nào giảm tình trạng bệnh hiện tại, hãy tham khảo các cách phòng ngừa và phương pháp điều trị nổi mề đay dưới đây.
Phương pháp điều trị mề đay thể phong hàn hiệu quả
Tuỳ thuộc vào từng cơ địa của mỗi người, một vài phương pháp đơn giản sau đây không giúp bạn chữa khỏi bệnh triệt để nhưng cũng ngăn chặn được các cơn ngứa và sưng tấy da.
- Điều trị mề đay khi trời lạnh bằng phương pháp dân gian: Theo quan niệm của người xưa, khi mắc bệnh mề đay thể phong hàn thường sử dụng các dược liệu có sẵn trong tự nhiên như nghệ, lá khế, lá tía tô hoặc muối i-ốt, muối hột để làm xoa dịu cơn ngứa. Cách phổ biến nhiều người sử dụng, đó là pha loãng nước muối vào để tắm. Bởi trong muối có chất làm sạch giúp diệt khuẩn và giảm thiểu được phần nào cơn ngứa trên cơ thể.
- Chữa mề đay bằng lá tía tô: Lá cây tía tô thường sử dụng để giải độc, tán hàn, giảm ngứa và giảm đau bụng kinh,…Trong dân gian, trị mề đay bằng cách lấy lá tía tô xay nhuyễn và bôi trực tiếp vào da bị ngứa, hoặc nấu nước lá tía tô vào nước để tắm,… Tuy nhiên, bạn cần phải rửa sạch lá bằng nước muối để loại bỏ bụi bẩn.
- Trị mề đay bằng gừng: Đây là một nguyên liệu lành tính, có khả năng làm ấm và có tác dụng giải độc tốt. Chỉ cần chưng cất nước gừng và pha với nước ấm tắm thường xuyên và duy trì 2 tháng, bạn sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt.
- Chữa mề đay theo phương pháp cổ truyền: Trong bài thuốc Đông y thường tìm những dược liệu có trong thiên nhiên như các loài hoa, vỏ cây, rễ,… để lọc, ngâm, phơi, sấy,… và tạo ra những bài thuốc chữa trị dứt điểm bệnh mề đay thể phong hàn. Phương pháp cổ truyền này có thể dưới dạng: Sắc thuốc từng đơn – uống theo từng đợt, ngâm rượu bôi lên,…
- Phương pháp sử dụng thuốc Tây: Đối với những bệnh ngoài da như mề đay, có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh là cách duy nhất điều trị. Đó là thuốc kháng sinh Histamin H1 giúp ức chế loại này sản sinh các phản ứng trong cơ thể. Liều cao hơn có thể là corticoid đối với trường hợp mề đay nặng, hoặc adrenalin kết hợp với kháng sinh Histamin H1 trong trường hợp có xuất hiện phù mạch cấp tính. Tuỳ thuộc vào tình trạng cơ thể, bác sĩ của bạn sẽ hướng dẫn chi tiết liều lượng của thuốc sao cho phù hợp.
Để giảm thiếu tình trạng bệnh mề đay tái phát liên tục, bạn nên chủ động áp dụng các phương pháp phòng ngừa dưới đây.
Cách phòng ngừa bệnh mề đay thể phong hàn
Để giảm thiểu được mức độ nổi mề đay ở cơ thể, bạn cần phải thay đổi một số thói quen hằng ngày như sinh hoạt, ăn uống như:
- Đối với trường hợp bị ứng thức ăn: Tránh những thực phẩm không hợp với cơ địa. Có khả năng bạn sẽ bị thiếu chất sắt có trong hải sản (nếu bạn bị dị ứng với hải sải). Đừng lo, bổ sung các viên vitamin như Omega 3,.. giúp bạn cân bằng lại được các chất trong cơ thể.
- Thuốc Tây: Tránh những loại thuốc mà bác sĩ cho rằng bạn đã bị dị ứng và không phù hợp với loại thuốc đó. Nếu có mua phải loại thuốc bạn bị dị ứng, hãy đến quầy thuốc để trao đổi những loại thuốc khác.
- Dị ứng do gió, phấn hoa, bụi, côn trùng cắn,..: Loại tác nhân này khó có khả năng phòng ngừa được, cách tốt nhất bạn tự mình bảo vệ cơ thể. Luôn giữ ấm cơ thể và tránh ngồi ngoài trời nhiều. Ngoài ra thường xuyên sử dụng các mỹ phẩm cho body, bôi khắp người để làm một lớp bọc nếu như phấn hoa hay khí độc vào người. Điều đặc biệt phải đeo khẩu trang nếu như bạn là người dị ứng với gió.
- Do di truyền: Đây là trường hợp mề đay tự phát bất cứ lúc nào, không kể do tác nhân phụ gây ra, chỉ cần bạn cảm thấy khó chịu bệnh sẽ tự động tái phát. Trong trường hợp này, bạn nên nghỉ ngơi và giữ bình tĩnh, hạn chế gãi nhiều, tắm bằng nước lạnh với muối để xoa dịu cơn ngứa.
- Ngoài ra, bạn nên vệ sinh sạch sẽ chỗ ngủ, nơi thường xuyên ở như phòng học, phòng ăn. Tránh tiếp xúc với động vật có lông, hạn chế để cây cảnh trong phòng nếu bạn thuộc diện bị dị ứng phấn hoa và côn trùng. Nên mặc những loại quần áo thấm hút mồ hôi, không nên mặc áo có lông, len, bởi những loại này có khả năng cọ xát cơ thể gây tình trạng mề đay lan rộng nhanh hơn. Luyện tập thể dục mỗi ngày và uống nhiều nước sẽ giúp bạn phần nào đó tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Các phương pháp điều trị mề đay phong hàn nêu trên chỉ mang tính chất tạm thời, không trị dứt điểm được tình trạng bênh, chúng tôi khuyên bạn nên đến các cơ sở Y tế để được khám chữa kịp thời nếu các dấu hiệu mề đay trở nặng. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe.