Mệt mỏi khi mang thai: nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả – Ferrovit

Mệt mỏi khi mang thai là hiện tượng phổ biến nhất trong suốt thai kỳ. Một số mẹ bầu sẽ cảm thấy kiệt sức mặc dù không làm gì, sức lực bị hao mòn, thậm chí tim còn đập nhanh đến khó chịu. Đối với nhiều phụ nữ mang thai, mệt mỏi khó chịu là một trong những dấu hiệu đầu tiên của 3 tháng đầu thai kỳ, thậm chí hiện tượng này còn kéo dài đến khi cơ thể họ trở nên nặng nề hơn ở 3 tháng cuối. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra và cách khắc phục như thế nào, cùng Iron Woman tìm hiểu thêm nhé.

Vì sao mẹ bầu dễ mệt mỏi khi mang thai?

nguyên nhân bà bầu mệt mỏi khi mang thai

Trong 3 tháng đầu tiên khi mới có em bé, 90% phụ nữ đều gặp phải hiện tượng mệt mỏi khi mang thai. Đây là hiện tượng phổ biến đối với các mẹ bầu. Do cơ thể thay đổi sản sinh ra một lượng hormone progesterone lớn và còn có sự ảnh hưởng của các triệu chứng mang thai thông thường. Dẫn đến việc mẹ bầu dễ mệt và buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu. Tất cả những yếu tố trên đều góp phần khiến mẹ kiệt sức mỗi ngày. Ngoài ra, tình trạng mệt mỏi của cơ thể mẹ bầu còn do 6 nguyên nhân chủ yếu dưới đây. 

Cơ thể mẹ bầu bị thiếu sắt

Mệt mỏi và kiệt sức khi mang thai có thể xuất phát từ triệu chứng của bệnh thiếu máu do thiếu sắt thường gặp ở thai kỳ. Với các mẹ bầu bị thiếu sắt nghiêm trọng thường dẫn đến thiếu máu, đặc biệt là số lượng tế bào hồng cầu. Điều này khiến cho cơ thể không nhận đủ lượng oxy cần thiết. Vì thế mà mẹ bầu dễ mệt, tim đập nhanh, chân tay run lẩy bẩy và sắc mặt thường tái nhợt, không hồng hào, tỉnh táo. 

Mẹ nên đi khám thai định kỳ để đảm bảo tình trạng sức khỏe của mình. Các bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu kiểm tra ngay tại lần khám thai đầu tiên và tiến hành lại một lần nữa cuối ba tháng thai kỳ thứ hai hoặc thứ ba.

Nếu bị thiếu sắt khi mang thai, bạn ngay tham khảo ngay bài viết: “10 loại thực phẩm bổ sung sắt tốt nhất cho bà bầu bị thiếu máu“.

Mất ngủ khi mang thai

Khi mới mang thai, do tác động của các hormone làm hơi thở chậm và sâu, sản phụ thường cảm thấy hít thở khó hơn bình thường. Khi thai nhi ngày càng lớn, dạ con ép lên cơ hoành, khiến cơ hoành giảm bớt cử động, gây khó khăn trong việc hít thở. 

Ngoài ra, việc nghỉ ngơi không đủ hoặc chất lượng giấc ngủ có vấn đề đều khiến mẹ bầu dễ bị mệt. Hiện tượng này còn có thể khiến mẹ dễ bị mắc các bệnh khác như mất cân bằng về hormone, căng thẳng và tiểu đường thai kỳ. 

Trầm cảm cũng có thể gây mệt mỏi hoặc mất ngủ, vì vậy nếu cảm thấy buồn, thất vọng hoặc không thể kiểm soát sinh hoạt hàng ngày, thậm chí có ý nghĩ làm hại bản thân, hãy gọi ngay cho bác sĩ tư vấn.

Tiểu đường thai kỳ

Trong thời kỳ mang bầu, nhau thai tạo ra các loại nội tiết tố giúp thai nhi phát triển. Những nội tiết tố này lại vô tình gây ra một số tác động xấu đến insulin, dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố và hậu quả là gây ra đái tháo đường thai kỳ. 

Nếu mẹ bầu bị bệnh tiểu đường thì khi mang thai sẽ càng dễ mệt mỏi, sụt cân, thiếu sức sống, khó chịu và xây xẩm mặt mày. Mẹ còn có cảm giác khát nước thường xuyên, đi tiểu nhiều và cân nặng bị giảm. Do đó, nếu mẹ bầu bị tiểu đường thì cần được theo dõi kỹ càng trong suốt thai kỳ nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Sử dụng các loại thuốc trong thai kỳ

Với những mẹ bầu sử dụng thuốc khi mang thai như thuốc chống dị ứng, thuốc trị nghén hay thuốc giảm đau thường sẽ gặp phải một số tác dụng phụ, trong đó có hiện tượng mệt mỏi.

Quá trình trao đổi chất không hiệu quả

Trường hợp mẹ bầu không nạp đủ số calo cần thiết, ít vận động, bị căng thẳng, thiếu ngủ hay không uống đủ nước… sẽ khiến quá trình trao đổi chất của cơ thể không hiệu quả. Khi sự trao đổi chất bị chậm lại sẽ khiến cho mẹ bầu dễ mệt mỏi hơn so với bình thường. 

Hiện tượng hạ đường huyết

Khi mẹ bầu thấy mình có các biểu hiện như run rẩy, tim đập nhanh, đói cồn cào, ra nhiều mồ hôi, chóng mặt, choáng váng thì có nghĩa là mẹ bầu đang gặp phải hiện tượng hạ đường huyết. Điều này sẽ khiến cho mẹ cảm thấy rất mệt mỏi và da mặt tái nhợt. Vậy “mẹ bầu mệt mỏi phải làm sao?”

Phương pháp điều trị và cải thiện cảm giác mệt mỏi

cách điều trị mệt mỏi khi mang thai

  1. Giảm bớt hoạt động và nghỉ ngơi đầy đủ:

    Hãy lắng nghe cơ thể mình và nghỉ ngơi nếu thấy cần thiết. Đi ngủ sớm hơn và ngủ trưa ngay khi có thể. Việc chợp mắt từ 15 – 20 phút cũng có thể tạo nên sự khác biệt. 

  2. Giảm bớt các mối quan tâm:

    Nếu cảm thấy không khỏe, mẹ hãy cân nhắc giảm giờ làm hoặc thỉnh thoảng xin làm việc tại nhà. Giảm bớt các mối quan hệ xã hội không cần thiết và cắt giảm công việc nhà. 

  3. Chế độ ăn uống lành mạnh:

    Một chế độ ăn uống lành mạnh gồm các loại rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, sữa không béo và thịt nạc có thể giúp mẹ khỏe mạnh hơn. Ngược lại các loại thực phẩm làm sẵn, như đồ ăn nhanh sẽ ảnh hưởng xấu đến cơ thể mẹ. Nếu mẹ bị thiếu cân hay thừa cân khi mang thai, hãy hỏi bác sĩ ngay để được tư vấn về lượng calo phù hợp với mình nhé! 

  4. Tập thể dục đều đặn:

    Dành ít nhất 20-30 phút luyện tập ở cường độ vừa phải, chẳng hạn như đi bộ, kéo dãn cơ thể và hít thở sâu sẽ làm mẹ cảm thấy tốt hơn và quá trình trao đổi chất cũng hiệu quả hơn. Tập thể dục thường xuyên sẽ làm mẹ khỏe mạnh hơn, bớt mệt mỏi và đặc biệt có thể giúp tăng cường trí thông minh của thai nhi. 

  5. Uống nước đầy đủ:

    Trong thời gian mang thai, cơ thể bạn cần nhiều chất lỏng để giữ nước. Nếu việc đi tiểu thường xuyên vào ban đêm khiến mẹ mất ngủ, hãy uống ít nước hơn trước giờ đi ngủ khoảng vài tiếng và nhớ bù lại vào ban ngày.

Cách chăm sóc mẹ bầu trong suốt giai đoạn thai kỳ

cách chăm sóc phụ nữ mang thai

3 tháng đầu

Mang thai 3 tháng đầu được xem là giai đoạn “kinh khủng” đối với nhiều chị em, nhất là những người lần đầu làm mẹ. Vừa phải tìm cách vượt qua những triệu chứng khó chịu trong thai kỳ vừa phải học cách chăm sóc cho bản thân và cục cưng trong bụng. 

Vào giai đoạn này, mệt mỏi do ốm nghén và sự gia tăng của hormone sẽ dễ khiến mẹ bị mệt nhất. Do đó, để giảm thiểu những cơn ốm nghén dễ gây ra mệt mỏi, mẹ cần lưu ý: 

  • Không bao giờ được để bụng rỗng không. Hãy ăn một lát bánh mì hoặc một ít bánh quy ngay khi thức dậy hoặc khi đói. 

  • Cần chia bữa ăn chính thành các bữa nhỏ. Có thể từ 6-7 bữa một ngày với một lượng ít. 

  • Không nên ăn các món quá cay và các món muối chua, lên men. 

  • Không uống nước ngay sau ăn mà nên đợi từ 20-30 phút hãy uống. 

  • Nếu quá mệt mẹ bầu nên uống nước điện giải. 

  • Nếu uống nước lọc mà thấy buồn nôn, mẹ bầu có thể đổi sang các loại nước hoa quả và thảo dược như nước gừng, chanh, cam…

3 tháng giữa

Vào 3 tháng giữa thai kỳ, bà bầu thường bị mất ngủ, đau đầu, do trọng lượng của thai nhi lớn dần. Thời điểm này, mẹ cần chú ý đến các vấn đề chăm sóc mình và em bé để giúp giảm thiểu mệt mỏi như: 

  • Lựa chọn tư thế nằm phù hợp. Tốt nhất là nên nằm nghiêng bên trái và thay đổi tư thế thường xuyên. Nằm ngửa có thể khiến mẹ bị chóng mặt, buồn nôn, thậm chí có thể bị ngất. 

  • Cần hạn chế các loại thực phẩm, nước uống có chứa caffein vì chúng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau đầu, tim đập nhanh, buồn nôn cho mẹ bầu. Hơn nữa việc lạm dụng các thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, hết sức nguy hiểm. 

  • Tăng cường sắt trong chế độ ăn hàng ngày để phòng tránh thiếu máu và mệt mỏi. Thêm vào bữa ăn các loại thực phẩm giàu sắt như trứng gà, sữa, các loại đậu, gan, thận, tim lợn, rau xanh để mẹ bầu luôn được đảm bảo đủ sắt.

3 tháng cuối

Do sự tăng trưởng một cách mạnh mẽ của bé cưng trong bụng, 3 tháng cuối thai kỳ được xem là giai đoạn gây nhiều phiền toái nhất, sẽ khiến nhiều mẹ mệt mỏi khi mang bầu hơn. Những cách dưới đây có thể giúp mẹ cảm thấy dễ chịu và khỏe khoắn hơn vào giai đoạn này: 

  • Cải thiện tình trạng

    mất ngủ khi mang thai

    . Mẹ hãy chuẩn bị nơi ngủ sạch sẽ, thoáng mát khi trời nóng và ấm áp khi trời lạnh, giảm bớt giờ ngủ trưa, sẽ giúp giấc ngủ đi vào dễ dàng hơn. Nên tập thói quen ngủ nằm nghiêng bên trái, uốn cong đầu gối hoặc gác chân lên cao, sẽ giúp mẹ ngủ thoải mái hơn.

  • Ngâm chân bằng nước ấm với thảo dược hoặc sả, gừng vào mỗi tối. Một cách hiệu quả để giúp máu lưu thông, kích thích hệ tuần hoàn và giúp mẹ bầu có được giấc ngủ ngon, giảm bớt hiện tượng mệt mỏi khi mang thai 3 tháng cuối. 

  • Chú ý đến tư thế ngồi, nằm, không đứng lưng để giảm hiện tượng đau lưng. 

  • Tăng cường nhóm thực phẩm giàu đạm, sắt, canxi, chất béo và bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu, giúp phòng tránh mệt mỏi hiệu quả.

Nguồn tham khảo:

Welcome to Pregnancy Fatigue: The Most Tired You Have Ever Felt – https://www.healthline.com/health/pregnancy/pregnancy-fatigue#final-thoughts

Fatigue During Pregnancy – https://www.whattoexpect.com/pregnancy/symptoms-and-solutions/pregnancy-fatigue.aspx

Fatigue During Pregnancy: Is It Normal To Always Be Tired When Pregnant? – https://momlovesbest.com/fatigue-during-pregnancy

Daily Sleep and Fatigue Characteristics in Nulliparous Women during the Third Trimester of Pregnancy – https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3250365/

Rate this post

Viết một bình luận