Giới Thiệu Minecraft
Minecraft là một trò chơi điện tử độc lập trong một thế giới mở. Ban đầu nó được tạo ra bởi lập trình viên người Thụy Điển Markus “Notch” Persson và sau đó được phát triển và phát hành bởi Mojang. Khả năng sáng tạo và xây dựng Minecraft cho phép người chơi xây dựng các công trình bằng cách xây các khối kết cấu trong một thế giới 3D. Các hoạt động khác trong game bao gồm tìm kiếm, thu thập tài nguyên, chế tạo và chiến đấu. Có nhiều chế độ chơi có sẵn, gồm chế độ sinh tồn, khi mà người chơi phải tìm tài nguyên để xây dựng thế giới và duy trì sức khỏe, chế độ sáng tạo, nơi người chơi có tài nguyên không giới hạn để xây dựng và có khả năng bay, chế độ phiêu lưu, nơi người chơi chơi các bản đồ được người khác tạo ra và chế độ khán giả, nơi người chơi có thể bay qua khối, nhưng không thể tương tác với các khối. Phiên bản PC của trò chơi còn nổi tiếng với các mod của bên thứ ba, cho phép có thêm nhiều công cụ mới, nhân vật và nhiệm vụ cho trò chơi.Phiên bản PE cũng nổi không kém với tính di động cao cùng hàng loạt các Addon có thể đổi hình ảnh và chức năng của các con vật và dụng cụ.
Ngày 15 Tháng 9 năm 2014, Microsoft đã công bố một thỏa thuận mua Mojang và quyền sở hữu của Minecraft, quyền sở hữu trí tuệ với giá 2,5 tỷ đô la Mỹ; việc mua lại đã được hoàn tất vào ngày 06 tháng 11 năm 2014.
Những phút đầu của Minecraft
Trước khi có được thành công, Minecraft đã trải qua nhiều thử thách. Phiên bản chơi được đầu tiên của nó được Markus tải lên TIGSource vào ngày 17/5/2009, đi kèm lời cảnh báo “đây là bản alpha, nên có thể sẽ crash.” Trò chơi có một khởi đầu rất khiêm tốn khi chỉ 40 người chịu bỏ ra khoản tiền 10 Euro trong ngày hôm đó, nhưng những game thủ đầu tiên đó vẫn cảm nhận được sức hấp dẫn kỳ lạ của Minecraft. Chỉ sau 12 phút, những lời khen ngợi đầu tiên bắt đầu xuất hiện.
Chế độ chơi
Minecraft là một trò chơi thế giới mở mà không có mục tiêu cụ thể cho người chơi để thực hiện, cho phép người chơi có thể tự do lựa chọn chơi như thế nào.[14] Tuy nhiên, có một hệ thống thành tích trong Minecraft.[15] Chế độ chơi mặc định ở góc nhìn thứ nhất, nhưng người chơi có thể lựa chọn để chơi ở góc nhìn thứ ba.[16] Chế độ chơi chính xoay quanh phá và đặt các khối. Thế giới trong trò chơi được tạo ra cho người chơi chủ yếu là các khối thô 3D nằm trong lưới và tượng trưng cho các vật liệu khác nhau, chẳng hạn như đất, đá, quặng khác nhau, nước, và gỗ. Trong khi người chơi có thể di chuyển tự do trên toàn thế giới, các khối chỉ có thể được đặt ở một vị trí cố định nào đó. Người chơi có thể thu thập các khối vật chất và đặt chúng ở những nơi khác để xây dựng công trình khác nhau.[17]
Vào lúc bắt đầu trò chơi, người chơi được tạo trên bề mặt của một thế giới hoang sơ và hầu như vô hạn.[18] Thế giới được chia thành nhiều quần xã sinh vật khác nhau, từ sa mạc đến rừng cho đến vùng đất tuyết.[19][20] Người chơi có thể đi trên các địa hình đồng bằng, núi, rừng, hang động, khe vực, đầm lầy và các vùng nước khác nhau.[18] Thời gian trong trò chơi được hệ thống theo một chu kỳ ngày đêm, với một chu kỳ đầy đủ kéo dài 20 phút thời gian thực. Trong suốt quá trình chơi game, người chơi sẽ được gặp nhiều sinh vật được gọi là “mobs”, bao gồm động vật, dân làng và các quái vật. Những động vật như bò, lợn, gà, cừu có thể được săn bắt để ăn và chế tạo vật liệu, được sinh ra vào ban ngày. Ngược lại, những quái vật như nhện, bộ xương, và thây ma được sinh ra vào ban đêm hoặc trong những nơi tối tăm, như hang động.[18] Một số sinh vật trong Minecraft đặc biệt và nguy hiểm chỉ có ở đây như, Creeper, một sinh vật nổ lén đằng sau người chơi, Creeper có thể xuất hiện vào ban ngày và ban đêm; slime, sinh vật chỉ xuất hiện ở đầm lầy, có khả năng tấn công nhanh và Enderman, một sinh vật có khả năng dịch chuyển và nhặt khối tự do.[22]
Một số mobs thù địch và trung lập hiển trong Minecraft từ trái sang phải: Thây ma, Nhện, Người Ender, Creeper, Bộ xương.
Thế giới trong trò chơi được tạo ra một cách ngẫu nhiên trong lúc người chơi khám phá nó, bằng cách sử dụng một tọa độ(gọi là seed, cùng nghĩa với từ hạt giống, chính điều này khiến nhiều người lầm tưởng chúng là hạt giống) tạo ra từ hệ thống, trừ khi người chơi muốn tạo tọa độ theo ý mình.[23][24] Mặc dù có những hạn chế về di chuyển lên và xuống, Minecraft cho phép tạo ra một thế giới vô cùng lớn hoàn toàn phẳng nằm ngang. Trò chơi đạt được điều này bằng cách chỉnh sửa dữ liệu trong thế giới đang chơi thành các phần nhỏ hơn gọi là “khối”, mà chỉ được tạo ra hoặc được nạp vào bộ nhớ khi người chơi đang chơi.[23]
Hệ thống vật lý của trò chơi thường được mô tả bởi các nhà bình luận là không thực tế.[25] Hầu hết các khối rắn không bị ảnh hưởng bởi lực hấp dẫn. Chất lỏng chảy ra từ một nguồn nằm trong một khối, trong đó có thể được dừng dòng chảy bằng cách đặt một khối vững chắc ở nguồn của nó, hoặc bằng cách múc nó bằng một cái xô. Các hệ thống phức tạp có thể được xây dựng bằng cách sử dụng các thiết bị cơ khí thô sơ, mạch điện bằng, và các cánh cổng tự động được xây dựng bởi một vật liệu trong trò chơi được gọi là Đá đỏ (redstone).[26]
Minecraft có hai thế giới khác ngoài thế giới chính được là Nether (Địa Ngục) và The End (Kết thúc).[22] Nether là một thế giới mới được đi tới bằng một cánh cổng được người chơi xây bằng hắc diện thạch và khởi động bằng dụng cụ đánh lửa, nơi này chứa nhiều tài nguyên độc đáo, quái vật lạ,lâu đài và dung nham. Nether cũng rộng lớn như thế giới thực.[27] The End là một vùng đất cằn cỗi, trong đó có một con boss là con rồng được gọi là Rồng Ender trú ngự.[28] Sau khi giết chết con rồng văn bản kết thúc các điều khoản của trò chơi được viết bởi Irish Julian Gough được hiện ra.[29] Người chơi sau đó được cho phép dịch chuyển trở lại điểm ban đầu của họ trong thế giới bình thường, và sẽ nhận được thành tích “The End”. Ngoài ra còn có một boss thứ hai được gọi là “The Wither” (khô héo), mà khi đánh bại nó, rơi ra một vật phẩm là sao địa ngục mà khi dùng nó có thể chế tạo ra đèn hiệu.
Trò chơi chủ yếu bao gồm bốn chế độ chơi: chế độ sinh tồn, sáng tạo, phiêu lưu, và khán giả. Nó cũng có một hệ thống độ khó có thể thay đổi gồm bốn cấp độ, từ khó đến dễ và dễ nhất là bình yên, loại bỏ bất kỳ sinh vật thù địch nào được tạo ra và sinh lực tự tăng.[30]
Chế độ chơi sinh tồn (Survival)
(Lệnh chuyển sang chế độ sinh tồn: /gamemode survival). Người chơi phải tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên như gỗ, và đá để tạo các khối và vật phẩm khác. Tùy thuộc vào độ khó, quái vật sẽ được sinh ra vào nơi tối và người chơi phải tìm một nơi trú ẩn. Chế độ này cũng có thanh sức khỏe, có thể bị đói (trong độ khó dễ, trung bình, khó) và mất máu nếu bị quái vật tấn công, bị ngã vào dung nham, ngạt thở, chết đói hoặc bị rơi,…
Có rất nhiều mặt hàng mà người chơi Minecraft có thể tạo ra một cách thủ công như vũ khí, đồ mặc và các vật dụng. Các vũ khí như kiếm giúp họ đánh các quái vật, động vật dễ dàng. Một số công cụ như rìu, cuốc, cúp, xẻng làm cho việc đốn cây, tìm quặng, đào đất nhanh hơn. Người chơi tìm gặp các dân làng để trao đổi hàng hóa như lúa mì,cà rốt(nông dân); than, sắt(người làm giáp);thịt thối, vàng(linh mục); da(người làm đồ da)thông qua ngọc lục bảo(emerald).
Trong Minecraft, người chơi chỉ được mang đồ với số lượng hạn chế. Sau khi chết, đồ sẽ rơi ở nơi mà người chơi chết và họ sẽ quay về địa điểm lúc bắt đầu vào game hoặc nếu có giường thì họ sẽ hồi sinh tại chính cái giường (với điều kiện là bạn không phá hủy và thay đổi vị trí của chiếc giường). Người chơi kiếm điểm kinh nghiệm bằng cách giết động vật hoặc đánh quái vật. Điểm kinh nghiệm càng cao, người chơi càng có thể tạo các vũ khí hoặc áo giáp mạnh hơn và có nhiều hiệu ứng đặc biệt. Mục tiêu cao nhất của chế độ chơi này là đánh thắng Ender Dragon (rồng Ender) rồi sau đó là Wither. Sau khi đánh xong rồng Ender bạn sẽ được tiếp tục chơi như bình thường.
Chế độ chơi sáng tạo (Creative)
Một ví dụ cho xây dựng sáng tạo trong Minecraft
(Lệnh chuyển sang chế độ sáng tạo: /gamemode creative). Trong chế độ sáng tạo, người chơi có nguồn năng lượng vô hạn, có tất cả các tài nguyên và dụng cụ trong trò chơi. Họ có thể đặt hoặc phá bỏ chúng ngay lập tức.[31]Người chơi còn có khả năng bay lượn tự do trên khắp thế giới trong trò chơi, không bị tấn công hay chết vì các nguyên nhân khác (chỉ có thể chết bởi lệnh “/kill” hoặc rơi vào một nơi gọi là “The void”, nằm dưới đá nền – Bedrock)và không bị ảnh hưởng bởi cơn đói.[32][33] Chế độ này chủ yếu để người chơi sáng tạo và làm nên các công trình lớn.[31]
Chế độ khán giả (Spectator)
(Lệnh chuyển sang chế độ khán giả: /gamemode spectator). Chế độ này cho phép người chơi bay xuyên qua các khối và nhìn mọi vật trong trò chơi nhưng không thể tương tác với chúng. Họ cũng có thể xem từ điểm nhìn của một người chơi khác hoặc các sinh vật khác (có thể gọi là nhập vào nhưng không di chuyển được). Một số thứ có thể trông khác nhau từ góc nhìn của sinh vật khác.[34]
Chế độ phiêu lưu
(Lệnh chuyển sang chế độ phiêu lưu: /gamemode adventure). Chế độ phiêu lưu đã được thêm vào Minecraft từ phiên bản 1.3; nó được tạo ra đặc biệt để người chơi có thể trải nghiệm sử dụng các bản đồ được tạo ra tùy chỉnh và đi phiêu lưu.[35][36][37] Cách chơi tương tự như chế độ sinh tồn nhưng có hạn chế cho người chơi về các cách đặt, phá khối khác nhau, có thể được sử dụng cho một thế giới trong game bởi các tác giả của bản đồ. Điều này là để người chơi có thể chơi và cuộc phiêu lưu đúng như những người tạo ra bản đồ dự định.[37] Một bổ sung được thiết kế cho việc tùy chỉnh các bản đồ là khối lệnh; khối này cho phép tạo ra bản đồ và mở rộng sự tương tác với người chơi thông qua các lệnh máy chủ nào đó.[38]
Chế độ siêu khó (Hardcore)
Chế độ siêu khó (hardcore) là chế độ thứ 4, cho người chơi trải nghiệm như Survival (sinh tồn), nhưng như ngoài đời thật, bạn chỉ có 1 mạng. Nếu chết thì Game Over, sẽ không thể lấy lại thế giới trước đó (nói chung là xóa thế giới đó luôn), cách để tiếp tục chơi là tạo ra thế giới khác. Nhưng nhiệm vụ vẫn như cũ, đánh Boss Ender Dragon. Chế độ này cho ta trải nghiệm hồi hộp, sợ hãi vì bất cứ thứ gì cũng có thể giết bạn. Notch đã định bỏ chế độ này, nhưng đã từ chối vì sợ người chơi than phiền là muốn trải nghiệm như đời thật.
Nhiều người chơi (Multiplayer)
Chế độ này cho phép người chơi có thể kết nối với các máy chủ khác để cùng xây dựng các công trình trong một thế giới duy nhất. Nhưng bạn cần IP (Internet Protocol), tạo máy chủ riêng hoặc dùng 1 phần mềm có tên Hamachi, hoặc có thể tạo máy chủ trên các trang web khác, chỉ cần sao chép liên kết và vào Chơi mạng và nhập địa chỉ máy chủ vào.Ở phiên bản Bedrock Edition thì người chơi có thể sử dụng tài khoản minecrosoft để đăng nhập Xbox.
Các phiên bản của Minecraft
Minecraft: Java Edition/Computer Edition
Phiên bản Minecraft: Java Edition/Computer Edition được thiết kế để dành cho các máy tính chạy hệ điều hành Windows, Mac, hay Linux.
Minecraft: Bedrock Edition
Là một phiên bản Minecraft được phát hành cho các nền tảng khác nhau, viết bằng ngôn ngữ C++, hỗ trợ chơi trực tuyến đa nền tảng (cross-platform multiplayer). Người chơi có thể mua/tải về các DLC qua Minecraft Marketplace. Minecraft: Bedrock Edition bao gồm các phiên bản sau:
- Minecraft: Pocket Edition
- Minecraft: Console Edition
- Minecraft: VR Edition
- Minecraft: Windows 10 Edition
- Minecraft: Fire TV Edition
- Minecraft: Fire OS Edition
- Minecraft: Apple TV Edition
- Minecraft: NintendoDS Edition
Minecraft: Legacy Console Edition
Hiện tại vẫn chưa có thông tin rõ ràng
Minecraft: Education Edition
Đây là phiên bản Minecraft dành cho giáo dục dành cho giáo viên và học sinh. Nhiều nước đã áp dụng phiên bản này như một môn học bắt buộc. Trong phiên bản này, chế độ PVP đã bị loại bỏ và thêm vào các items, block và mob mới và các tính năng liên quan đến lập trình đặc biệt là áp dụng với môn Hoá học.
Minecraft: Rasberry Pi Edition
Đây là phiên bản Minecraft được Mojang phát triển dành riêng cho bo mạch nhúng Raspberry Pi dựa trên một phiên bản cũ của Minecraft. Ở phiên bản này, người chơi có thể sửa đổi thế giới của mình thông qua các dòng lệnh, thậm chí là thay đổi mã nguồn của game. Phiên bản này được phát hành chính thức vào ngày 11 tháng 2 năm 2013[39]
Minecraft: Chinese Edition
Đây là phiên bản Minecraft dành riêng cho thị trường Trung Quốc, được phát hành bởi Mojang AB, NetEase và Microsoft Studio, hiện đang ở giai đoạn Closed Beta[40]
Phát triển
Markus “Notch” Persson đã bắt đầu phát triển Minecraft như một dự án. Ông đã được truyền cảm hứng bởi một số trò chơi khác như Dwarf Fortress, Dungeon Keeper, và sau đó là Infiniminer. Vào thời điểm đó, ông đã hình dung một trò chơi xây dựng 3D. Infiniminer ảnh hưởng nhiều đến phong cách của trò chơi, bao gồm cả các khía cạnh người chơi, các “khối ô vuông” và các nguyên tắc cơ bản để xây dựng. Tuy nhiên, không giống như Infiniminer, Persson muốn Minecraft có yếu tố RPG.
Minecraft lần đầu tiên được phát hành cho công chúng vào ngày 17 tháng 5 năm 2009, như là một phiên bản phát triển trên diễn đàn TIGSource, sau đó trở nên nổi tiếng như là phiên bản cổ điển. Bản cập nhật lớn đầu tiên, được gọi là phiên bản alpha, đã được phát hành vào ngày 28 tháng 6 năm 2010. Persson duy trì công việc với Minecraft bằng toàn bộ thời gian sau khi phiên bản alpha của trò chơi phát triển. Persson tiếp tục cập nhật những phiên bản mới của trò chơi cho người dùng một cách tự động. Những bản cập nhật bao gồm các tính năng như các mặt hàng mới, khối mới, quái vật mới, chế độ, và thay đổi hành vi của trò chơi (như nước chảy thế nào).
Để phát triển của Minecraft, Persson lập một công ty trò chơi tên là Mojang. Vào ngày 11 tháng 12 năm 2010, Persson thông báo rằng Minecraft đã bước vào giai đoạn thử nghiệm beta của nó ngày 20 tháng 12 năm 2010. Trong quá trình phát triển, Mojang đã thuê một số nhân viên mới để làm việc trên dự án.
Âm nhạc
Âm nhạc và các hiệu ứng âm thanh trong Minecraft được sản xuất bởi nhà thiết kế âm thanh người Đức Daniel “C418” Rosenfeld. Ngày 4 tháng 3 năm 2011, Rosenfeld phát hành một album mang tên Minecraft – Volume Alpha; nó bao gồm hầu hết các âm thanh đặc trưng trong Minecraft, cũng như nhạc âm khác không có trong game. Blog video game Kotaku đã chọn âm nhạc trong Minecraft là một trong những album nhạc game hay nhất của năm 2011. Ngày 9 Tháng 11 năm 2013, Rosenfeld đã phát hành album chính thức thứ hai, mang tên Minecraft – Volume Beta, trong đó bao gồm các bản nhạc được thêm vào trong phiên bản mới của trò chơi.
Phát hành
Mojang phát hành phiên bản đầy đủ của Minecraft vào ngày 18 tháng 11 năm 2011. Trò chơi đã được cập nhật liên tục kể từ khi phát hành, với những thay đổi khác nhau, từ nội dung mới đến các host máy chủ mới. Vào ngày 28 tháng 2 năm 2012, Mojang thông báo rằng họ đã thuê được nhà phát triển của nền tảng máy chủ phổ biến CraftBukkit để hỗ trợ thay đổi máy chủ Minecraft. Mojang dường như nắm quyền sở hữu đầy đủ cho việc sửa đổi CraftBukkit. Ngày 15 tháng 9 năm 2014, Microsoft đã công bố một thỏa thuận mua Minecraft với giá 2,5 tỷ đô la Mỹ, cùng với quyền sở hữu trí tuệ về Minecraft. Thỏa thuận này đã được đề xuất bởi Persson khi anh đăng một tweet trên Twitter hỏi một công ty mua cổ phần của mình và hiện tất cả phiên bản nâng cấp của Minecraft đều thuộc Microsoft
Tiếp nhận
Minecraft nhận được năm giải thưởng Game Developers Conference trong năm 2011. Nhà phát triển game là Mojang nhận được giải thưởng Game Developers Choice Awards, trong hạng mục sáng tạo, giải thưởng Best Downloadable Game, và hơn hết là giải thưởng Debut game; từ Independent Games Festival, game đã giành được giải thưởng Khán giả và các giải thưởng Seumas McNally. Trong năm 2012, Minecraft đã được trao giải Golden Joystick ở hạng mục Best Downloadable Game. Tính đến tháng 6 năm 2016, hơn 106 triệu bản đã được bán ra, với hơn 40 triệu người chơi Minecraft mỗi tháng trên tất cả các nền tảng khác nhau đã làm cho Minecraft trở thành game PC bán chạy nhất cho đến nay và video game bán tốt nhất sau Tetris.[41][42][43]
Ứng dụng
Hiện ứng dụng đã có trên CH Play dành cho Android và App Store dành cho iOS nhưng phải trả phí để mua trò chơi