Trong thời buổi hội nhập kinh tế giữa các nước trên thế giới song song là sự giao thoa màu sắc các nền văn hóa của các quốc gia khác nhau, ngày càng tạo nên sự phong phú và đa dạng cho mỗi quốc gia đó. Đặc biệt, trong thời đại hòa nhập kinh tế này, không thể không nhắc tới khái niệm mnc là gì?
1. Mnc là gì?
MNC là từ viết tắt trong Tiếng anh của ( Multinational corporation) nghĩa là công ty đa quốc gia hay còn gọi dưới một cái tên khác là MNE ( Multinational enterprises ).
Có thể hiểu rằng, công ty đa quốc gia sản xuất hay cung cấp dịch vụ từ hai nước trở lên thì được gọi như vậy. Ở những công ty này có ngân sách rất lớn, vượt qua cả ngân sách của nhiều quốc gia.
Tại những công ty này, thường có xu hướng kinh doanh rất nhiều loại mặt hàng, sản phẩm để cạnh tranh với các đối thủ. Có lẽ, khi đọc đến đây chúng ta có thể hình dung được một số mnc là gì rồi?
Tôi đoán chắc rằng, trong đầu chúng ta đã nảy ra được một số tên của các công ty đa quốc gia lớn tại Việt Nam như Honda, Unilever… Vậy thì bạn đã đúng rồi đó! Chúng tôi sẽ có phần riêng để ví dụ một số tập đoàn đa quốc gia lớn và điển hình tại Việt Nam cho các bạn tham khảo.
Bên cạnh đó, các công ty đa quốc gia (mnc) này có khả năng kiểm soát kinh doanh, cũng như nguồn lực tương đối tốt để trở thành những gã khổng lồ tại các đất nước họ đang kinh doanh.
Những công ty này thường có xu hướng đầu tư, kinh doanh phát triển các chi nhánh của mình tại các quốc gia khác, còn trụ sở chính thì nằm ở quốc gia sở tại của họ. Họ là những chủ thể đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các quốc gia, làm sinh ra dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI ( Foreign Direct Investment ).
2. Cấu trúc và đặc trưng của mnc
2.1. Các công ty đa quốc gia thường được xếp vào 3 nhóm lớn như sau:
* Công ty đa quốc gia theo kiểu chiều ngang: sản xuất hay cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tương đồng nhau ở các quốc gia khác nhau ví dụ như công ty đa quốc gia McDonalds )
* Công ty đa quốc gia theo kiểu chiều dọc : Là những công ty có cơ sở sản xuất ở các nước khác, tại đây đầu vào sản xuất của nước này là tiền đề cho ra những sản phẩm cho những nước khác ( ví dụ giày Adidas)
* Công ty đa quốc gia theo đa chiều : có các nước ở các cơ sở khác nhau, mà chúng kết hợp theo cả chiều ngang và chiều dọc thì được gọi là công ty đa quốc gia đa chiều ( ví dụ Microsoft …)
2.2. Các đặc trưng của công ty đa quốc gia (mnc)
– Có các cổ đông khắp mọi nơi trên thế giới.
– Các công ty con phải chịu ảnh hưởng của môi trường quốc tế và nước sở tại.
– Có ảnh hưởng đến nơi đặt trụ sở chính và nơi kinh doanh.
– Các công ty có chung chiến lược, hay chịu sự chi phối các chiến lược của công ty mẹ.
– Các công ty con có sở hữu chung về tài sản, nhãn hiệu sản phẩm và nguồn nhân lực, các công ty con này cũng có thể tìm về định chế tài chính tài trợ vốn từ các công ty khác.
Việc làm nhân sự
3. MNC có ảnh hưởng gì đến nền kinh tế Việt Nam
Công ty đa quốc gia có ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới nói chung và ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nói riêng, chúng ta cùng tìm hiểu nó có những ảnh hưởng gì đến kinh tế Việt Nam bạn nhé
3.1. Mặt tích cực
Không thể phủ nhận được những điểm tích cực mà các công ty đa quốc gia đem lại cho Việt Nam. Đầu tiên, họ cải thiện và đổi mới cho nền kinh tế Việt Nam.
Việt Nam trong giai đoạn bước vào thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa mà số vốn để đầu tư cho sự phát triển này lại ít, Việt Nam đang phải tìm mọi cách để thu hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI) , và nguồn tài trợ không hoàn lại (ODA)… từ các doanh nghiệp nước ngoài có nhu cầu đầu tư vào đất nước hình chữ S, dân số hơn 90 triệu dân này.
Các Mnc này hoàn toàn có thể làm được những điều này, và còn vượt hơn thế nữa, họ cải thiện chất lượng tay nghề người lao động, kỹ năng quản lý, trang thiết bị, đường xá giao thông ,,, để phục vụ tốt nhất cho kinh doanh, phát triển của tập đoàn.
Tiêu chí để thực hiện dự án công nghiệp hóa – hiện đại hóa là tăng trưởng tỉ trọng trong sản xuất công nghiệp, đặc biệt là trong ngành dịch vụ tăng GDP, điển hình như tập đoàn SAMSUNG đã đầu tư và phát triển cơ sở sản xuất SAMSUNG VINA lắp ráp các linh kiện, điện tử tại Bắc Ninh và Thủ Đức ( Hồ Chí Minh ).
Tập đoàn lớn mạnh nhất Hàn Quốc này, đã làm gia tăng đáng kể chỉ số GDP cho nước sở tại là Việt Nam. Việt Nam đang cần giải quyết hai vấn đề trọng điểm đó là giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động, thứ hai là nâng tay nghề chất lượng của đội ngũ lao động này
Có thể thấy, các công ty đa quốc gia này khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam sẽ phải chịu ảnh hưởng về môi trường quốc tế như văn hóa, xã hội, chính trị, kinh tế…. Và họ không thể nào bao quát được hết được quốc gia này, có những đặc điểm văn hóa, hay tôn giáo, chính trị nào, hay quốc gia kia..
Điều họ phải làm là thuê nhân công và nâng tay nghề cho nước sở tại. Họ không thể thuê nhân công từ công ty gốc, sang các công ty con để làm việc được, dù họ có tay nghề nhưng chi phí sẽ rất tốn kém ví dụ như tập đoàn quả táo Apple là điển hình.
3.2. Các mặt tiêu cực
Bên cạnh những điểm tích cực mà công ty đa quốc gia đem lại, thì vẫn còn tồn tại rất nhiều những tiêu cực mà chúng ta đáng quan tâm như:
– MNC không thực hiện các quy trình xả thải hay làm ô nhiễm môi trường do xả thải các chất độc trực tiếp xuống các dòng sông, kênh, mương… Chắc chúng ta không thể quên vào năm 2008 xảy ra sự kiện, phát hiện công ty VEDAN đã xả thải ô nhiễm trên sông Thị Vải, làm con sông trở nên hôi thối, nước đục bẩn.
Đây là vấn đề về marketing đạo đức xã hội, khiến cho dư luận trong và ngoài nước đều dậy sóng.
– Có những tập đoàn đa quốc gia kinh doanh chỉ vì mục tiêu duy nhất là lợi nhuận, nên họ sẽ thường tập trung vào các ngành thu lại lợi nhuận nhiều nhất như dệt may, điện tử… khiến cho một số ngành khác không thể cạnh tranh được do phải chịu sức ép từ các tập đoàn khổng lồ này. Điều này dẫn đến sự tăng trưởng các ngành trong một đất nước cụ thể là Việt Nam là không đồng đều.
– MNC lợi dụng mình nhiều vốn, kỹ thuật hiện đại mà thao túng, gây hậu quả xấu cho các công ty liên doanh hay thậm chí là các doanh nghiệp nhà nước
– Họ thuê nhân công Việt Nam với giá rẻ, nhưng cường độ lao động lại cao, không đảm bảo đến sức khỏe của lao động.
– Khai thác nhiều lợi nhuận từ các nước đầu tư vốn, chuyển hết lợi nhuận về công ty mẹ để đầu tư, kinh doanh dây chuyền sản xuất, công nghệ và không có đóng góp gì cho đất nước họ đầu tư.
Điển hình như phi vụ của Cocacola đã kinh doanh tại Việt Nam 20 năm, nhưng chưa đóng một xu thuế doanh nghiệp nào. Họ đã chuyển giá, báo lỗ để tránh phải đong thuế trong một thời gian dài, đây chính là minh chứng cụ thể nhất cho việc các FDI chỉ khai thác lợi nhuận từ các nước sở tại mà không đóng góp một chút nào về kinh tế cho đất nước đó.
– Các công ty đa quốc gia mnc này thường được vay ưu đãi từ các ngân hàng nhà nước nhiều hơn so với các doanh nghiệp trong nước. Chính điều này đã góp phần thúc đẩy, việc phát triển, mức độ cạnh tranh của những doanh nghiệp trong nước khó cạnh tranh hơn so với các đối thủ đầu tư trực tiếp nước ngoài được hưởng lợi này.
Có nhiều mnc đã công bố phá sản, và nhà nước chính là người chịu trách nhiệm và bù vào khoản lỗ phá sản đó.
Việc làm phát triển thị trường
4. Các công ty mnc điển hình tại Việt Nam
– Tập đoàn Ulinever
MNC này chuyên sản xuất các sản phẩm tiêu dùng như hóa mỹ phẩm, bột giặt, chất tẩy rửa.. chiếm đến hơn 400 nhãn hiệu lớn phải kể đến như Omo, Knorr, Comfort, Dove, Lux…
Đây là công ty có chế độ lương thưởng tốt, có lộ trình thăng tiến, trách nhiệm xã hội, chế độ bảo hiểm, hưu trí hiện tốt nhất tại Việt Nam, đây cũng là môi trường làm việc năng động, hiện đại đáng mơ ước của mọi người.
– Tập đoàn P&G: Tuy chỉ đầu tư vào sau Unilever mấy năm, nhưng Procter and Gamble, cũng có chỗ đứng vững mạnh tại Việt Nam, sở hữu một loạt nhãn hiệu phổ biến được ưa chuộng cho người tiêu dùng như : Tide, Downy…
Đây cũng là công ty đóng góp vào GDP lớn cho Việt Nam và tạo công việc cho lượng lớn số lao động nước ta. Với một môi trường công bằng, sáng tạo, chuyên nghiệp hứa hẹn là điểm đến làm việc cho các bạn trẻ hiện nay.
– Honda: Là một thương hiệu cho hãng sản xuất xe máy, ô tô nổi tiếng tại Việt Nam, tập đoàn là sự kết hợp kinh doanh của Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam. Honda không những phát triển, cải thiện chất lượng đưa sản phẩm tốt nhất đến người tiêu dùng, mà còn tạo việc làm cho hơn 10.000 lao động.
Họ chú trọng đến những vấn đề an toàn giao thông tại Việt Nam, xây dựng các chương trình : “ Tôi yêu Việt Nam” để nhằm nâng cao nhận thức người tham gia giao thông, cũng như nâng cao hình ảnh vị xã hội cho doanh nghiệp.
– Samsung : Không thể không nhắc đến tập đoàn lừng danh xứ sở kim chi này đã đóng góp một phần không nhỏ vào nền kinh tế đất nước ta. Phải kể đến, công ty đã xây dựng những nhà máy lớn ở Thái Nguyên, Bắc Ninh, tạo công việc cho hàng nghìn người lao động với mức thu nhập cao và đãi ngộ tốt.
Mnc này không những giải quyết bài toán tạo cơ hội việc làm cho người lao động Việt Nam, mà còn giúp họ nâng cao tay nghề kỹ thuật để cạnh tranh với các nguồn lao động quốc gia khác.
5. Làm thế nào để được làm việc ở công ty đa quốc gia
* Những kỹ năng: Ở những tập đoàn đa quốc gia luôn đòi hỏi ở nhân sự của mình những kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, tính cách… Đây là những yếu tố bạn phải thể hiện nổi bật để họ có thể thấy được bạn thực sự xứng đáng
* Bằng cấp không phải yếu tố hàng đầu: Đối với những công ty này luôn quan niệm, bằng cấp sẽ không quan trọng bằng kinh nghiệm làm việc của bạn là bao lâu. Điều họ cần là những kỹ năng mềm, thích ứng trong công việc, sự tương tác với đồng nghiệp để tạo ra những kết quả tốt nhất trong công việc.
* Có định hướng nghề nghiệp rõ ràng: Một người có định hướng rõ ràng trong công việc là sẽ biết mình phải làm những gì, biết phấn đấu trong công việc với môi trường cạnh tranh.
* Trung thực: Chắc hẳn, chẳng doanh nghiệp nào muốn thuê nhân viên lại khoác loác, ba hoa nhưng không thực hiện được mục tiêu trong công việc đề ra, nếu như may mắn thì vòng tuyển chọn bạn vẫn có thể qua, nhưng sau đó sẽ sớm bị “ lộ tẩy “ thôi.
* Sự ham học hỏi và quyết liệt trong công việc: Những người làm việc ở đây thường phải chịu áp lực cao trong công việc, vậy nên đòi hỏi nhân sự làm việc trong những công ty đa quốc gia phải là người thực sự nỗ lực, quyết tâm học hỏi trong công việc, không ngại khó, ngại khổ, là người chịu được áp lực và gian khổ thì mới có thể được làm việc ở đây.