Giáo viên mầm non là công việc khá nhẹ nhàng, thường xuyên phải tiếp xúc với trẻ từ 3 – 6 tuổi; đây là giai đoạn quan trọng giúp các con hình thành thói quen, mở rộng sự hiểu biết về thế giới. Là người đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc truyền đạt kiến thức, giúp các con làm quen với phong tục tập quán, lối sống của người Việt; tôn trọng thầy cô, lễ phép với ông bà cha mẹ. Hôm nay, tôi muốn giới thiệu đến bạn bài viết “Mô tả công việc giáo viên mầm non? Phẩm chất cần có?”.
1. Mô tả công việc của giáo viên mầm non
Giáo viên mầm non phải thực hiện nhiều đầu mục công việc khác nhau như: đón trẻ; dạy trẻ kiến thức thực tế, trong sách; hướng dẫn các em cách ăn uống; trao đổi công việc về tình hình tham gia học tập, hoạt động của các em với các bậc phụ huynh; nghiên cứu về các chương trình giảng dạy, đánh giá chất lượng, đưa ra các phân tích để cải tiến và nâng cao chất lượng giảng dạy,….
1.1. Nhận trẻ từ phụ huynh và giao lại cho phụ huynh khi buổi học kết thúc
Nhận trẻ và giao trẻ cho phụ huynh là một trong những công việc hàng ngày và cơ bản đối với các giáo viên mầm non. Vào buổi sáng, giáo viên mầm non cần đứng phía ngoài cửa lớp để đón các em học sinh, đồng thời lắng nghe những chia sẻ của phụ huynh về tình trạng sức khỏe học sinh, em có cần uống thuốc gì hay phải làm hoạt động gì đặc biệt trong ngày,…
Nhận trẻ từ phụ huynh và giao lại cho phụ huynh khi buổi học kết thúc
Đối với các trường đón học sinh bằng xe, giáo viên mầm non cần theo tiếp nhận các em lên xe, theo dõi và sát sao trong quá trình các em trên xe, chú ý nếu các em có biểu hiện bất thường do nhiều vấn đề và nguyên nhân gây ra; đặc biệt, trước và sau khi lên xuống xe, cần kiểm tra thật kỹ xem còn học sinh hay không? Luôn luôn kiểm soát được quân số.
Sau khi buổi học kết thúc, giáo viên mầm non cần giao lại trẻ cho các bậc phụ huynh; họ phải phải ở lại đến khi không còn học sinh nào; thông thường họ sẽ về đúng giờ, tuy nhiên, có thể phát sinh trường hợp phụ huynh có việc nên đến đón muộn và nhờ giáo viên trông giúp trong một thời gian ngắn.
1.2. Giảng dạy và chăm sóc trong quá trình các em học tập tại trường mầm non
Khi đến lớp; các em sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản của trẻ trong độ tuổi từ 3 – 6; giáo viên có nhiệm vụ trong việc hướng dẫn các em tham gia các hoạt động, ăn uống đúng giờ, ngủ nghỉ đúng quy định; thức ăn của các em phải có sự đảm bảo về dinh dưỡng và chất lượng; chỗ ngủ phải được sắp xếp khoa học, hợp lý; mang đến cho các em cảm giác thoải mái nhất.
Chương trình giảng dạy phải có kế hoạch cụ thể từng ngày vào đầu tuần; theo đúng quy chuẩn của bộ giáo dục và đào tạo. Trong kế hoạch giảng dạy, phải nêu rõ ràng, cụ thể các hoạt động sẽ diễn ra, những lưu ý cụ thể đối với giáo viên trong quá trình thực hiện công tác giảng dạy.
Giảng dạy và chăm sóc trong quá trình các em học tập tại trường mầm non
Độ tuổi từ 3-6 là giai đoạn các con ăn, chơi và tiếp nhận kiến thức một cách thụ động; không có hành động hay hoạt động nào khiến các con cảm thấy gò bó, khó chịu và bắt ép. Tất cả kiến thức cũng như phương pháp giảng dạy cần theo đúng quy chuẩn, nhà nước cũng cần kiểm soát nghiêm ngặt vấn đề này nhằm bảo vệ sự an toàn cho tuổi thơ của các con.
Đối với nhà trường, chương trình hay kiến thức giảng dạy cần phải lấy học sinh làm trung tâm, từ đó đưa ra các hoạt động hữu ích, nhằm giúp các em có sự mở mang hiểu biết về thế giới mới lạ này; các em được học những lễ nghi cơ bản nhất của người Việt, được biết đến phong tục tập quán và cách hành xử cơ bản như: khi đi em chào, khi về em chào, ông bà cha mẹ, anh chị em; trước khi ăn cơm, phải biết mời mọi người, trước khi ăn uống phải rửa tay, khi có người đang dùng nhà vệ sinh, các em phải xếp hàng và đứng chờ ngay ngắn,…
Quan tâm và để ý đến các em học sinh, giúp các em phát triển điểm mạnh của cá nhân; hướng dẫn và khuyến khích các em tham gia các hoạt động tập thể; các hoạt động giao lưu trò chuyện với bạn học; rèn luyện các kỹ năng cơ bản nhất,…
1.3. Xây dựng chương trình giảng dạy và kiểm soát chất lượng
Lên kế hoạch và đề xuất xây dựng các chương trình học tập cho các em theo đúng tiêu chuẩn của bộ giáo dục; đối với các em, kiến thức học tập trong giai đoạn này không phải khó, mà cực kỳ đơn giản; tuy nhiên, nên làm sao để các em có thể hiểu được kiến thức này mới là vấn đề quan trọng.
Rất khó nếu yêu cầu các em ngồi đọc sách; vì vậy, phương pháp giảng dạy kiến thức thông qua bài giảng bằng video, thực nghiệm, giúp các em có sự hình dung nhất định; từ đó tiếp nhận kiến thức dễ dàng hơn; đồng thời khơi gợi sự tò mò và hứng thú.
Xây dựng chương trình giảng dạy và kiểm soát chất lượng
Sau khi đã phân tích kỹ lưỡng và lên kế hoạch; giáo viên mầm non cần bám sát kế hoạch để triển khai và giảng dạy; đảm bảo thực hiện chính xác các hoạt động được nêu ra, từ đó, đưa ra những nhận xét, đánh giá về hiệu quả bài giảng dành cho học sinh mầm non.
Nhà trường sẽ tiếp nhận phản hồi của các giáo viên mầm non, đánh giá sự phù hợp của khóa học, từ đó, đưa ra những thay đổi cụ thể giúp nâng cao chất lượng giảng dạy, đem đến cho các em những chương trình học tập bổ ích, thú vị.
1.4. Cầu nối giữa phụ huynh và nhà trường
Giáo viên mầm non là người tiếp xúc trực tiếp với phụ huynh học sinh; là người phụ huynh tin tưởng và giao phó con em mình; vì vậy, họ phải có trách nhiệm trong việc thông báo tình hình học sinh đến phụ huynh; đảm bảo cả hai bên đều nắm rõ vấn đề về học sinh.
Trong quá trình trao đổi, giáo viên mầm non cần thể hiện sự tôn trọng, bình tĩnh với phụ huynh; sử dụng ngôn ngữ giải thích dễ hiểu nhất; giúp phụ huynh nắm bắt được tình hình học tập cũng như tính cách của con em; đưa ra các giải pháp giúp các em phát triển hơn về những thiếu sót và đẩy mạnh các hoạt động là thế mạnh.
Cầu nối giữa phụ huynh và nhà trường
1.5. Các công việc khác
Ngoài việc trông trẻ, giáo viên mầm non cần đảm bảo được các vấn đề về vệ sinh lớp học trong suốt quá trình trước, trong và sau khi các em học tập; đảm bảo không gian sạch sẽ cho lớp học; việc này không chỉ là công việc của giáo viên, họ có thể hướng dẫn các em gọn gàng, ngăn nắp sau khi sử dụng đồ chơi.
Giáo viên mầm non thường phải giải quyết các vấn đề như: các em không muốn vào học và đòi theo bố mẹ về nhà; tranh chấp giữa các bạn học với nhau; các em khó ngủ; các em không ăn rau hay một số loại rau củ nhất định;…
Giáo viên cần hướng dẫn các em, để các em nhận thức đúng vấn đề của mình; tại sao lại xảy ra tranh chấp, vấn đề này do ai; cần hướng dẫn các em một cách chi tiết, giúp các em hiểu và hình thành nhận thức đúng sai,..
Các công việc khác
2. Phẩm chất cần có để trở thành một giáo viên mầm non
Là công việc giảng dạy cho trẻ, định hình cho các em một nền tảng kiến thức cơ bản; vai trò của giáo viên mầm non là cực kỳ quan trọng. Để thực hiện tốt công việc này; giáo viên mầm non cần phải có những phẩm chất cơ bản như: sáng tạo, sự kiên nhẫn, sự thấu hiểu, khả năng giao tiếp và tình yêu đối với trẻ nhỏ.
Sự kiên nhẫn giúp giáo viên bình tĩnh hơn trong quá trình giảng dạy và giải quyết vấn đề. Các em trong độ tuổi này đôi khi khá bướng bỉnh, không thích nghe theo sự yêu cầu của thầy cô; hay khi tham gia các hoạt động, cảm em sẽ có nhiều cảm xúc khác nhau như: sợ hãi, vui vẻ, khóc thét, kinh ngạc,… thầy cô chính là chỗ dựa để các em bám vào, vì vậy, cần đối xử với các em bằng tất cả sự bao dung, yêu thương và kiên nhẫn.
Phẩm chất cần có để trở thành một giáo viên mầm non
Một giáo viên giỏi sẽ biết cách truyền đạt và thu hút các em thông qua khả năng trò chuyện; đưa ra những gợi ý giúp các em hứng thú vào nội dung và tích cực tham gia vào bài học; bên cạnh đó, giảng viên cũng cần chú ý quan sát toàn bộ không gian xung quanh, nắm bắt được tâm lý của học sinh, không để em nào cảm thấy lạc lõng hay khó hòa nhập.
Vai trò của giáo viên là cực kỳ quan trọng, họ cần phải biết cách dẫn dắt và truyền đạt cho các em; thái độ khó chịu hay mệt mỏi là điều không nên có đối với một giáo viên. Nếu là giáo viên nữ, bạn có thể nên suy nghĩ; nếu con em bạn đi học cũng bị giáo viên đối xử như vậy thì sao? Bạn sẽ cảm thấy như nào? Bạn cũng là phụ huynh của các con em học sinh, vì vậy, hãy yêu thương, quan tâm và dạy cho các em giống như việc bạn đang dạy cho chính con mình vậy.
Trên đây là bài chia sẻ của mình về “Mô tả công việc giáo viên mầm non? Phẩm chất cần có?”, hy vọng bài viết mang đến bạn thông tin hữu ích trong quá trình bạn tìm hiểu về công việc giáo viên mầm non.