Bánh mì là món cực phổ biến trong văn hóa Việt Nam cũng như các nước phương Tây, từ ổ bánh mì đơn giản đến các loại bánh mì nguyên cám, bánh mì ngũ cốc, bánh mì hạt đang ngày càng phổ biến trong các gia đình Việt. Vậy nếu bạn có con nhỏ, bé đang trong tuổi ăn dặm và rất tò mò muốn nếm thử món bánh mì bạn đang cầm trên tay thì sao? Bé có được ăn bánh mì hay không? Khi nào mẹ nên cho bé ăn bánh mì?
Qua nhiều nghiên cứu cũng như thực tế đời sống, bánh mì nói chung là an toàn và lành mạnh cho trẻ sơ sinh ăn. Dưới đây là những điều bạn cần biết về thời điểm và cách làm bánh mì cho bé ăn dặm.
Bánh mì có an toàn cho trẻ sơ sinh không?
Làm cha mẹ, đặc biệt là thời điểm bé bước sang giai đoạn ăn dặm, một trong những nỗi lo luôn thường trực là an toàn của bé trong ăn uống, bé có thể ăn món này hay món kia không, bé có thể bị sặc bị nghẹn không, đây thậm chí là vấn đề liên quan đến tính mạng.
Khi cho bé ăn bánh mì, bạn cần lưu ý một số yếu tố.
Đầu tiên, bé nên ăn loại bánh mì nào, bánh mì mềm thường dai hơn và đặc hơn, ví dụ bánh mì sandwich trắng, có xu hướng kết dính thành một cục nếu bé ăn miếng to, nhai chậm và bé không thể nuốt được. Nếu bé bị nghẹn có nguy cơ nôn mửa hoặc nghiêm trọng nhất là bị tắc đường thở.
Để giúp bánh mì mềm dễ ăn hơn cho bé, mẹ hãy thử nướng thành bánh mì giòn và cắt nhỏ . Bánh mì mềm giòn và miếng nhỏ sẽ làm bé nuốt nhanh hơn tránh vón cục trong miệng bé.
Ngược lại là bánh mì vỏ giòn, vỏ của bánh khá cứng sẽ gây khó khăn cho những em bé có rất ít răng để gặm.
Bạn có thể thử cho bé ăn riêng vỏ bánh mì để trẻ có thể trải nghiệm kết cấu và hương vị, với trẻ nhỏ không có kĩ năng nhai và ít răng, bé chỉ nhấm nhấm được rất ít và trong quá trình cho bé thử mẹ luôn phải theo dõi sát sao.
Vì các lý do trên, có thể phân loại như sau: Bánh mì giòn là tốt nhất cho trẻ lớn và có khả năng nhai tốt. Đối với những bé mới bắt đầu ăn dặm, hãy cho bé ăn bánh mì với độ mềm vừa phải để giảm thiểu nguy cơ bị sặc, nghẹn.
Khi nào mẹ có thể cho bé ăn bánh mì?
Không có thời điểm cụ thể nào để cho bé ăn bánh mì nhưng theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến khích việc bắt đầu cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn đặc khác nhau từ khoảng 6 tháng tuổi – và bánh mì có thể được cho vào khẩu phần ăn của bé từ thời điểm này.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyên bạn chỉ nên giới thiệu mỗi lần một loại thực phẩm cho bé, đợi từ 3 đến 5 ngày giữa các món mới trong thực đơn.
Nếu con bạn có phản ứng tiêu cực với thứ mà bé đã ăn, điều này cho phép bạn xác định nguyên nhân dễ dàng hơn.
Món bánh mì trong ăn dặm tự chỉ huy BLW
Món bánh mì hoặc dùng bánh mì cực kỳ dễ thực hiện và phù hợp với bé ăn dặm theo phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW.
Mẹ đơn giản chỉ cần cắt hoặc xé một lát bánh mì thành những miếng vừa ăn, đặt lên bàn ăn và để bé ngậm chặt chúng vào miệng. (Nếu bánh quá mềm thì mẹ nên nướng các miếng nhỏ cho giòn hơn, tránh để bánh bị quá cứng)
Tương tự như bất kỳ loại thức ăn nào khác mà trẻ tự ăn, hãy ở gần khi bé ăn để bạn theo dõi các dấu hiệu bé có thể bị nghẹn.
Cho bé ngồi ăn đúng tư thế cùng ghế ăn dặm cũng là cách hữu hiệu để giảm thiểu những nguy cơ hóc nghẹn đáng tiếc này. Hơn nữa, con tập được thói quen ăn uống tốt ngay từ những ngày đầu mới chập chững ăn dặm này. Mẹ hãy tham khảo cách chọn ghế ăn dặm phù hợp và tiết kiệm nhất nhé!
>> Bánh mì sandwich nhúng trứng sữa áp chảo cho bé ăn dặm
Loại bánh mì tốt nhất cho trẻ sơ sinh
Bánh mì nguyên cám 100%
Để tốt nhất và đảm bảo, hãy cho bé ăn đúng loại bánh mì có hàm lượng chất xơ cao, hãy chọn bánh mì có ghi rõ ràng chúng được làm bằng 100% lúa mì nguyên cám hoặc các loại ngũ cốc nguyên cám khác, lựa chọn tốt nhất là bánh mì sandwich nguyên cám 100%.
Bánh mì Ezekiel
Bánh mì Ezekiel là bánh mì thường được làm từ nhiều loại ngũ cốc nảy mầm, các loại đậu khác nhau hạt kê và không chứa thêm đường nên hàm lượng vitamin và chất dinh dưỡng trong bánh mì Ezekiel rất cao. Do được làm từ bột mầm ngũ cốc nguyên hạt nên loại bánh mì này có vị ngọt tự nhiên lại chứa ít calo và chỉ số đường huyết thấp.
Bánh mì men tự nhiên Sourdough
Bánh mì Sourdough không dùng men công nghiệp để lên men như những loại bánh mì thông thường mà nó được làm nở bằng men tự nhiên.
Các loại bánh mì không nên dùng cho bé ăn dặm
Bánh mì với các loại nguyên hạt
Các loại bánh mì ngũ cốc hay bánh mì hạt chứa nguyên hạt như óc chó, điều, phỉ,.. ngon và bổ dưỡng nhưng bạn phải đợi bé lớn từ 2 tuổi trở lên mới có thể ăn được loại bánh mì này, bé cần hoàn thiện kĩ năng nhai nuốt thành thạo mới nhai được các hạt cứng.
Bánh mì có mật ong hoặc thêm nhiều đường
Lời khuyên dành cho không chỉ trẻ sơ sinh mà cho cả người lớn: Hãy giữ lượng đường bổ sung ở mức tối thiểu.
Bạn chỉ nên ăn loại bánh mì không có thêm đường. Bạn có thể phải thật cẩn thận lựa chọn vì đôi khi có loại bánh mì dùng chất tạo ngọt khác không phải là đường nhưng các chất này cũng rất không tốt cho cơ thể.
Và đặc biệt lưu ý, không chọn bánh mì có mật ong hay bạn chế biến bánh mì với mật ong cho bé ăn. Đọc thêm lưu ý về vấn đề cho trẻ sơ sinh ăn mật ong của Hichiu để biết thêm chi tiết.
Bánh mì có hàm lượng muối cao
Cơ thể đang phát triển của trẻ sơ sinh không cần nhiều muối như vậy – và món ăn quá nhiều muối thực sự có thể gây hại cho thận của trẻ. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, bánh mì là món có chứa hàm lượng muối cao.
Dị ứng lúa mì
Lúa mì là một trong tám chất gây dị ứng thực phẩm hàng đầu, gây ra 90% tất cả các trường hợp dị ứng trong chế độ ăn uống. Nếu trong gia đình có người bị bệnh dị ứng lúa mì, bạn nên thật thận trọng khi cho bé ăn thử bánh mì.
Dị ứng lúa mì là một phản ứng dị ứng xảy ra khi người bệnh ăn thực phẩm có chứa lúa mì hoặc cũng có trường hợp là do hít phải bột mì.
Tuy nhiên, theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), bạn vẫn nên giới thiệu cho bé các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng, ngay cả khi gia đình có tiền sử dị ứng.
Đừng quên rằng bánh mì nguyên cám 100% (và nhiều loại khác) rất giàu chất xơ, có thể cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Khi bé đang táo bón, hãy kết hợp bánh mì giàu chất xơ cùng với các loại rau nhiều chất xơ khác để cải thiện tình trạng của bé.
Cách chế biến bánh mì và khẩu phần ăn phù hợp cho bé ăn dặm
Vì bánh mì là một loại thực phẩm nhẹ, ngon miệng nên mẹ không cần phải chế biến hay cần công thức quá cầu kì mà bé vẫn ăn ngon. Một lát bánh mì nướng cắt nhỏ với một ít bơ là một món ăn nhẹ đơn giản, ngon mà không mất nhiều công sức chế biến.
Bánh mì cũng có thể làm nền cho vô số công thức nấu ăn thú vị, thu hút bé ăn ngon miệng và ăn nhiều hơn.
Để có một bữa sáng giàu protein và carbohydrate phức hợp, hãy phết một chút bơ đậu phộng lên bánh mì nướng, sau đó phủ lên trên với chuối nghiền hoặc cắt lát.
Bánh mì nguyên cám nướng cắt nhỏ ăn kèm với quả bơ nghiền.
Vào bữa trưa hoặc bữa tối, hãy thử phủ bánh mì nướng với khoai lang nghiền.
Để làm cho bánh mì sandwich và bánh mì nướng hấp dẫn hơn nữa đối với bé, bạn có thể mua những khuôn cắt bánh nhiều hình dạng vui nhộn như trái tim, ngôi sao để tăng thêm sự hứng thú cho bé khi ăn.
Với các thông tin trên đây, Hichiu hi vọng các mẹ có thể yên tâm về thời điểm cũng như cách cho bé ăn món bánh mì. Hi vọng bé sẽ hợp tác và ăn ngon món ăn rất phổ biến này, cũng như là cứu cánh cho mẹ mỗi khi quá bận rộn vì sự đơn giản trong cách chế biến và đầy đủ dinh dưỡng của bánh mì thực sự rất tốt cho bé.
Nguồn tham khảo
Hichiu.com sử dụng các nguồn tài liệu được kiểm định nghiêm ngặt và dựa trên các nghiên cứu đã được bình duyệt, các tổ chức nghiên cứu học thuật và các hiệp hội y tế. Chúng tôi tránh sử dụng tài liệu trôi nổi không đáng tin cậy.
- AAP clinical report highlights early introduction of peanut-based foods to prevent allergies. (2019).
healthychildren.org/English/news/Pages/Early-Introduction-of-Peanut-based-Foods-to-Prevent-Allergies.aspx - Infant food and feeding. (n.d.).
aap.org/en-us/advocacy-and-policy/aap-health-initiatives/HALF-Implementation-Guide/Age-Specific-Content/Pages/Infant-Food-and-Feeding.aspx - The salty six infographic. (2020).
heart.org/en/healthy-living/healthy-eating/eat-smart/sodium/salty-six-infographic - What, when, and how to introduce solid foods. (2020).
cdc.gov/nutrition/infantandtoddlernutrition/foods-and-drinks/when-to-introduce-solid-foods.html