Ly rượu được mời chúng ta khó lòng từ chối, nhưng nhiều người lo cho sức khỏe của chính mình sau khi uống quá chén. Chúng tôi xin giới thiệu các món ăn giúp giải rượu bia đơn giản sau khi say, cực đơn giản mà đem lại hiệu quả bất ngờ đấy nhé.
MÓN ĂN GIÚP BẠN KHỎE MẠNH HƠN SAU MỖI LẦN BIA RƯỢU
Ăn một ít thức ăn dầu mỡ trước khi đi uống
Trước khi đi uống với bạn bè, hãy chủ động ăn trước một ít thức ăn nhiều dầu mỡ. Chúng sẽ tạo thành một lớp áo che kín mặt trong ruột, giảm sự thẩm thấu của rượu qua thành ruột vào máu. Nhờ đó bạn sẽ lâu bị say hơn.
Món ăn giải độc: Trong mâm rượu, ngoài các món đồ nhắm nên có một số món ăn giúp giải độc chất cồn như: củ cải trắng, rau cải trắng, rau cần, cam quýt, dâu tây, chanh, các món ăn chế biến từ đậu xanh (như nhân bánh chưng)… Bạn không nên chỉ uống suông mà cần ăn nữa, kèm thêm các món vừa kể.
Ăn lòng trắng trứng gà: lòng trắng giàu loại protein khiến cồn trong rượu bị kết tủa lại, từ đó giảm bớt lượng cồn hấp thu vào máu. Mặt khác, nó còn giúp tránh hiện tượng bỏng niêm mạc dạ dày do rượu.
Ăn đậu phụ: Nếu tự cảm thấy uống rượu đã hơi quá chén, hãy ăn một ít đậu phụ. Trong đậu phụ có axit amin quan trọng có thể giải được độc tố của cồn.
Cháo đậu xanh: 2 muỗng gạo, 2 muỗng đậu xanh nấu với 3 chén nước, nêm chút muối nấu nhừ. Khi ăn cho thêm chút đường, mật o¬ng hoặc muối tiêu hay nước mắm. Ăn nóng hay nguội đều được.
Cháo đậu đen: 2 muỗng gạo, 2 muỗng đậu đen nấu với 3 chén nước nấu nhừ. Khi ăn rắc thêm muối mè. Ăn nóng hay nguội đều được.
Cháo sắn dây: Nấu l muỗng gạo cho nhừ, sau đó pha 2 muỗng bột sắn dây vào một chén nước đổ chung vào nồi cháo, nêm chút muối, 1 muỗng đường hoặc mật o¬ng khuấy đều tay khi cháo sệt lại là được. Ăn nóng hay ăn lạnh đều được.
Cháo chanh: Nấu 2 muỗng gạo với nước có pha l viên nấu xúp vị gà. Khi cháo nhừ pha l-2 trái trứng với nước cất l trái chanh hòa vào với cháo. Nhắc ra rắc thêm rau răm, hành lá xắt nhỏ và muối tiêu. Ăn nóng.
THỰC PHẨM NÊN ĂN SAU KHI SAY RƯỢU BIA
Mật ong – nước uống giảm bớt đau đầu
Uống nước mật ong có hiệu quả trong việc giảm triệu chứng đau đầu. Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ chỉ ra rằng đó là bởi vì mật ong có chứa một loại đường đặc biệt của fructose, có thể thúc đẩy sự phân hủy của rượu, giảm đau đầu, đặc biệt là đau đầu do rượu vang đỏ gây ra. Ngoài ra, mật ong còn có tác dụng “thôi miên”, có thể làm cho bạn rơi vào giấc ngủ một cách nhanh chóng và không phải thức dậy với cơn đau đầu khó chịu ngày hôm sau.
Mật ong có chứa một loại đường đặc biệt của fructose, có thể thúc đẩy sự phân hủy của rượu, giảm đau đầu
Nước ép cà chua – giảm bớt chóng mặt
Nước ép cà chua cũng giàu fructose, có thể giúp thúc đẩy sự phân hủy của các loại đồ uống có cồn. Nếu bạn uống khoảng 300ml nước ép cà chua hoặc nhiều hơn thì cơn chóng mặt do uống rượu có thể dần dần biến mất. Ngoài ra, thêm một lượng nhỏ muối trước khi uống còn giúp ổn định tinh thần.
Nước nho tươi – giảm buồn nôn
Nho tươi giàu axit tartaric, tương tác với ethanol trong rượu tạo thành este, nhờ đó làm giảm nồng độ ethanol trong cơ thể, giúp giảm bớt cảm giác nôn nao. Trong khi đó, vị chua của thức uống này còn có hiệu quả làm giảm triệu chứng buồn nôn sau khi uống quá nhiều rượu. Nếu bạn ăn nho trước khi uống rượu thì bạn cũng có thể “ngăn chặn” say rượu.
Nước ép dưa hấu – giảm bớt nhiệt độ cơ thể
Dưa hấu giúp bổ sung chất điện giải, giúp cơ thể giảm nhiệt độ nhanh chóng. Đồng thời, uống nhiều nước ép dưa hấu còn làm cho rượu nhanh chóng bài tiết theo nước tiểu, nhờ đó giảm bớt lượng rượu hấp thu vào cơ thể. Ngoài ra, pha một lượng nhỏ muối vào nước ép dưa hấu để uống còn giúp ổn định tinh thần.
Cần tây rất giàu vitamin B có thể giúp phá vỡ những phân tử rượu nhanh chóng
Bưởi – đánh bay mùi rượu
Uống nước ép bưởi có pha chút đường hoặc ăn bưởi chấm đường không chỉ có tác dụng tốt trong việc loại bỏ chất cồn ra khỏi cơ thể mà còn giúp đánh bay mùi rượu trong khoang miệng.
Cần tây – giảm bớt sự khó chịu trong đường tiêu hóa, giảm đỏ mặt
Uống nước ép cần tây có thể làm giảm bớt sự khó chịu trong đường tiêu hóa. Nguyên do là vì cần tây rất giàu vitamin B có thể giúp phá vỡ những phân tử rượu nhanh chóng. Nếu bạn có hệ tiêu hóa yếu thì trước khi uống rượu, bạn nên uống một cốc nước ép trái cây để làm công tác phòng chống say rượu và hủy hoại đường tiêu hóa.
Sữa chua – giảm bớt sự khó chịu
Sữa chua có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm chậm quá trình hấp thu rượu. Ngoài ra sữa chua vốn là thức uống giàu canxi còn đặc biệt hiệu quả trong việc giảm bớt khó chịu gây ra bởi rượu.
Ô liu hiệu quả trong việc gia tăng sự tỉnh táo, thúc đẩy thèm ăn
Chuối – giảm bớt tim đập nhanh, tức ngực
Sau khi uống rượu, nếu cảm thấy có cảm giác hồi hộp, đau tức ngực thì bạn hãy ngay lập tức ăn 1-3 trái chuối. Vì chuối có thể làm tăng lượng đường đồng thời giảm tỷ lệ cồn trong máu. Mặt khác, nó cũng có thể loại bỏ các cơn đánh trống ngực, đau thắt ngực, và các triệu chứng khác.
MẸO UỐNG RƯỢU BIA LÂU SAY CHÓNG TỈNH
Cần biết một vài mẹo để rượu bia không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn trong ngày Tết.
Không tắm ngay sau khi uống rượu, bia: Vì nếu không sẽ làm tiêu hao một lượng lớn đường glucose có trong cơ thể, từ đó làm giảm lượng đường trong máu, dẫn tới hạ đường huyết đột ngột, giảm thân nhiệt có thể gây đột quỵ, trụy tim mạch.
Không hút thuốc lá trong lúc uống rượu, bia: Bởi nếu như thế sẽ làm tăng nguy cơ ung thư thực quản và vòm họng.
Không dùng trà ngay sau khi uống rượu, bia: Trong trà có thành phần tanin kích thích nhanh hơn quá trình thẩm thấu của cồn vào dạ dày và gây hại cho dạ dày nhiều hơn.
Không uống rượu, bia khi đói: Nếu uống rượu, bia khi đói lượng axit trong dạ dày tăng lên, khi kết hợp với chất cồn trong rượu, bia sẽ làm bạn dễ say hơn, kèm theo đó là cảm giác nôn nao, khó chịu. Do đó, vừa ăn, vừa uống hay ăn một chút lót dạ trước khi uống rượu, bia là cách tốt nhất để đẩy lùi cơn say và giảm bớt tác hại của rượu, bia với sức khỏe cơ thể.
Không uống nhiều loại rượu, bia cùng lúc: Rượu thuốc, rượu vang, rượu trắng… bởi mỗi loại có thành phần khác nhau, khi uống lẫn lộn, sẽ dễ làm bạn say hơn.
Không uống rượu, bia nhanh: Uống rượu từ từ cũng là cách giảm cơn say của bạn vì 1 lượng cồn lớn bất ngờ “đổ bộ” vào cơ thể trong thời gian ngắn có thể gây tác động nhanh, mạnh tới não bộ, có thể dẫn tới choáng và nhanh say hơn.
Nên uống nhiều nước khi uống rượu, bia: Nên uống nước ngay sau khi uống rượu. Dù lượng nước nhiều hay ít thì việc này cũng giúp đẩy nhanh quá trình đào thải chất cồn ra khỏi cơ thể qua đường tiểu tiện, làm bạn không bị say khi uống rượu.
“Làm ấm” rượu trước khi uống: Đối với các loại rượu, trước khi uống, bạn hãy “làm ấm” chúng bằng cách ngâm vào nước nóng. Dưới tác động của nhiệt độ, một số chất có hại trong rượu sẽ bay hơi, từ đó giảm được những tác động xấu của rượu tới sức khỏe cơ thể.
Ăn nhiều rau xanh và hoa quả: Rau xanh, hoa quả, đậu nành rất giàu vitamin và chất chống oxi hóa, giúp bảo vệ gan và hạn chế tác hại của cồn trong rượu tới hoạt động của gan.
Rau xanh, hoa quả, đậu nành rất giàu vitamin và chất chống oxi hóa, giúp bảo vệ gan và hạn chế tác hại của cồn trong rượu tới hoạt động của gan (Ảnh: Internet)
Mẹo giải rượu:
Giấm: lấy giấm ăn nấu thành một bát canh chua để ăn hoặc lấy một ly giấm nhỏ (20l25ml) uống từ từ. Ngoài ra, có thể lấy giấm ăn trộn với củ cải trắng thái lát mỏng, cho thêm vào một ít đường trắng, trộn đều rồi ăn, cũng có tác dụng giải rượu rất tốt.
Củ cải trắng: lấy 1.000gr củ cải trắng, ép nhỏ lấy nước, chia làm 2 lần để uống.
Mía: lấy một khúc mía, gọt vỏ, nghiền nát lấy nước uống.
Cam: lấy 3 – 5 quả cam tươi hoặt quýt tươi bóc vỏ ăn trực tiếp hoặc ép thành nước uống
Vỏ quýt: lấy vỏ quýt sấy khô, nghiền nhỏ, thêm vào 1,5gr muối, nấu canh ăn.
Quả lê: lê gọt vỏ ăn trực tiếp hoặc xay ép thành nước để uống.
Chuối: Người bị ngộ độc nhẹ có thể lập tức ăn 3l5 quả chuối, như thế vừa giúp thanh lọc máu vừa nhuận phổi, giải rượu.
Hồng: lấy mấy quả hồng tươi bóc vỏ ăn, có thể tỉnh rượu.
Dưa hấu: Khi say ăn liền một lúc 300gr dưa hấu, có hiệu quả giải độc rượu rất tốt.
Muối: Nếu uống quá nhiều rượu và cảm thấy tức ngực, có thể lấy một cốc nước ấm cho vào một ít muối uống trực tiếp.
Đỗ xanh: lấy một lượng đỗ xanh thích hợp, rửa sạch bằng nước ấm, xay nhuyễn, pha với nước sôi để uống hoặc nấu canh ăn đều được.
Khoai lang: lấy củ khoai lang xay nhuyễn, cho thêm với một lượng đường thích hợp, trộn đều lên ăn.
Nước cơm: Người say rượu có thể ăn nước cơm đặc hoặc cháo để giải rượu, trong nước cơm đặc hàm chứa nhiều loại đường và vitamin B, có tác dụng giải độc tỉnh rượu, thêm vào một chút đường trắng để ăn, hiệu quả sẽ tốt hơn.
Mật ong: Mật ong có tác dụng bảo vệ gan và giải độc rất tốt.
ĐƯƠNG ĐẦU VỚI SỰ MỆT MỎI SAU CƠN SAY
Ngày Tết chè chén nhiều sẽ khiến bạn cảm thấy mỏi mệt. Hãy làm theo những hướng dẫn dưới đây để có thể trở nên tỉnh táo và thoải mái hơn sau khi tỉnh dậy từ cơn say rượu bia nhé.
Ngày Tết chè chén nhiều sẽ khiến bạn cảm thấy mỏi mệt. Hãy làm theo những hướng dẫn dưới đây để có thể trở nên tỉnh táo và thoải mái hơn sau khi tỉnh dậy từ cơn say rượu bia nhé.
Bước 1: Chuẩn bị
– Nước lọc
– Nước hoa quả
– Không khí trong lành mát mẻ
– Túi đá hay túi đậu Hà Lan đông lạnh
Bước 2: Uống nước
Mất nước là biểu hiện thường thấy sau khi bạn tỉnh dậy vào sáng hôm sau sau cơn say túy lúy. Vì vậy hãy bổ sung lượng nước còn thiếu cho cơ thể. Chú ý bỏ thêm một thìa muối và 4 -5 thìa đường vào 1 lít nước rồi từ từ uống. Hãy nhớ rằng bạn không nên uống các đồ uống có chứa caffeine và có ga.
Bước 3: Ăn chuối
Nói chung sau khi tỉnh dậy bạn nên ăn một chút gì đó để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Hãy nhớ rằng ăn chuối sẽ giúp bạn bổ sung lượng kali đã bị mất trong đêm qua khi thường xuyên ghé thăm toilet.
Bạn nên ăn chuối để bổ sung lượng kali đã mất
Bước 4: Hít thở không khí trong lành
Tập một vài động tác thể dục nhẹ nhàng ở ngoài trời và hít thở không khí trong lành, mát mẻ sẽ khiến cho tỷ lệ trao đổi chất diễn ra nhanh hơn và khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Bước 5: Chườm lạnh
Có hai cách để bạn có thể tạo ra túi chườm lạnh tại nhà. Cách thứ nhất là dùng quần áo hoặc khăn mặt đã được ngâm trong nước lạnh sau đó gấp lại rồi chườm lên trán. Lưu ý rằng bạn nên lặp lại quá trình này trong vài phút và chỉ nên dùng túi chườm trong 10 phút mà thôi.
Cách thứ hai là dùng túi nước đá hoặc túi đậu Hà Lan đông lạnh làm túi chườm. Cũng tương tự như cách thứ nhất, bạn chỉ nên dùng túi chườm tự chế này trong 10 phút mà thôi.
Bước 6: Uống nước hoa quả
Nước hoa quả là một lựa chọn hoàn hảo bởi chúng rất giàu vitamin và chất dinh dưỡng. Do vậy nó sẽ giúp bạn bổ sung lại năng lượng cho cơ thể. Tuy vậy hãy nhớ rằng bạn nên hạn chế uống rượu ngay từ phút đầu tiên bởi điều đó sẽ giúp bạn tránh được sự uể oải sau cơn say.
MỘT SỐ BÍ QUYẾT GIÚP BẠN PHỤC HỒI SỨC KHỎE SAU KHI SAY RƯỢU BIA
Tôi thề sẽ không bao giờ đụng tới rượu bia nữa”. Đó là suy nghĩ của nhiều người sau khi trải qua cảm giác quay cuồng, đầu đau như búa bổ, còn bao tử thì cồn cào như thể mọi thứ trong bụng đang sắp trào hết ra ngoài. Cơ thể mệt mỏi, ngày mai lại phải tiếp tục đi làm. Sau đây là những bí quyết giúp bạn nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau một đêm quá chén với bạn bè.
Ăn một ít thức ăn dầu mỡ trước khi đi uống
Trước khi đi uống với bạn bè, hãy chủ động ăn trước một ít thức ăn nhiều dầu mỡ. Chúng sẽ tạo thành một lớp áo che kín mặt trong ruột, giảm sự thẩm thấu của rượu qua thành ruột vào máu. Nhờ đó bạn sẽ lâu bị say hơn.
Không uống nước ngọt chung với rượu bia
Tránh uống các thức uống có cồn chung với các thức uống có gas vì phản ứng tạo bọt khí sẽ làm cồn ngấm vào máu nhanh hơn.
Uống từ từ
Cơ thể của bạn chỉ có thể chuyển hóa được 25ml rượu (45 độ) mỗi giờ, tương đương 1/10 xị. Hãy để cơ thể bạn có thời gian đốt hết lượng cồn vừa được uống vào, nếu không lượng cồn dôi dư sẽ thấm vào máu, đến não tạo phản ứng nhiễm độc chất cồn đối với não.
Đừng cố kìm nén
Nếu bạn say và cảm thấy buồn nôn, đừng cố gắng kìm lại, cứ nôn ra hết những gì có thể. Nôn là phản ứng của cơ thể để tự giải độc. Nên nhớ say chính là một trạng thái nhiễm độc chất cồn.
Không uống các loại thuốc chống nôn
Đừng cố uống các loại thuốc chống nôn vì chính loại thuốc đó sẽ tiếp tục giữ chất độc lại trong cơ thể bạn, mà gan lại không thể lọc chất độc kịp, hậu quả là gây tổn hại nghiêm trọng tới gan, lâu ngày gây xơ gang và ung thư gang.
Bổ sung “năng lượng” sau khi nôn
Sau khi nôn, húp một chén súp nóng để bổ sung lượng muối natri và kali cơ thể bị thất thoát.
Làm sạch bao tử vào sáng hôm sau:
Sáng hôm sau khi thức dậy, hãy uống ngay một ly nước lọc đầy để bổ sung lại lượng nước cho cơ thể. Cũng có thể uống một ly nước ép trái cây. Trong nước ép trái cây có chứa nhiều đường fructose có tác dụng giải rượu nhanh chóng.
8. Cà phê có tác dụng giải rượu tốt
Đừng quên cử cà phê sáng. Chất caffein trong cà phê làm giảm hiện tượng mạch máu ở đầu căng phồng ra, gây nhức đầu.
Uống một ly A-ti-sô to
A-ti-sô là một loại thảo dược có khả năng giải rượu và trị nhức đầu do say rượu rất tốt. Trước và sau khi uống rượu bạn hãy uống 1 ly A-ti-sô lớn. Nếu là A-ti-sô tươi thì bạn nấu 2 bông khoản 2 tiếng. Còn A-ti-sô khô sẵn dùng trong bao thì nấu khoản 2 nắm tay trong 15 phút là có thể dùng.
Uống một ly sinh tố chuối
Chuối là nguồn bổ sung các khoáng chất và chất dinh dưỡng cho cơ thể rất tốt. Cho một trái chuối, nửa ly sữa và một muỗng mật ông vào máy say sinh tố. Xay hỗn hợp thành dung dịch lỏng để uống. Chuối bổ sung Kali còn mật bổ sung đường fructose cho cơ thể.
Tăng cường vận động
Có thể bạn vẫn còn mệt và muốn ngủ tiếp cho tới trưa. Tuy nhiên, sẽ tốt hơn nếu bạn nhanh chóng đứng dậy, đi bộ một một vòng quanh khu phố nhà bạn. Như thế sẽ đẩy nhanh quá trình tạo endorphin, một chất giảm đau tự nhiên trong cơ thể. Cơ thể sẽ cảm thấy phấn chấn hơn; cảm giác mệt mỏi và đau đầu khôn.
NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM SAU KHI UỐNG SAY
Những dịp đặc biệt rượu giúp bầu không khí trở nên vui vẻ. Nhưng nếu quá đà rất có thể điều không hay sẽ xảy đến với bạn.
Dưới đây là một số điều bạn không nên làm sau khi đã uống say:
Không lái xe
Điều này là đặc biệt nghiêm trọng, nếu uống say mà lái xe không chỉ mạo hiểm cuộc sống của riêng bạn mà còn mạo hiểm với tính mạng những người khác trong xe và những người trên đường hoặc trong các loại xe khác. Hãy chắc chắn rằng bạn là một người tỉnh táo để đảm đương nhiệm vụ đó.
Có đến 37% các tai nạn giao thông là do lái xe khi uống quá nhiều bia rượu. Điều này không chỉ gây ra nỗi đau cho người bị nạn và gia đình của họ, tai nạn mà bạn gây ra sẽ làm cho bạn ân hận suốt phần còn lại của cuộc đời. Bạn có thực sự muốn mạo hiểm với cuộc sống của những người khác?
Có nhiều lý do tại sao bạn không nên lái xe khi đang say, và không có một lý do bạn nên làm điều đó. Trước khi uống rượu, bia, tốt nhất bạn hãy lên kế hoạch, đừng đợi tới khi bạn đã bị chấn thương rồi mới lên kế hoạch, vào lúc đó thì mọi việc đã an bài. Hãy để xe và chìa khóa ở nhà, chọn một phương tiện đi lại hoặc để xe lại nơi bạn làm việc.
Không xem và tải hình ảnh trực tuyến
Bạn có thể mất sự kiềm chế khi say rượu, nhưng nếu khi đã uống say, bạn xem và tải những hình ảnh trực tuyến nó có thể gây ra rất nhiều rắc rối. Hình ảnh được tải trực tuyến không bao giờ có thể xóa hoàn toàn. Bạn thực sự không muốn ông chủ của bạn xem hình ảnh bên bạn, phải không? Bạn hãy tránh mạng internet và không xem trực tuyến khi đã uống say.
Không nhắn tin
Cho dù đó là bạn bè của bạn hoặc ai đó bạn quan tâm đến bạn, không nên bắt đầu một cuộc trò chuyện với một người nào đó khi bạn đang say sưa.
Đây là kiểu nhắn tin cũng khá phổ biến! Khi say rượu, bạn sẽ khó kiểm soát hành vi, ngôn từ. Vì vậy, những tin nhắn gửi đi vào lúc có hơi men quả thực lợi bất cập hại. Người nhận cũng sẽ không hiểu nổi bạn muốn nhắn gì hoặc có khi cảm thấy bức xúc với những tin nhắn kiểu như vậy. Vì thế, hãy tránh xa điện thoại khi đã say.
Không tán tỉnh người lạ
Vẻ đẹp không nằm trong mắt của đang uống say, nhưng ảo giác sẽ gây ra những sai lầm, bạn có thể sẽ hối hận về hành động của bạn vào buổi sáng hôm sau của cuộc vui và điều đó có thể khiến bạn phải hổ thẹn.
Không trò chuyện với người cũ của bạn
Hầu hết tình cảm trong quá khứ của bạn trỗi dậy sau khi uống say và quay về với người bạn cũ là một điều tất nhiên. Để tránh sự cám dỗ đó, bạn có thể sẽ gián tiếp bác bỏ tất cả các cơ hội sống lại mối quan hệ của bạn và không trò chuyện với người cũ.
Giải quyết bất cứ điều gì liên quan đến công việc
Bạn thực sự không muốn kết hợp công việc và tiệc tùng. Nhưng đôi khi, nó là cần thiết đi đến một thỏa thuận trong kinh doanh.
Hãy đảm bảo rằng trạng thái uống rượu của bạn không ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn.
Không tham gia tranh luận
Khi say rượu, bạn có thể nghĩ rằng bất cứ ai không đồng ý với bạn là có lỗi. Nhưng đó không phải là thời gian để bạn tranh luận, giải quyết mâu thuẫn. Hãy chắc chắn rằng, lời nói không thể đạt được thoải thuận. Bạn có thể không chỉ kết thúc cuộc tranh luận mà có thể còn gây căng thẳng thêm.
Một số cách giải rượu đơn giản:
Lòng trắng trứng gà: Khi say, bạn có thể húp 2 lòng trắng trứng gà còn tươi, chất cồn trong dạ dày khi gặp protein lòng trắng trứng sẽ bị kết tủa lại, từ đó giảm bớt hấp thu vào máu. Lòng trắng trứng còn tránh hiện tượng bỏng niêm mạc dạ dày do rượu.
Trứng muối: Luộc một quả trứng muối rồi cho ăn cùng với giấm (ăn cả lòng trắng).
Giấm: Giấm ăn 60g, đường đỏ 15g, gừng 3 lát giã nát. Hòa 3 thứ với nhau rồi cho bệnh nhân uống, bảo đảm một lát sau sẽ giải rượu.
Rau cải trắng: Lấy một vài búp rau cải trắng rửa sạch, thái sợi, rồi bóp với đường và giấm để ăn. Bạn có thể dùng món này khi đang uống rượu để giảm bớt tác hại của chất cồn.
Củ cải trắng: Giã nát một ít củ cải trắng, sau đó vắt lấy nước cốt, thêm chút đường đỏ rồi uống làm nhiều lần trong khoảng 15 phút.
Rau cần: Lấy một nắm rau cần rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt và uống từ từ. Nước cốt rau cần không chỉ làm tỉnh rượu mà còn giúp người say không bị đau đầu váng vất sau khi tỉnh.
Nước cơm: Sau khi uống rượu, nếu uống một bát nước cơm sẽ không bị say nữa, vì cồn gặp nước cơm sẽ tạo nên hiện tượng kết tủa, từ đó làm giảm lượng cồn hấp thu vào máu.
Ðậu xanh: Lấy 100g đậu xanh ninh nhừ với 12g cam thảo rồi cho người say ăn cả nước lẫn cái. Bài thuốc này vừa giải rượu, vừa mát gan.
Mía đỏ: Cho người say uống một cốc nước mía đỏ có pha thêm một chút nước chanh hoặc nước quất, sau 10 phút sẽ thấy tỉnh táo trở lại.
Ngoài ra, để giải rượu bạn có thể ăn các loại quả chua như cam, quýt hoặc dâu tươi…
(st)