Trước đây, do hình dáng cổ quái của loài cá lau kiếng, người ta thường đổ bỏ đi hoặc xay làm thức ăn cho cá, heo, gà…
Sau này, khi phát hiện ra cá lau kiếng không những ăn được mà còn rất ngon, bà con miền Tây bắt đầu đổ xô đi bắt và chế biến nhiều món ăn vừa hấp dẫn, lại rẻ tiền, được giới sành điệu ưa chuộng.
Trước đây, cá lau kiếng ít được mọi người biết đến, song hiện nay người dân miền Tây lại rất khoái khẩu với loại cá này. Nhìn vẻ ngoài xấu xí và hơi đáng sợ của chúng, chẳng ai nghĩ loại cá này có thể ăn được, nói chi mang lại giá trị kinh tế. Người dân lâu nay khi đánh bắt được loài này thường bán làm thức ăn cho vịt, gà. Ít ai nghĩ rằng loài cá lau kiếng với hình thù xấu xí lại là nguyên liệu chế biến nên nhiều món ăn ngon đặc sắc của người miền Tây.
Nhìn vẻ ngoài xấu xí và hơi đáng sợ của chúng, chẳng ai nghĩ loại cá này có thể ăn được
Câu chuyện cá lau kiếng đến nay đã trở thành giai thoại thú vị bắt nguồn từ một đống rơm. Đó là khi bắt được loài cá xấu xí, do chán ghét thứ đã đe dọa đến sự sinh tồn của các loài cá nuôi khác, nên người dân đã ném chúng vào đống rơm cho chết cháy. Ai dè, một mùi thơm nức mũi bốc ra khiến người ngư dân nọ phải bới tung đống rơm tìm lại con cá này. Sau khi bóc lớp vỏ ngoài đã cháy, lộ ra phần thịt săn chắc bên trong, đem chấm với muối ớt, ôi chao sao mà thơm và ngọt đến lạ lùng.
Từ đó, cá lau kiếng trở thành đặc sản của miền Tây, được chế biến theo nhiều cách: từ nhồi gia vị nướng trui, hấp đến lẩu chua, món nào cũng hấp dẫn thực khách như nấu canh chua me, cá nướng chấm mắm nêm, chặt khúc kho hầm…
Một trong những món ăn đơn giản, dễ làm nhất từ cá lau kiếng chính là món nướng. Trước khi nướng, chúng được mổ bụng, làm sạch rồi nhồi sả đập dập và lá mắc mật, trước khi cho con cá lên vỉ nướng.
Video đang HOT
khi làm cá lau kiếng sẽ giữ lại phần da cá, đảm bảo khi nướng không làm cháy sém thịt bên trong.
Đặc biệt, khi làm cá lau kiếng sẽ giữ lại phần da cá, đảm bảo khi nướng không làm cháy sém thịt bên trong. Do da cá rất dày và thô cứng nên phải nướng trên bếp than lớn, đỏ rực mới chín đều, thịt không bị sống. Tùy vào độ lớn nhỏ của cá mà thời gian nướng khác nhau. Cá lau kiếng nướng bếp than với hương thơm của sả, lá mắc mật càng hấp dẫn vị giác, khứu giác, chấm muối ớt trộn lá mắc mật xay nhuyễn ngon lạ lùng, đã ăn khó mà dừng đũa.
Món tiếp theo không thể bỏ qua là cá lau kiếng hấp. Để có phi lê cá làm món hấp, ta phải dùng dao sắc rọc hai đường dọc hai bên thân cá, sau đó lột da, tách phần thịt từ sát đầu xuống đuôi. Do cá đầu to, da dày, nhiều con nặng 1 kg nhưng cũng chỉ tách được một lạng phi-lê. Phần thịt này được ướp với gia vị, dầu hào rồi ủ trong lá mắc mật và hành lá cắt sợi, trước khi đem nấu liu riu trên lửa nhỏ để gia vị và hương thơm các loại lá ngấm dần. Món cá hấp ăn với rau, bún, chấm với mắm gừng.
Một trong những món ăn đơn giản, dễ làm nhất từ cá lau kiếng chính là món nướng
Để “đủ bộ” còn món lẩu tỳ bà nấu măng chua. Món này cũng được chế biến với phi-lê cá, ăn nóng với bún tươi và rau xanh nhúng nước lẩu. Để có nồi canh ngon, làm sạch cá lau kiếng bằng nồi nước sôi, mổ sạch ruột, gỡ da cứng ra, cạo lớp da đầu. Sả tép cắt ngắn đập dập, buộc lại rồi cho vào nồi nước sôi, có thể bỏ đậu phộng sống vào nấu chung. Đợi khi nước thật sôi thì thả cá vào, cho gia vị vừa ăn.
Khoảng 10 phút sau là ta có nồi lẩu hấp dẫn, hương sả bốc lên thơm lừng. Cá lau kiếng kẹp với cải xanh, rau diếp cá, rau thơm… chấm với nước mắm sả thì sướng mê thần khẩu. Húp muỗng canh, vị ngọt thơm thấm tan đầu lưỡi, chất ngọt của cá hòa cùng vị béo bùi của đậu phộng cho ta cảm giác khó quên. Cá lau kiếng hội đủ đặc điểm của loại cá thiên nhiên, thịt dai, ngọt thơm, nhất là những con nặng 1 ký trở lên.
Do cá lau kiếng thịt ngon nhưng khi còn sống mùi sẽ rất tanh, nên người miền Tây nghĩ ra cách nhét thêm sả vào bụng cá.
Do cá lau kiếng thịt ngon nhưng khi còn sống mùi sẽ rất tanh, nên người miền Tây nghĩ ra cách nhét thêm sả vào bụng cá. Như vậy, khi cá chín sẽ có mùi thơm tự nhiên và không còn mùi tanh.
Cá lau kiếng nướng thường chấm kèm với muối ớt cay. Chấm một miếng cá vào chén muối ớt rồi cho vào miệng, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thơm và chắc thịt của loài cá đặc biệt này.
Sẽ thật thiếu xót nếu không nhắc đến món cá lau kiếng hầm nước dừa. Món này được xem là món ngon khoái khẩu của người miền Tây Nam Bộ. Để nấu món cá hầm nước dừa, bạn có thể chọn cách làm sạch da cá.
Cách sơ chế cá cũng cần làm sạch hết da cá và nội tạng bên trong. Sau đó, một nồi nước dừa được bắc lên bếp, nấu cho thật sôi và cho thêm ít sả đập giập. Kế tiếp, phần cá được làm sạch sẽ tiếp tục cho vào nồi, thêm vào tí đu đủ cho món ăn ngọt thanh tự nhiên. Cuối cùng, người nấu sẽ nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn là có thể thưởng thức.
Món cá lau kiếng hầm nước dừa thường được ăn nóng cùng các loại rau sống
Món cá lau kiếng hầm nước dừa thường được ăn nóng cùng các loại rau sống, cách thưởng thức như ăn lẩu. Ngoài ra, ăn món này cùng cơm cũng rất ngon bởi thịt cá vốn đã ngọt và chắc, lại thấm đều cùng nước dừa thì còn gì tuyệt vời bằng.
Nếu có dịp về miền quê sông nước Nam Bộ, bạn hãy thử một lần thưởng thức món cá đặc biệt này, chắc chắn bạn sẽ vô cùng khoái khẩu với món ngon có một không hai vừa xuất hiện ở nơi này.
Thơm béo bánh rây ở miền Tây
Đây là loại bánh đặc trưng của người dân tộc Khmer, có mặt rất nhiều ở các tỉnh như: Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang…
Bánh rây ở Trà Vinh ẢNH: TÔ PHỤC HƯNG
Vào những ngày lễ hội thì bánh rây (còn gọi là bánh Om Chiết) luôn có mặt trong các mâm lễ vật dâng lên tổ tiên, ông bà. Đây còn là một trong các món bánh được nhiều nghệ nhân biểu diễn trong các lễ hội bánh dân gian Nam bộ tổ chức ở các địa phương. Nguyên liệu để chế biến gồm: gạo nếp, lá dứa, dừa nạo, đậu phộng, đường cát và bánh tráng giấy.
Trước tiên, vo gạo nếp thật sạch rồi đem phơi cho ráo nước, sau đó trộn đều với lá dứa cho có màu xanh và mùi thơm rồi phơi khô. Kế tiếp hòa nước lã vào cùng bột gạo lá dứa đánh đều lên rồi đem rây để lấy bột phía dưới (vì vậy bánh này được gọi là bánh rây). Công đoạn tiếp đến là cho dừa nạo, đậu phộng đã rang chín giã nhuyễn, đường cát vào chảo và trộn đều.
Lúc này, cần chỉnh lửa thật nhỏ và trộn đến lúc đường cát chảy ra và ngấm vào dừa, đậu phộng. Tiếp theo, cho bột gạo lá dứa vào rây, phía dưới là chảo hỗn hợp đường, đậu, dừa và rây đều cho bột rơi xuống, kết dính lại thành dạng cái bánh hình chảo, bên dưới lót bánh tráng giấy, sau đó dùng tay để gấp chiếc bánh lại để có hình bán nguyệt đẹp mắt. Còn gì thú vị hơn khi thưởng thức bánh rây thơm béo mùi lá dứa với một bình trà nóng đậm dưới ánh trăng thôn dã.
Tuy cầu kỳ nhưng bánh rây có giá bán rất bình dân từ 3.000 đến 5.000 đồng/cái tùy kích thước lớn hay bé và tùy tay nghề của người chế biến.
Về miền Tây thưởng thức món ngon của bà con Khmer Nam Bộ Văn hóa ẩm thực của đồng bào Khmer Nam Bộ có những nét độc đáo riêng, rất hấp dẫn, được đánh giá cao. Từ những món ăn hàng ngày cho tới những món xuất hiện trong những dịp lễ hội, nghệ thuật ẩm thực của bà con là rất đặc biệt. 1. Là cư dân vùng sông nước, có truyền thống nông nghiệp,…