Món phá lấu là gì? Ăn món phá lấu có tốt cho sức khỏe không?

Phá lấu là một món ăn đường phố được rất nhiều người yêu thích hiện nay. Vậy món phá lấu có nguồn gốc từ đâu, được chế biến như thế nào và ăn nhiều thì có tốt cho sức khỏe hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Phá lấu là món gì?

pha-lau-la-gi-2-cach-lam-pha-lau-thom-ngon-dung-dieu-ngay-tai-nha-202008291700166706

Phá lấu là món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc – ảnh mạng

Phá lấu là một món ăn Việt Nam có nguồn gốc miền Nam Trung Quốc, được làm từ thịt lợn và nội tạng được om trong một gia vị. Những que gỗ nhỏ được sử dụng để gắp thịt, sau đó được nhúng vào hạt tiêu, chanh và tương ớt và ăn kèm với cơm, mì hoặc bánh mì. Ở Campuchia, món ăn được gọi là paklov.

Phá lấu chính xác là từ tiếng Tiều (Trung Quốc) dùng để chỉ món ăn đặc trưng của họ, theo dòng nhập cư của người Tiều vào nước ta thì nó ngày càng phổ biến và được yêu thích ở khắp các vùng miền (đặc biệt khu vực miền Nam và nhất là Tp. Hồ Chí Minh). Từ “lấu” theo tiếng Tiều có nghĩa là ướp với các gia vị cay khiến cho mùi tanh của “pha” giảm đi.

Theo nhiều nguồn kể lại rằng thì phá lâu ra đời khi người Tiều họ sợ lãng phí các con vật làm thực phẩm (thường là heo, gà và nhất là vịt) mà không dùng hết. Vì thế, họ xẻ tất cả các phần của con vật thành những miếng vừa ăn, ướp với ngũ vị hương và một số nguyên liệu khác. Nồi phá lấu của người Tiều có thể để quanh năm suốt tháng, hết nước lại châm vào, rồi cho thêm chút muối là có thể ăn dần trong cả năm.

Hiện nay, bạn có thể tìm thấy phá lấu theo cách nấu truyền thống của người Tiều ở các khu vực quận 5, quận 6 hoặc khu vực Chợ Lớn ở Tp.HCM. Còn với nhiều người hiện nay, phá lấu là thường dùng lòng bò hoặc heo kết hợp với cách nấu nước phá lấu (gồm có ngũ vị hương, đại hồi, tiểu hồi…) dùng kèm với bánh mì, rau ngò và một ít nước chấm pha.

Ăn phá lấu có tốt cho sức khỏe không?

10-1512019451708

hình minh họa

Phá lấu thực sự được làm từ thịt động vật và nội tạng, vì vậy nó chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, chúng chỉ thực sự tốt nếu chúng sạch, an toàn và được sử dụng với số lượng hạn chế, vì các cơ quan động vật cũng chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol.

Cách chế biến phá lấu ngon tại nhà

unnamed

Hình minh họa

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 lưỡi heo, 1 bao tử heo, 1 tim heo, tai heo, rượu thơm, 4 tai vị, nước tương, hắc xì dầu, dầu hào, ngũ vị hương, gừng, tỏi băm, nước cốt dừa và tiêu

Cách làm:

  • Lưỡi heo, bao tử heo mua về rửa sạch, xong bắc chảo lên bếp, không cho dầu ăn , đợi chảo thật nóng, dùng kẹp gắp lưỡi heo cho vào chảo và lăn qua lăn lại , nhớ lăn kỹ phần có màng trắng. Làm cách này, phần màng trắng của lưỡi heo sẽ bong ra dễ dàng khi cạo rửa và tiết kiệm cho mình rất nhiều thời gian. cũng làm tương tự cho bao tử heo , xong đem ra cạo rửa sạch với nước pha chút dấm rồi tráng lại cho sạch bằng nước lạnh.
  • Cho vào nồi nước sôi một muỗng canh rượu thơm, chút xíu muối, vài lát gừng, cho tất cả các loại thịt vào trụng sơ đổ ra thau nước lạnh và rửa sạch lại lần nữa, rồi xát rượu thơm cho đều, để yên khoảng 5 phút xong ướp với chút hành tỏi băm nhuyễn.
  • Cho một muỗng rượu thơm, nước tương, hắc xì dầu, ngũ vị hương, dầu hào ,đường vào thau, tai vị nướng sơ cho thơm cho vào thau luôn, quậy đều xong cho tất cả các loại thịt đã ướp hành tỏi vào ướp chung khoảng 3 hks cho thấm đều.
  • Cho chảo lên bếp, phi thơm hành tỏi, vớt thịt trong thau ra và cho vào chảo chiên cho săn lại, cho tiếp phần nước ướp thịt vào luôn.
  • Chờ cho nước ướp thịt thấm đều vào thịt, cho nước dừa tươi vào, hạ lửa vừa cho thịt chín đều.
  • Tim và lưỡi heo sẽ chín trước, khi xăm thịt thử thấy vừa chín tới là vớt ra trước, rồi cứ hầm bao tử tiếp tục cho mềm.
  • Khi bao tử vừa chín mềm, cho tất cả trở lại vào nồi nấu thêm vài dạo nữa là được.
  • Xắt thịt thành lát mỏng, cho trở lại vào chảo nước phá lấu , trộn đều rồi cho ra dĩa, dọn ăn kèm dưa leo, cà chua, dưa cải chua, củ kiệu chua ngọt

Chú ý:  Phần làm sạch đồ lòng heo rất quan trọng trong món phá lấu, nêm nếm ngon cách mấy nhưng khi mình làm thịt không kỹ dễ nghe mùi hôi là hư luôn món ăn ngon. Tim và lưỡi heo canh chừng nấu quá, thịt phá lấu làm mềm quá cũng sẽ mất ngon nữa.

Những loại phá lấu ngon khác bạn cũng nên thử một lần

pha-lau-thuongmomosfoodwold-15211717892268727703

  • Phá lấu luộc

Được yêu thích bởi sự thanh đạm, ít dầu mỡ kết hợp cùng nước chấm được pha chế đặc biệt.

  • Phá lấu nướng

Món ăn đan xen giữa vị mặn – ngọt cùng được nướng lên với mùi thơm lừng. Phá lấu nướng ngon hơn khi dùng kèm các loại nước chấm pha chế riêng hoặc với muối ớt xanh.

  • Phá lấu mì tôm

Hay còn được gọi là mì gói phá lấu là sự kết hợp hoàn hảo giữa nước dùng phá lấu với cái dai, mềm của mì cùng vị chua nhẹ của nước me. Bên cạnh đó, mọi người còn thể dùng theo cách mì khô phá lấu (nước dùng để riêng bên cạnh) cũng rất ngon.

  • Bánh mì phá lấu

Đây là một trong những biến tấu được yêu thích nhất so với cách ăn truyền thống (dùng với cơm) của người Tiều. Bẻ từng miếng bánh mì chấm với nước dùng và kèm 1 miếng phá lấu hoặc chẻ đôi bánh mì và cho phá lấu vào giữa với cách ăn nào thì bạn cũng sẽ bị mê hoặc bởi món ăn này.

  • Phá lấu xào me/ rau muống

Cách chế biến này không khác nhiều với phá lấu truyền thống nhưng lại được thêm vào vị chua của me tạo sự mới lạ, độc đáo.

  • Cơm tấm phá lấu

Món ăn này kết hợp giữa cách làm truyền thống với món cơm tấm đặc sản miền Nam, là sự hòa quyện giữa độ giòn dai của phá lấu với vị ngọt chua của đồ chua, vị béo của mỡ hành của cơm tấm.

Cách làm nước chấm phá lấu

anh4_ezeb

Hình minh họa

Các “biến tấu” của phá lấu sẽ ngon hơn khi bạn dùng kết hợp với nước chấm được pha theo công thức đặc biệt. Nếu bạn chưa biết cách làm nước chấm phá lấu thì có thể tham khảo ngay sau đây.

Nước chấm được pha theo công thức sau: 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh nước tắc, 1 muỗng canh đường và một ít ớt hiểm cắt lát. Đầu tiên, bạn cho đường và nước mắm vào chảo, bắc lên bếp đun đến khi đường tan hết thì tắt bếp. Kế tiếp, bạn cho hỗn hợp vào một cái chén và để nguội. Nước mắm đường nguội thì bạn cho 1 muỗng canh nước tắc cùng vài lát ớt gia giảm theo khẩu vị vào. Lưu ý là đợi nước mắm nguội rồi mới cho nước tắc vào nếu không nước mắm sẽ bị đắng nhé!

Diệu Hằng ( tổng hợp)

Rate this post

Viết một bình luận