MỘT BỘ HỒ SƠ TÀI CHÍNH KHI ĐI DU HỌC MỸ BAO GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO? – IEE

Một bộ hồ sơ chứng minh khả năng tài chính là một thành phần không thể thiếu trong một bộ hồ sơ du học Mỹ. Quá trình này chưa bao giờ là dễ dàng bởi nó bao gồm rất nhiều thủ tục và các thành phần hồ sơ khác nhau. Tuy nhiên, nếu như có sự tìm hiểu từ trước về những thủ tục cần thiết, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh sẽ có được sự chuẩn bị tốt nhất, nâng cao tỷ lệ thành công khi xin visa.

1. Hồ sơ tài chính du học Mỹ là gì?

Đối với các bạn học sinh có mong muốn đi du học Mỹ, việc làm hồ sơ kê khai tài chính là một yếu tố bắt buộc. Thực chất, việc chứng minh tài chính nhằm thiết lập sự tin tưởng với Đại sứ quán về khả năng kinh tế của gia đình mình. Điều đó đồng nghĩa với việc gia đình học sinh bảo đảm kinh phí cho suốt quá trình học tập. Các bạn sẽ có thể tập trung vào việc học thay vì lo lắng đi làm thêm để đóng học phí, trang trải chi phí sinh hoạt,… 

Ngoài ra, việc chuẩn bị hồ sơ tài chính khi đi du học Mỹ này giống như một cam kết rằng bạn sang đây chỉ với mục đích học tập chứ không phải để đi làm kiếm tiền hay có bất cứ ý định nào khác.

2. Hồ sơ chứng minh tài chính du học Mỹ bao gồm những thành phần nào?

2.1. Mức contribution 

Mức Contribution (gọi tắt là mức contri) là số tiền phụ huynh muốn đóng cho học sinh đi học hàng năm. Mức contri được tính như sau: 

Mức contri = tổng tiền học + chi phí ăn, ở trong ký túc trường – số tiền trường hỗ trợ

2.2. CSS của College Board

CSS của College Board là mẫu tài chính khai bằng tiền Việt Nam Đồng trên website của College Board. Mỗi học sinh sau khi đăng nhập vào tài khoản College Board của mình sẽ được nhập thông tin cá nhân vào CSS. Mẫu CSS yêu cầu quy đổi và khai toàn bộ thông tin thu nhập bằng tiền Việt và học sinh phải gửi từ website College Board tới các trường đại học. 

  • Phí gửi CSS: 15$/ trường. 

  • Thời gian gửi: trong vòng 7-10 ngày. 

Do đó, học sinh cần hoàn thiện & gửi CSS sớm để kịp deadline. Trường sẽ đọc mẫu này, đối chiếu với các thông tin trên xác nhận thu nhập, xác nhận sổ tiết kiệm để biết phụ huynh và học sinh có thể đóng góp bao nhiêu tiền một năm, từ đó cho học sinh hỗ trợ tài chính phù hợp.

2.3. IDOC của College Board

Sau khi học sinh gửi CSS, một vài trường yêu cầu học sinh nộp hồ sơ tài chính bổ sung trên một trang khác cũng thuộc website của College Board, tên gọi chung là IDOC. Hồ sơ IDOC thường chỉ dành cho học sinh Mỹ nộp bảng khai thuế hàng năm để trường kiểm tra, do đó học sinh quốc tế không cần nộp. Thay vào đó, học sinh quốc tế cần khai form: không phải khai thuế. Việc khai form sẽ được hướng dẫn trong phần hướng dẫn khai các biểu mẫu. Sau đó học sinh vẫn phải nộp các giấy tờ như: xác nhận thu nhập, xác nhận sổ tiết kiệm lên IDOC hoặc lên website của trường. 

Một khi đã khai thông tin trên CSS và nộp CSS cho trường, phụ huynh và học sinh sẽ không thể điều chỉnh thông tin đã khai khi nộp hồ sơ này cho các trường khác. Do đó, các trường yêu cầu học sinh nộp CSS sẽ phải được khai cùng một mức contri. Phụ huynh học sinh cần xác nhận mức contri trước khi chốt danh sách trường để trung tâm chọn trường cho phù hợp.

2.4. ISFAA/ COF của College Board 

Đây là các form mẫu khác, cũng là mẫu của College Board, nhưng là form giấy và học sinh phải khai bằng tay, xin chữ ký của bố mẹ vào bản mẫu. ISFAA là viết tắt của International Students Financial Aid Application tức là đơn xin hỗ trợ tài chình của học sinh quốc tế. Đơn này nội dung tương tự với đơn CSS, nhưng học sinh phải khai toàn bộ thông tin tài chính bằng đơn vị Đô-la Mỹ (USD), và ghi tỉ giá chuyển đổi. Tỉ giá sẽ được tính bằng tỉ giá ngân hàng ghi trên xác nhận sổ tiết kiệm, hoặc tỉ giá của Vietcombank tại ngày khai form. Đơn này phải có chữ ký của cả bố & mẹ. 

COF là viết tắt của Certificate of Finance tức là xác nhận tài chính. Đây là xác nhận phụ huynh sẽ đóng tiền cho con đi học. Xác nhận phải khi toàn bộ thông tin tài chính bằng đơn vị Đô-la Mỹ (USD), và ghi tỉ giá chuyển đổi tương tự như trên đơn ISFAA. Trên mẫu này có phần chữ ký của phụ huynh thì chỉ cần chữ ký đại diện của một trong hai phụ huynh. Thường thì học sinh chỉ cần nộp hoặc CSS hoặc bộ ISFAA/ COF.

2.5. Form ISFAA/ COF riêng của trường

Một vài trường có đơn ISFAA/ COF riêng do trường cung cấp. Học sinh cần theo dõi tìm hiểu trên website của trường thường xuyên để cập nhật mẫu, ngoài ra cần nộp hồ sơ sớm để lấy mẫu trên Portal về khai cho kịp thời gian deadline.

2.6. Income Certificate (xác nhận thu nhập) 

Income Certificate (xác nhận thu nhập) là xác nhận do cơ quan/ công ty của phụ huynh cung cấp, xác nhận vị trí làm việc, thời gian làm việc, thu nhập hàng năm trước thuế, số thuế đã nộp, thu nhập sau thuế có chữ ký của quản lý nhân sự hoặc giám đốc công ty và con dấu chính thức của công ty xác nhận.

2.7. Bank Statement (xác nhận sổ tiết kiệm) 

Bank Statement (xác nhận sổ tiết kiệm) là xác nhận số tiền tiết kiệm phụ huynh hiện có. Sổ tiết kiệm nên có hạn từ 3 – 6 tháng.

>> Xem thêm các chủ đề liên quan đến Du học Mỹ:

1. 6 điều kiện để đi du học Mỹ

2. 12 cách giúp bạn nắm chắc trong tay suất học bổng danh giá của các trường đại học Mỹ

3. 10 điều cần biết về du học Mỹ – Những thông tin về du học Mỹ không phải ai cũng biết

4. Du học Mỹ 2021: Muốn đi du học Mỹ cần IELTS bao nhiêu? 

5. Du học Mỹ: Làm thế nào để quyết định nên thi SAT hay ACT?

6. 10 mẹo giúp chuẩn bị tốt bài thi SAT và ACT

7. SAT TEST: Cách quản lý thời gian hiệu quả khi làm bài thi SAT

8. Du học Mỹ 2021: Danh sách những việc cần làm nếu muốn được đi du học Mỹ trong bối cảnh đại dịch

9. Thời điểm tốt nhất để thi SAT, ACT chuẩn bị cho bộ hồ sơ du học

10. Tổng hợp những thông tin quan trọng về TOEFL

Rate this post

Viết một bình luận