Một số loại cây giúp hạ sốt cho trẻ em – Thuốc và sức khỏe

Sốt ở người nói chung và trẻ con nói riêng là một triệu chứng chứ không phải là bệnh, vì nó là phản ứng bình thường của cơ thể trước một tác nhân gây bệnh nào đó. Sốt giúp chống lại sự nhiễm trùng bằng cách khởi động hệ miễn dịch của cơ thể.

Các nguyên nhân gây sốt ở trẻ em thường từ các bệnh do virus như cảm lạnh hoặc cảm cúm. Một vài nguyên nhân là do bệnh từ vi khuẩn mang lại như nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc đường tiểu. Mọc răng đa số không phải là nguyên nhân gây sốt ở trẻ em.

Hầu hết các cơn sốt do virus sẽ kéo dài khoảng 3-5 ngày, không bao giờ quá 7 ngày, nếu sốt trên 7 ngày là có nhiễm khuẩn kèm theo nên phải dùng kháng sinh phôi hợp để điều trị. Không phải cứ sốt cao là bệnh nặng mà hành vi phản ứng của trẻ mới nói lên trẻ bệnh nặng hay nhẹ. Sự co giật và tổn thương não thường chỉ xuất hiện khi nhiệt độ cơ thể cao hơn 42°c. Thông thường, thuốc hạ sốt đầu tay được sử dụng là paracetamol dưới dạng bào chế bột hòa tan, viên sủi bọt, cốm, siro hoặc viên nén, viên nhộng, đơn chất hoặc kết hợp để thích hợp với từng độ tuổi, từng loại bệnh. Thuốc bắt đầu có tác dụng sau uống khoảng 15 — 30 phút, và kéo dài khoảng 4 — 6 giờ sau khi uông thuốc. Thuốc sẽ giúp giảm nhiệt độ cơ thể trẻ xuống từ 1 — 2°c, thuốc hạ sốt cũng không gây hạ thân nhiệt quá mức ở trẻ.

Tuy nhiên không phải cứ sốt là lúc nào cũng phải dùng đến thuốc hạ sốt, chỉ nên dùng đến thuốc hạ sốt khi trẻ sốt hơn 38,5°c. Ngoài ra có những trường hợp trẻ đã uông đủ liều thuốc hạ sốt nhưng nhiệt độ cơ thể vẫn hạ rất ít hoặc không hạ. Trong những trường hợp đó, tuyệt đôi không tự ý tăng thêm liều thuốc hạ sốt cho trẻ vì có thể sẽ gây biến chứng viêm gan cấp hoặc suy gan cho trẻ. Nên nhờ đến sự tư vấn của nhân viên y tế hoặc sử dụng thêm các phương pháp hạ sốt khác ngoài thuốc Tây. Dưới đây là một số loại thảo dược có thể giúp hỗ trợ việc hạ sốt cho trẻ trong trường hợp chưa cần đến thuốc hạ sốt hoặc không thể tăng liều thuốc hạ sốt:

  • Quả chanh:

    chanh có khả năng giúp hạ sốt nhanh, vỏ và lá chanh chứa nhiều tinh dầu, được dùng để trị ho, cảm cúm, hạ sốt, chông viêm; nước cốt chanh chứa nhiều vitamin Bl, B2, vitamin c, acid citric giúp giải nhiệt, lợi tiểu, kháng viêm, giảm ho và khan tiếng.

Cách làm: lấy quả chanh để nguyên cả vỏ, cắt làm nhiều lát mỏng sau đó cầm lấy từng lát chanh chà nhẹ nhàng lên giữa trán, ở khủy tay, khủy chân và dọc sông lưng của trẻ.

Lưu ý: Không chà chanh vào các vùng da trầy xước hay đang nổi ban, nổi sẩy. Chà chanh lên da trẻ có thể gây xót một tí nhưng không sao cả cứ chà nhẹ nhàng mỗi nơi khoảng 1 phút rồi để yên đó chừng 4-5 phút mới lau sạch lại bằng khăn ướt đã vắt.

  • Chanh và lá tía tô:

    mỗi thứ một nắm to, rửa sạch rồi giã nát, sau đó đổ vào một ít nước ấm rồi đảo đều. Vét tất cả lá đã giã nát vào một tấm khăn sạch, túm lại, vắt lấy nước cốt cho uống. Phần bã còn lại thì xoa vào người từ đầu, mặt xuống tới ngực, lưng, bụng, tay chân. Xoa tới đâu cảm giác mát trở lại tới đó, chỉ sau khoảng 10 phút cơn sốt có thể giảm hẳn. Bài thuốc này rất hiệu quả để cắt những cơn sốt cao 39,5 – 40°c.

 

  • Rau húng quế, húng quê ngoài tác dụng trị sổ mũi cho trẻ rất tốt khi kết hợp với tỏi nướng, còn có khả năng giúp hạ sốt khá hiệu quả.

Cách làm: hái lá húng quế chừng 30 lá, với một nhánh nhỏ gừng băm nhuyễn. Sau đó cho cả 2 vào nồi đổ chừng 200ml nước vào đun sôi, vặn lửa vừa đun còn lại phân nửa. Sau đó rót vào ly và cho thêm 1 — 2 thìa mật ong vào, cho trẻ uống làm 3 lần trong ngày, mỗi lần cách nhau 4 tiếng, uống hết trong ngày không để lại hôm sau. Nếu không dùng húng quế, có thể thay thế hoàn toàn bằng lá cây Sài đất, lá cây Bồ công anh, hoặc lá rau Sam, cách làm hoàn toàn tương tự.

  • Cỏ nhọ nồi (còn gọi là cỏ mực): có thể tìm hái cây nhọ nồi mọc trong vườn nhà hoặc ở các vùng nhiều đất ruộng.

Cách làm: hái một nắm nhỏ cỏ nhọ nồi lấy phần thân cây và lá, bỏ phần hoa với rễ, rửa sạch rồi ngâm nước muối pha loãng chừng 15 — 20 phút. Sau đó giã thật nát, cho vài thìa nước đun sôi vào dùng khăn lọc kỹ lấy nước cốt cho bé uống, có thể cho thêm ít chút đường hoặc mật ong cho dễ uống. Giã một lần có thể chia làm 2 lần cho uống, lần cho uống chừng 20 – 30ml tùy theo trẻ uống được đậm hay nhạt mà pha loãng hay đặc. Uổng 2-3 lần trong ngày đều được. Còn với bã nhọ nồi thì cho vào khăn sạch dấp lên trán cũng giúp hạ sốt. Trẻ không uống được thì lấy một nắm tươi rửa sạch, giã nát lấy cả xác và nước cho vào khăn rồi đắp lên trán, và dùng một nửa để chà nhẹ nhàng lên các chỗ như nách, bẹn để hạ sốt.

  • Rau diếp cá và rau má : dùng một nắm to mỗi thứ lá, rửa sạch, giã nát nhuyễn, đổ vào một bát nước. Tất cả đem đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút, sau đó chắt lấy nước để nguội dùng cho trẻ uống dần, lượng tùy thích. Để tăng hiệu quả chữa sốt có thể dùng bã rau diếp cá và rau má sông giã nát đắp vào trán, cho vào bao rồi kẹp vào nách trẻ.
  • Tắm gừng:Trước đây, người ta thường kiêng kị việc tắm cho trẻ mỗi khi bị sôt. Ngày nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh, tắm chính là cách hạ nhiệt cơ thể rất nhanh nếu trẻ được tắm cho đúng cách. Việc hạ nhiệt cho bé khi sốt là cực kỳ quan trọng vì não trẻ còn yếu nếu đế xảy ra co giật sẽ rất dễ bị tổn thương. Tắm là cách chủ yếu để hạ nhiệt cho não. Gừng có tác dụng giữ ấm cơ thể, nhưng không phải vì vậy mà trẻ đang sốt khi tắm gừng sẽ bị sốt cao hơn. Tắm gừng sẽ giúp cơ thể xuất mồ hôi ra nhanh hơn và làm giảm thân nhiệt.

Cách làm: Giã một củ gừng to cho thật nát, cho vào một bát nước sôi, để chừng 15 phút, sau đó pha cả gừng và nước gừng vào chậu nước khoảng 30 — 35°c để tắm cho bé. Chọn chậu tắm sâu lòng một chút, thả bé nằm ngửa ngập ngực thường. Việc tắm gừng cho trẻ đang bệnh cảm – ho – sổ mũi là cực kỳ quan trọng, sẽ giúp bé mau hết bệnh hơn hẳn.

Các lưu ý quan trọng

Các cách nêu trên tốt nhất chỉ áp dụng cho trẻ trên 12 tháng tuổi. Với trẻ dưới 6 tháng, nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi sốt từ 38,5°c trở lên để an toàn. Dưới 38,5°c chỉ cần lau người bằng khăn ấm cho trẻ là được. Sau khi áp dụng các hình thức hạ sốt kể trên từ 15 — 20 phút cần đo lại nhiệt độ cho trẻ, nếu trẻ vẫn sốt từ 38,5°c trở lên lúc ấy cần cho con uống ngay thuốc hạ sốt. Trẻ có tiền sử co giật thì sốt trên 38°c là cần uống luôn thuốc hạ sốt chứ không nên cố áp dụng hạ sốt cho con bằng các cách dân gian.

Trích THUỐC & SỨC KHỎE

3/5

(2 Reviews)

Rate this post

Viết một bình luận