Cá Rồng là loại cá được xếp vào hàng đầu trong thế giới cá cảnh, vì vẻ đẹp, giá trị cao tạo nên sự ưa chuộng rộng rãi. Dưới đây là một số tiêu chuẩn để đánh giá vẻ đẹp của cá rồng.
Một số tiêu chuẩn đánh giá vẻ đẹp của cá Rồng
Cá Rồng là loại cá được xếp vào hàng đầu trong thế giới cá cảnh, vì vẻ đẹp, giá trị cao tạo nên sự ưa chuộng rộng rãi. Dưới đây là một số tiêu chuẩn để đánh giá vẻ đẹp của cá rồng.
Cá Rồng là loại cá được xếp vào hàng đầu trong thế giới cá cảnh
1, Màu sắc: Phần quan trọng nhất là màu sắc của cá bởi vì màu sắc là cái thu hút đầu tiên đối với người xem. Nếu cá có thân hình toàn diện nhưng màu sắc không tốt thì cá không hoàn hảo. Tùy theo chủng loại mà có màu sắc khác nhau nhưng màu phải sáng đẹp.
2, Thể hình: Cơ thể cá không quá béo cũng không quá gầy. Hình dạng của cá ảnh hưởng bởi môi trường cung cấp thức ăn cho cá ăn. Đủ rộng, đủ dài, đồng thời phải đối xứng, vây của các vùng phải hoàn chỉnh.
3, Vảy: Cần chỉnh tề, có màu sắc đẹp, bóng sáng, điều đặn. Quan trọng nhất là vảy lớn, không biến dạng.
4, Râu: Dài và thẳng, đều nhau, phù hợp với màu sắc và chủng loại của cá. Một trong hai râu bị mất đi hay không điều làm mất giá trị của con cá. Râu phải đưa về phía trước trong khi bơi.
Một số điều lưu ý để tránh nguy hại đến râu
– Không được trang trí đá lớn, bén trong bể.
– Không nên cho ăn ở góc bể, mà cho ăn ở giữa bể.
– Không được gõ vào thành bể làm cá hoảng sợ nhảy lên va chạm vào thành bể.
– Trùm bể lại bằng nắp cứng có lót vật liệu mềm.
1, Vây: Vây cá giống như tứ chi cho nên vây bị rách hay tổn thương làm cá mất đi vẻ đẹp. Vây đẹp phải lớn và mở căng ra, tia vây phải thẳng, xuôi thuận, không được lệch lạc, nghiêng vẹo.
2, Một số điều lưu ý để tránh nguy hại đến vây
– Không trang trí vật liệu sắc bén trong bể.
– Không nuôi các loài cá khác trong bể.
– Chỉ sử dụng vợt để vớt cá khi cá còn nhỏ. Khi cá dài 15cm không nên dùng vợt mà dùng bao nilon đôi để bắt cá ra khỏi bể. Nếu tia vây cứng bị gãy hoặc là không mọc lại thì nhẹ nhàng dùng kéo cắt ra và tia vây mới sẽ mọc ra. Trong trường hợp nhiều tia vi bị rách thì trước nhất gây mê cá và dùng kéo cắt bỏ chúng.
3, Nắp mang: Phải sát thân cá, phía xương mềm phải phẳng xuôi, nắp mang phải có độ sáng,mịn màng , ống mượt. Cần chú ý những điều sau đây:
– Không trang trí những vật liệu sắc bén trong bể.
– Duy trì nhiệt độ nước từ 26-28oC.Nắp mang và cơ đầu bị nhăn khi nhiệt độ quá cao. Mọi sự thay đổi nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến nắp mang.
– Nước phải sạch, không nhiều vật chất hữu cơ.
– Sục khí để cung cấp oxy cho bể nuôi.
4, Mắt: Trong tự nhiên,mắt cá tập trung trên mặc nước để tìm mồi sống. Tuy nhiên khi nuôi trong bể kính do nước trong suốt thì mắt cá có xu hướng nhìn xuống và thức ăn có sẵn dẫn đến mắt ít hoạt động. Điều này làm cho cá có một lớp mỡ bao quanh mắt. Tóm lại mắt cá phải đều nhau, không được xệ xuống, chuyển động tự nhiên, màu sắc rõ rệt, không được trắng đục.
5, Miệng: Phải khép kín, không được lồi ra, chỗ nhọn hàm dưới không được có thịt thừa. Trong bể cá thường hay đụng vào thành bể cho nên cá mất đi lớp thịt dưới môi. Do đó bể nuôi phải rộng và phải đặt máy tạo sóng nước trong bể.
6, Răng7, : Phải đều, không được thiếu, mất hay tổn thương.
8, Hậu môn: Không được lồi ra, phải khớp với độ cong của bụng cá.
9, Dáng bơi: Tư thế bơi chính xác là phải bơi trên mặc nước, các vây đều duỗi căng ra, râu phải thẳng, không được bơi nghiêng hay ngửa.