Mũ lưỡi trai là gì? Mũ lưỡi trai là tên gọi ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ của một loại mũ đội. Chắc hẳn ai cũng đã từng sử dụng loại mũ cá tính này. Cùng AVASport tìm hiểu các thông tin chi tiết về loại mũ này và những dòng mũ lưỡi trai phổ biến nhé!
1Mũ lưỡi trai là gì?
Mũ lưỡi trai là loại mũ đội có cấu tạo 2 phần gồm phần chụp đầu tròn, có thể che phủ nửa đầu, từ ngang tai đến đỉnh đầu. Phần lưỡi trai nhô ra ngoài có hình bán nguyệt để tránh ánh nắng mặt trời.
Mũ lưỡi trai là tên gọi phổ biến ở khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ, còn ở miền Nam và Nam Trung Bộ, loại mũ này vẫn được gọi là nón kết. Trong Tiếng Anh loại mũ này vẫn được gọi ngắn gọn là cap.
Mũ lưỡi trai ra đời vào đầu thế kỉ XIX, vào năm 1860, Brooklyn Excelsenson đã đội một chiếc mũ được coi là tổ tiên của dòng mũ lưỡi trai hiện đại. Lúc này mũ đang có thiết kế khá dài, trên đỉnh đầu có 1 nút tròn. Đến những năm đầu thế kỉ 20, “phong cách Brooklyn” dần trở nên phổ biến, và hình thành hình dạng mũ lưỡi trai giống như hiện tại.
2Cấu tạo mũ lưỡi trai
- Phần mũ bao quanh đầ
Đây là phần chính của một chiếc mũ lưỡi trai. Thông thường, phần này được tạo từ 5 – 6 mảnh vải, chia thành 3 mặt cơ bản khác nhau: mặt trước, mặt sau, mặt bên hông. Phần này chủ yếu có tác dụng che nắng, bảo vệ cho đầu.
- Phần lưỡi trai, miếng che nắng
Phần lưỡi trai có tác dụng bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời. Mỗi thương hiệu thường sẽ thiết kế hình dạng, kích thước phần lưỡi trai khác nhau thích hợp với thương hiệu của mình. Phần này thường được dệt 100% từ sợi bông tự nhiên, vải lưới nylon,…
- Phần nút trên đỉnh đầu
Là nút tròn ở đỉnh mũ, có công dụng cố định những mảnh vải của mũ. Nút này được làm bằng kim loại và bọc ngoài bằng vải để tránh bị rỉ sét.
- Băng gai dính cố định nón
Phần này có công dụng điều chỉnh kích thước của mũ vừa với đầu. Có các loại cố định nón như băng gai dính, khóa dán, khóa lỗ đôi,… Mỗi thương hiệu sẽ có khóa cố định làm từ các chất liệu, màu sắc, kiểu dáng đa dạng.
- Lỗ thông khí
Có thể giúp thông khí từ trong ra ngoài, điều hòa nhiệt độ, để bạn luôn có cảm giác dễ chịu nhất. Lỗ thông khí thường ở mặt trước và 2 bên hông của mũ.
3Các dòng mũ lưỡi trai phổ biến
Trên thị trường hiện nay có 2 loại mũ lưỡi trai phổ biến gồm mũ lưỡi cong và mũ lưỡi phẳng.
Dòng mũ lưỡi cong
Adjustable cap (Mũ điều chỉnh size): Với loại mũ này, bạn có thể dễ dàng chỉnh kích thước của mũ. Có nhiều kiểu dây điều chỉnh (dây da, dây vải, dây dù). Bên cạnh đó, có các loại chỉnh size khác như khoá kéo – “zipback”, cột dây- “tieback”,…
Kiểu mũ này khá được các chị em ưa chuộng khi hoạt động thể thao, đầu búi tóc đuôi ngựa,…
Mesh cap (Mũ lưới): Phần lưới phía sau thường chiếm ⅔ diện tích phần mũ. Có các dòng mũ lưới thường gặp như Adjustable, Fitted và Trucker,…
Loại mũ Trucker xuất hiện vào năm 1960, từ các tài xế chở nông sản, từ các nông trại. Phần trước mũ thường được in logo công ty, thương hiệu.
Fitted cap (Mũ liền gáy/bo đầu/bít đuôi): Loại mũ này thường được cánh mày râu ưa chuộng hơn là các chị em bởi mũ được thiết kế bít cả đầu, cố định size. Vậy nên, muốn sở hữu loại mũ này bạn phải biết chính xác số đo đầu theo size mũ thiết kế S/M/L.
Dòng mũ lưỡi phẳng
Dòng mũ lưỡi phẳng này thường có quai bấm cố định kích thước. Loại mũ này mang đến phong cách thời trang cá tính, ấn tượng, vậy nên, được rất nhiều bạn trẻ ưa chuộng.
4Những chất liệu mũ lưỡi trai phổ biến
Vải cotton
Chất liệu vải cotton được sử dụng nhiều trong may mặc quần, áo, váy, mũ,… luôn được đa số người tiêu dùng ưa chuộng.
Ưu điểm:
- Vải cotton hay còn gọi là vải bông tự nhiên được dệt từ tơ tằm, mang đến sự thoải mái, thoáng mát, mềm mại khi sử dụng.
- Đặc biệt, vải cotton có khả năng thấm hút mồ hôi cao, mang đến tính tản nhiệt tốt. Dùng vải cotton vào mùa hè giúp kiểm soát độ ẩm, và ấm áp trong mùa đông.
- Mũ lưỡi trai được làm từ chất liệu vải cotton là một item tuyệt vời để sử dụng để đi nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời. Hơn nữa, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về độ thoáng mát, tính tản nhiệt của mũ, mà không phải lo sợ tóc bị bết dính khi hoạt động.
Nhược điểm: Vốn có đặc tính mềm mại, nên những chiếc mũ lưỡi trai được làm từ chất liệu vải cotton đều không có form cố định, mũ dễ bị nhăn. Vậy nên, bạn hãy bảo quản cũng như vệ sinh, giặt thật đúng cách nhé!
Vải Polyester
Polyester là một loại sợi tổng hợp, được sản xuất từ nhựa tái chế. Loại vải này thường được sử dụng để sản xuất những bộ quần áo, dụng cụ bảo hộ chống nước và chống mài mòn.
Ưu điểm:
- Chống nước và một số chất khác, chống nhăn.
- Mũ lưỡi trai được làm từ chất liệu vải Polyester vô cùng bền bỉ, bảo vệ bạn khỏi ánh nắng mặt trời và bạn có thể hoàn toàn an tâm đội khi trời mưa. Bên cạnh đó, chất liệu này có thể cho sản phẩm lên màu đẹp, ấn tượng.
Nhược điểm: Có khả năng chống thấm tốt là vậy, nhưng mũ lưỡi trai với chất liệu vải Polyester có thể mang đến cảm giác khó chịu cho người dùng bởi mũ khá thô cứng. Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng, bạn nên bảo quản mũ cẩn thận, tránh dùng các loại hóa chất mạnh để giặt mũ để không bị phai màu.
Vải Jeans
Vải jeans chắc chắn không còn xa lạ gì với tất cả mọi người. Vải jeans được sử dụng để sản xuất tất cả các loại trang phục như quần, váy, áo, mũ,…
Ưu điểm:
- Chất vải này vô cùng bền bỉ, được dệt hoàn toàn từ vải cotton.
- Những món đồ được làm từ vải jeans chưa bao giờ lỗi thời. Vải jeans được vận dụng đa dạng để thể hiện những phong cách thời trang khác nhau, từ nhẹ nhàng, cổ điển, cho đến năng động, cá tính, hiện đại.
- Mũ lưỡi trai được dệt từ chất liệu vải jeans thường thể hiện rõ nét phong cách thời trang năng động, cá tính. Đây hoàn toàn là một sự lựa chọn tuyệt vời cho những hoạt động ngoài trời, bởi vải jeans có khả năng thấm hút vô cùng tốt, giúp thông khí, nhiệt độ.
Nhược điểm: Vải jeans khá dễ bị phai màu trong quá trình sử dụng, giặt,… Vậy nên, bạn nên tránh giặt mũ quá nhiều, hay giặt mũ bằng những chất tẩy để có thể kéo dài được tuổi thọ của mũ.
Vải kaki
Vải kaki là một loại vải thông dụng, thường được sử dụng để may quần áo, đồng phục.
Ưu điểm:
- Loại vải này khá bền, mát, có khả năng co giãn tốt.
- Mũ lưỡi trai được làm từ chất liệu vải kaki có thể thiết kế đa dạng màu sắc với nhiều kiểu dáng khác nhau. Vậy nên, mũ lưỡi trai kaki có thể phù hợp với mọi lứa tuổi.
Nhược điểm: Chất vải kaki khá mềm, nên sẽ hạn chế trong việc sản xuất những chiếc mũ có kiểu dáng phức tạp, nhiều chi tiết cầu kì.
Vải dù
Ưu điểm:
- Vải dù mang đến cảm giác dễ chịu, thoáng mát cho người dùng, nên được vận dụng đa dạng sản xuất các loại trang phục, mũ nón,…
- Mũ lưỡi trai từ chất liệu vải dù có độ bền cao, có thể dễ dàng giặt giũ. Mũ phù hợp với những hoạt động nhẹ nhàng, hoạt động thể thao,…
Nhược điểm: Tương tự với mũ lưỡi trai từ chất liệu vải cotton, mũ vải dù khá dễ nhăn, nhàu. Vậy nên, bạn hãy cố gắng giặt mũ bằng tay, để giữ form mũ cố định nhé!
Mong rằng các thông tin trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về mũ lưỡi trai và các dòng mũ phổ biến hiện nay. Vui lòng để lại bình luận dưới bài viết nếu có bất kỳ thắc nào về những thông tin trên để đội ngũ AVASport giải đáp nhé!