Nhận biết gỗ cẩm lai là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, ngay cả trên trang thư viện toàn cầu wikipedia thì cũng chưa đầy đủ. Theo wikipedia, gỗ Cẩm là loài thực vật thuộc họ Đậu (Fabaceae). Cây cẩm lai trưởng thành cao từ 15 m đến 30 m. Quả chứa một đến hai hạt, khi chín có màu nâu đến đen. Loài này phân bố ở Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Ở nước ta, chúng có chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Đây là loại gỗ được sử dụng rộng rãi nhờ độ bền cao cùng với vân gỗ đẹp, nhưng không phải ai cũng biết đến và phân biệt được chúng. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu những đặc điểm nổi bật và cách nhận biết và ứng dụng của gỗ cẩm lai trong cuộc sống hiện nay .
Phân loại, nhận biết gỗ cẩm theo vị trí địa lí và đặc tính cấu tạo
Hiện nay có rất nhiều cách phân loại cũng như tên gọi của dòng gỗ cẩm lai. Phổ biến nhất có 2 cách phân loại: theo vị trí địa lí và cấu tạo, tính chất của gỗ
Phân loại theo vị trí địa lí
Cây gỗ cẩm lai hiện tại chỉ còn số lượng hữu hạn phân bố tại Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam, Nam phi. Trong giới hạn bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu 3 loại gỗ cẩm phổ biến nhất tại nước ta đó là cẩm Việt, cẩm Lào và cẩm Nam Phi.
Cẩm Lào
Gỗ cẩm Lào phân bố chủ yếu ở phía Nam Lào, giáp ranh các tỉnh Tây Nguyên của Việt Nam. Cây trưởng thành có chiều cao từ 15-20m, đường kính thân lớn nhất có thể lên tới 30-35cm. Gỗ có đặc tính cứng, ít xơ, thớ gỗ mịn, vân gỗ màu nâu đen phân bố đậm nhạt không đều, gỗ có nhiều phần thịt có màu sắc ánh vàng nhạt, dăm gỗ khi bào có mùi thơm nhẹ, không có mùi thum thủm như gỗ cẩm lai Việt. Gỗ chứa tinh dầu nên khi đốt rất bắt lửa, khi cháy có tiếng nổ tí tách nhẹ, tro tàn trắng cuốn cong
Gỗ cẩm Lào
Cẩm Việt
Cẩm lai Việt là loại gỗ cẩm có giá trị cao nhất tại thị trường đồ gỗ nội thất nước ta, số lượng hiện tại rất ít, được xếp vào nhóm gỗ quý IA. Chúng phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên và các tỉnh Đông Nam bộ. Vì điều kiện sinh trưởng khó khăn nên thân gỗ cao chỉ từ 15-20m, đường kính thân 15-20cm. Gỗ có đặc tính cứng, phần thịt gỗ màu nâu đỏ đất bazan hoặc vàng (vàng nhạt hơn so với gỗ cẩm Lào), vân gỗ màu nâu đên xếp sít nhau và rất đều. Dăm gỗ khi bào ra ngửi có mùi thum thủm nhẹ, khi đốt không có tiếng nổ tí tách, tro tàn không cuốn
Gỗ cẩm Việt
Cẩm Nam Phi
Gỗ cẩm Nam Phi có nguồn gốc từ Nam Phi nhưng hiện nay được trồng chủ yếu ở Campuchia và Lào, được nhập khẩu về sản xuất, chế tạo nội thất trong nước. Nguồn nguyên liệu cẩm Nam Phi hiện nay còn rất phong phú nên giá thành của chúng rẻ hơn nhiều so với các dòng gỗ cẩm lai khác. Thịt gỗ có màu nâu sậm, nhiều dăm con, không có cảm giác trơn mịn; vân gỗ xếp sít nhau, có màu đen chạy thẳng đều hoặc theo gợn đám mây, dăm gỗ khi bào có mùi dịu nhẹ, đốt cháy nhanh, tro tàn màu trắng cuốn.
Gỗ cẩm Nam Phi
Phân loại theo cấu tạo, đặc tính
Gỗ cẩm lai
Giống như tên gọi của loại gỗ này thì có màu vàng gần sang sắc đỏ, là loại gỗ có giá trị cao thứ hai trong các loại gỗ cẩm nhờ vào màu sắc nổi bật, đường vân đẹp, đều, kết cấu gỗ chắc, có mùi hương vô cùng dễ chịu. Tuy nhiên, loại gỗ cẩm lai này ngày càng quý do việc khai thác một cách tràn lan do giá trị của nó.
Gỗ cẩm lai
Gỗ cẩm chỉ
Gỗ cẩm chỉ
Gỗ cẩm chỉ thuộc dòng gỗ quý hiểm, có giá trị cao nhất trong dòng gỗ cẩm nhờ hình dáng, màu sắc của các đường vân gỗ. Dòng gỗ cẩm này sở hữu đường vân rất mảnh, mềm mại như dải lụa, phân bố đều và lạ mắt, vân xoắn hoặc gợn hình đám mây
Trong dòng gỗ cẩm chỉ lại chia làm 3 loại: gỗ cẩm lông chuột, cẩm mặt quỷ và cẩm phèo
Gỗ cẩm lông chuột
cẩm lông chuột
Gỗ cẩm lông chuột là loại gỗ có vân dày, mịn, xếp lớp sít sao dày tới mức tưởng như những lớp lông thú. Vậy nên người ta gọi là cẩm lông chuột. Cẩm lông chuột có giá cao hơn cẩm thường tầm 20%.
Gổ cẩm mặt quỷ
gỗ cẩm mặt quỷ
Gỗ cẩm mắt quỷ thuộc dòng gỗ cẩm chỉ. Cẩm mắt quỷ thường phân bố ở những cánh rừng có đất đỏ bazan (khu vực Tây Nguyên, Đồng Nai, Bình Phước). Gỗ cẩm chỉ tại những vùng này thường có nhiều mắt gỗ tạo nên những đường cong huyền bí, thợ gỗ nhìn như mắt của quỷ dữ nên đặt tên cho loại gỗ này là cẩm mắt quỷ. Cẩm mắt quỷ có giá cao hơn cẩm thường tầm 20%.
Gỗ cẩm phèo
Gỗ cẩm phèo là loại gỗ cẩm có giá trị cao nhất và khó tìm nhất. Tỉ lệ xuất hiện chỉ là 1%, hàng trăm cây gỗ cẩm chỉ mới may mắn có được một khúc cẩm phèo. Vân cẩm phèo như đá hóa thạch, mang nhiều ý nghĩa phong thủy khi chế tạo đồ mỹ nghệ
Gỗ cẩm sừng
Gỗ cẩm sừng có màu đen đặc trưng, vân gỗ bóng bẩy, đậm nét. Phần thịt gỗ chủ yếu màu xám đen nhưng đa số có lẫn phần thịt màu vàng trắng ( phần rác), chính điều này làm nên sự khác biệt cho gỗ cẩm sừng, dựa vào điểm này để phân biệt gỗ mun sừng và muồng đen. Gỗ cẩm sừng đa số được dùng để chế tác lục bình phong thủy và tượng phong thủy.
Gỗ cẩm sừng
Gỗ cẩm thị
Gỗ cẩm thị
Gỗ cẩm thị có vân màu đen tuyền trên nền thịt gỗ màu vàng nhạt, giá trị của chúng cao hơn 20% so với dòng cẩm mặt quỷ do độ quý hiếm và thời gian sinh trưởng chậm. Vân cẩm thị màu đen tuyền và thưa hơn so với mun sọc có vân gỗ hơi ánh xanh đen
Trên đây là sự phân loại và nhận biết tương đối đầy đủ về các dòng gỗ cẩm được sử dụng nhiều trên thị trường hiện nay. Hiện nay, các sản phẩm được chế tác từ gỗ cẩm gồm nhiều chủng loại: sập gỗ, salon, lục bình, tượng phật, vòng tay, bàn thờ… có giá trị tương đối cao trên thị trường so với các sản phẩm gỗ khác
Quý khách có những món đồ gỗ xưa cũ nhưng chưa nắm rõ được giá trị cần mua bán, thanh lý. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để thanh lý đồ gỗ cũ, nhận báo giá thu mua đồ gỗ cũ xưa tốt nhất TPHCM. Hotline: 0914040991