Lĩnh vực Khoa học sức khoẻ – Sinh học – Môi trường đã và đang mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp thú vị cho các bạn trẻ. Đặc biệt, công nghệ sinh học được coi là “ngành của tương lai”. Rất nhiều câu hỏi như mức lương ngành công nghệ sinh học bao nhiêu? Ra trường làm gì? cho thấy ngành này chưa bao giờ “hết nhiệt”. Tìm hiểu chi tiết hơn về ngành nghề này thông qua những chia sẻ tại bài viết này.
Ngành công nghệ sinh học là gì?
Ngành công nghệ sinh học là ngành công nghệ nghiên cứu và vận dụng các hoạt động sống của sinh vật. Cụ thể là vi sinh vật, các tế bào động – thực vật. Mục đích nhằm ứng dụng vào các hoạt động sản xuất trong thực tế. Từ đó tạo ra các sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống phát triển kinh tế xã hội, xa hơn là bảo vệ môi trường sinh thái.
Ngành công nghệ sinh học có thể phân ra ba mức độ khác nhau: Công nghệ sinh học truyền thống, Công nghệ sinh học cận đại, công nghệ sinh học hiện đại.
Công nghệ sinh học kết hợp nhiều ngành như y học, hoá học, sinh học…
Ngành công nghệ sinh học có dễ xin việc không?
Công nghệ sinh học là ngành đang mở ra nhiều cơ hội việc làm bao gồm nhiều lĩnh vực như y tế, thực phẩm và đồ uống, kĩ thuật di truyền, khoa học pháp lý, quản trị môi trường và nhiều hơn nữa. Dù theo đuổi lĩnh vực nào trong ngành công nghệ sinh học thì học viên cũng sẽ đóng góp một vai trò trọng yếu trong việc tạo dựng tương lai thế giới.
Trong giai đoạn từ nay đến 2025, ngành công nghệ sinh học trên thế giới được dự báo sẽ có mức tăng trưởng khá cao, trong đó khu vực châu Á – Thái Bình Dương đóng vai trò dẫn đầu quốc tế với mức tăng cao nhất là 9%, tập trung ứng dụng vào 3 lĩnh vực chính giúp cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống con người là nông nghiệp, dược học và y học.
Tại Việt Nam, ngành công nghệ sinh học nằm trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ. Cụ thể là từ nay đến 2030 của Bộ Khoa học và Công nghệ với hơn 500 doanh nghiệp và trung tâm nghiên cứu đang hoạt động. Do đó, việc làm ngành công nghệ sinh học được nhận định là có tiềm năng phát triển rất lớn cả trong nước và quốc tế.
Cơ hội việc làm ngành công nghệ sinh học rất rộng mở
Ngành công nghệ sinh học nên học trường nào?
Hiện tại, ngành công nghệ sinh học được triển khai và đào tạo ở nhiều trường đại học và viện nghiên cứu trên cả nước. Nếu còn băn khoăn ngành công nghệ sinh học nên học trường nào thì dưới đây là gợi ý cho bạn.
Miền Bắc
- Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Đại học Nông lâm Bắc Giang
- Đại học Phương Đông
- Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên
- Đại học Lâm nghiệp
- Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
Miền Trung
- Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Nha Trang
- Đại học Vinh
- Đại học Đà Lạt
- Đại học Tây Nguyên
- Đại học Yersin Đà Lạt
- Đại học Khoa học (Đại học Huế)
Miền nam
- Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP. HCM
- Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM
- Đại học Mở TP. HCM
- Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP. HCM
- Đại học Công nghiệp TP.HCM
- Đại học Nông lâm TP.HCM
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Văn Lang
>>> Xem thêm: Học ngành công nghệ thực phẩm ra làm gì? Học ở trường nào tốt nhất?
Mức lương ngành công nghệ sinh học
Đối với sinh viên mới tốt nghiệp
Có thể thấy trong những năm xét tuyển gần đây, ngành Công nghệ sinh học được rất nhiều thí sinh quan tâm. Không chỉ có cơ hội việc làm đa dạng. Ngành còn có mức lương khá “hấp dẫn” so với các chuyên ngành cùng khối ngành. Mức lương của ngành tùy thuộc vào vị trí, địa điểm làm việc và năng lực chuyên môn. Mức lương ngành công nghệ sinh học cho người mới tốt nghiệp trung bình khoảng 8 triệu vnd.
Mức lương ngành công nghệ sinh học với từng mức kinh nghiệm là khác nhau
Đối với người có kinh nghiệm
Đối với các bạn trở thành nghiên cứu viên. Hoặc chuyên viên làm việc tại Viện nghiên cứu và các cơ quan nhà nước, mức lương sẽ được tính theo hệ số cơ bản.
Còn trong cơ quan hoặc các khối công ty kinh doanh nhà nước và tư nhân liên quan đến lĩnh vực Công nghệ sinh học thì mức lương đề xuất cho các vị trí như nhân viên kinh doanh, quản đốc sản xuất, giám đốc chất lượng sẽ cao hơn so với các việc làm của khối ngành nghiên cứu.
Mức lương trung bình được thống kê vào khoảng hơn 10 triệu vnđ/ tháng.
Tìm việc làm ngành công nghệ sinh học ở đâu?
Học công nghệ sinh học ra làm gì?
Những vị trí phổ biến cho cử nhân ngành công nghệ sinh học rất đa dạng. Đặc biệt là linh hoạt giữa các nhóm ngành khác nhau. Bạn có thể làm chuyên viên nghiên cứu phát triển sản phẩm thực phẩm hay chế phẩm sinh học, điều chế hóa mỹ phẩm, chuyên viên sinh học trong phòng thí nghiệm, chuyên viên quản lý chất lượng, dược sĩ,… Ngoài ra ngày càng có nhiều hơn các công việc mang tính chất liên ngành như truyền thông – marketing, phát triển thương hiệu trong lĩnh vực sinh học, thực phẩm hay giảng viên… Đây là những cơ hội mới mẻ, phù hợp với sự năng động, sáng tạo của người trẻ trong thời đại hội nhập.
Tìm nguồn tuyển dụng việc làm công nghệ sinh học uy tín
Tìm việc làm ngành công nghệ sinh học ở đâu
Còn rất nhiều vị trí khác nhau khi xem tin tuyển dụng ngành công nghệ sinh học. Một địa chỉ tổng hợp tin tuyển dụng uy tín cho bạn chính là TopCV. TopCV luôn cập nhật nhanh chóng nhất các việc làm hoa sinh học mới nhất. Để đảm bảo không bỏ lỡ những cơ hội nghề nghiệp tốt cho bản thân. Bạn hãy mau chóng tạo CV online và bật chế độ tìm kiếm việc làm. TopCv sẽ kết nối bạn với nhà tuyển dụng phù hợp trong thời gian ngắn nhất.
Mức lương ngành công nghệ sinh học rất hấp dẫn và cơ hội việc làm rộng mở. Những chia sẻ của Blog TopCv hy vọng đã giúp bạn có thêm thông tin cần thiết trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân.