Mụn ở mông bôi thuốc gì
Rất nhiều trường hợp hỏi rằng, bị mụn ở mông bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?, sử dụng các loại thuốc bôi cho mụn ở mặt có được không? Với những kinh nghiệm đã từng trải qua, thì tôi xin chia sẻ cho các bạn một vài điều khi bị mụn ở mông.
14/08/2018 20:00
Cách điều trị mụn ở mông bằng thuốc hiệu quả.
Trước khi đưa ra những loại thuốc bạn có thể sử dụng khi bị mụn ở mông thì t khuyên bạn một điều là đừng tự ý nặn mụn khi không biết nó là mụn gì, hay không thấy nhân mà vẫn cố gắng nặn ra. Bởi làm thế chỉ khiến bạn đau hơn, lâu khỏi hơn, mà tệ hơn là để lại vết thâm mụn sau khi khỏi. Vì thế trước khi sử dụng thuốc bôi thì bạn nên vệ sinh chỗ mụn đấy thật sạch sẽ bằng cách chấm cồn 3 – 5%, việc bôi cồn sẽ giúp cho mụn tự vỡ ra, hoặc cồi nhân trắng lên nhanh hơn. Sau đó bạn có thể sử dụng một số loại thuốc bôi dưới đây:
Mụn ở mông nên bôi thuốc gì? Nước muối có tác dụng chống viêm
- Bôi thuốc sát trùng như Betadine
Với thành phần chính là Povidone-Iodine cho nên có tác dụng sát khuẩn da và niêm mạc trước khi mổ, ngăn vi khuẩn xâm nhập sau phẫu thuật, hay dùng để sát khuẩn, trị mụn nhọt…sử dụng ngày 3 lần, bôi trực tiếp lên vùng bị mụn.
- Cồn lod 5%
Với công Iod thì bạn bôi thuốc lên vùng bị mụn để khử khuẩn hoặc vào vùng da tổn thương để tránh nhiễm khuẩn, ngày bôi 2 lần.
- Nước muối đặc
Nước muối đặc khi bôi lên sẽ có tác dụng làm giảm sưng mụn, diệt khuẩn, bạn sử dụng bôi nước muối đặc tương tự như 2 loại thuốc trên.
Ngoài việc bạn sử dụng thuốc bôi ngoài da như trên thì nếu bạn cảm thấy mụn của mình bất thường, thì nên đến các cơ sở y tế đển được khám và kê theo các thuốc kháng sinh uống liều cao. Việc bạn uống thuốc kháng sinh cũng sẽ giúp bạn bớt đau, bớt khó chịu và mụn cũng nhanh xẹp xuống.
Những lưu ý khi bị mụn ở mông
Trong quá trình chữa mụn nhọt ở mông, bạn cần phải lưu ý một số điều sau đây:
Việc bạn sử dụng thuốc điều trị mụn ở mông sẽ nhanh khỏi hơn nếu bạn tránh các đồ ăn nhiều dầu mỡ, các loại bánh kẹo nhiều đường, hay đồ cay nóng, rượu, bia chất kích thích…Bởi chúng sẽ có thể gây ra tình trạng Chúng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và khiến tình trạng mụn nặng hơn.
Dùng thuốc bôi, Không được dùng tay sờ, nặn hay tự ý lấy kim chích nặn mụn
Đặc biệt, không được dùng tay sờ, nặn hay tự ý lấy kim chích nặn mụn, bởi tay chúng ta rất nhiều vi khuẩn nên khi sờ vào dễ gây nguy cơ bị nhiễm trùng máu. Bạn cần phải để đến khi các nốt mụn chín hẳn thì nên tới viện hoặc ra trạm y tế để chích lấy cồi mụn ra.
Cần tắm rửa, vệ sinh và thay quần áo thường xuyên, nhất là sau khi lao động ở nơi bụi bẩn. Cần mặc quần rộng rãi để không kì cọ vào làm vỡ nốt mụn.
Như vậy là bạn đã có thể giải đáp thắc mặc về vấn đề Mụn ở mông bôi thuốc gì rồi đúng không. Hãy theo dõi các bài viết sau của chúng tôi để biết thêm nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống nhé.