Mùng 8 5 là ngày gì

*Ngày Quốc tế lao động 01/5.

Ngày Quốc tế Lao động 01/5 hàng năm, là ngày lễ kỷ niệm phong trào công nhân quốc tế và tôn vinh người lao động. Ngày Quốc tế Lao động có nguồn gốc từ cuộc bãi công quy mô lớn nổ ra tại Chicago (Mỹ) vào ngày 01/05/1886.

Sự ra đời của ngày này bắt nguồn từ năm 1886, tại Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ đã thông qua nghị quyết quyết định mỗi ngày các công nhân sẽ làm việc 8 giờ thay cho 11-12 giờ như trước. “ Nghị quyết nêu rõ: “…Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ”. Sở dĩ ngày 1/5 được chọn bởi đây là ngày bắt đầu một năm kế toán tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ. Vào ngày này, hợp đồng mới giữa thợ và chủ sẽ được ký. Giới chủ tư bản có thể biết trước quyết định của công nhân mà không thể kiếm cớ từ chối chấp hành vì hợp đồng cũ chưa kết thúc.

Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, hàng loạt đợt sóng bãi công liên tiếp nổ ra trên toàn nước Mỹ. Công nhân nghỉ làm, đi mít-tinh, diễu hành trên đường phố nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Khoảng 40 nghìn người không đến nhà máy. Họ tổ chức mit-tinh, biểu tình trên thành phố với biểu ngữ “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!” Cuộc đấu tranh lôi cuốn ngày càng đông người tham gia. Ngày 1/5 được xem là ngày mừng thắng lợi đã đạt được, nêu quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ mới và biểu lộ tình đoàn kết với những người lao động các nước khác. Ngày 1/5 cũng là ngày biểu dương cho lực lượng lao động, đấu tranh cho hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội. Từ đó, ngày 1/5 hằng năm trở thành ngày Quốc tế Lao động, kỷ niệm phong trào công nhân quốc tế và tôn vinh người lao động.

Ở Việt Nam đã lấy ngày l/5 hàng năm làm ngày đỉnh cao của phong trào đấu tranh chống thực dân, đế quốc, giành độc lập – tự do – dân chủ, giành những quyền lợi kinh tế – xã hội. Tại Việt Nam, Ngày Quốc tế Lao động đầu tiên được tổ chức vào năm 1930. Ngày 1/5/1930 – lần đầu tiên trong lịch sử phong trào công nhân ở Đông Dương, giai cấp công nhân nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã biểu tình ngoài đường phố để biểu dương tình đoàn kết cách mạng với công nhân quốc tế, đồng thời đấu tranh trực diện với bọn đế quốc thực dân Pháp, đòi Pháp phải cải thiện điều kiện làm việc, phải tăng lương và thực hiện luật lao động ngày làm việc 8 giờ. Đó là điểm bắt đầu cho cả cao trào 1930 – 1931 với đỉnh cao là phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh. Ngày 1/5/1946, lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, Ngày Quốc tế Lao động được tổ chức kỷ niệm mít tinh trọng thể tại Thủ đô Hà Nội với sự tham dự của 20 vạn nhân dân lao động.

Tại Việt Nam, ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước nhà được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 22c NV/CC ngày 18/2/1946 về những ngày nghỉ Tết, lễ kỷ niệm lịch sử và lễ tôn giáo, trong đó công bố: Ngày 1/5 là một trong những ngày lễ chính thức và công nhân lao động cả nước sẽ được nghỉ 1 ngày hưởng nguyên lương. Từ đó đến nay, Ngày Quốc tế Lao động 1/5 là ngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước ta, ngày đoàn kết giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên thế giới trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

* Ngày Tự do Báo chí thế giới 03/5

Liên Hiệp Quốc công nhận ngày 03/5, Ngày Tự do Báo chí Thế giới. Một trong những mục đích của ngày này là để nhắc nhở Chính phủ các quốc gia tôn trọng và ủng hộ quyền tự do ngôn luận.

Theo đề nghị của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc, ngày 20.12.1993, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã công bố ngày 03 tháng 5 là “Ngày Tự do Báo chí thế giới” (Nghị quyết số 48/432), để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tự do báo chí và nhắc nhở các chính phủ về bổn phận phải tôn trọng và duy trì quyền tự do ngôn luận theo Điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và đánh dấu ngày kỷ niệm Tuyên ngôn Windhoek, một tuyên ngôn về những nguyên tắc tự do báo chí do các nhà báo châu Phi đưa ra năm 1991.

Các tổ chức như Phóng viên không biên giới (RSF) đã dùng ngày này để chỉ ra những biện pháp bạo lực và độc đoán của các nhà cầm quyền đối với báo chí, như bắt giam và giết hại các nhà báo. UNESCO đánh dấu “Ngày Tự do Báo chí thế giới” bằng việc nhắc tới Giải Guillermo Cano cho Tự do Báo chí trên thế giới trao cho một cá nhân, một tổ chức hay một cơ quan xứng đáng, đã có đóng góp xuất sắc vào việc bảo vệ hoặc làm tăng cao quyền tự do báo chí trên khắp thế giới, nhất là khi việc này được thực hiện lúc phải đối mặt với sự nguy hiểm. Được thiết lập năm 1997, giải này được trao theo sự tiến cử của một ban giám khảo độc lập gồm 14 chuyên gia về tin tức. Các tên ứng viên do các tổ chức phi chính phủ quốc tế và địa phương đấu tranh cho tự do báo chí và các nước thành viên UNESCO đề cử. UNESCO cũng đánh dấu “Ngày Tự do Báo chí thế giới” mỗi năm bằng cách tập hợp các chuyên gia phương tiện truyền thông, các tổ chức tự do báo chí và các cơ quan Liên Hiệp Quốc để đánh giá tình trạng tự do báo chí trên toàn thế giới và bàn luận các giải pháp để giải quyết những thách thức. Các hội nghị tập trung vào những chủ đề liên quan đến tự do báo chí,….; Ngày Tự do Báo chí thế giới năm 2011, được tổ chức ở Washington, D.C., Hoa Kỳ từ ngày 1-3 tháng 5. Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ đứng ra tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Tự do Báo chí thế giới. Chủ đề của ngày này là “Truyền thông thế kỷ 21: Các giới hạn mới, các rào cản mới”. Điều đó đã khẳng định các nguyên tắc cơ bản của phương tiện truyền thông tự do trong thời đại kỹ thuật số – khả năng của các công dân nói lên ý kiến của họ và khả năng truy cập các nguồn thông tin độc lập khác nhau. Các Ngày Tự do Báo chí thế giới hàng năm được UNESCO và nước chủ nhà tổ chức vào ngày 3 tháng 5, thường khai mạc bằng thông điệp của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc với sự chủ tọa của Tổng Giám đốc UNESCO và Tổng thống hay Thủ tướng nước chủ nhà.

* Ngày 04/5

Ngày 04-5-2021 là kỷ niệm 114 năm ngày sinh Trần Đăng Khoa; Ông Trần Đăng Khoa sinh ngày 4-5-1907 ở ngoại ô thành phố Huế và qua đời năm 1989. Ông là người thông minh và hiếu học, ông đã tốt nghiệp Đại học Giao thông công chính và từng phụ trách ngành này ở nhiều tỉnh miền trung.Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông được giao nhiều chức vụ quan trọng: Giám đốc công chính Trung bộ, Bộ trưởng Bộ Giao thông công chính, Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi và Kiến trúc, Bộ trưởng Bộ thuỷ lợi.

Ông Trần Đăng Khoa là đại biểu quốc hội từ khoá I đến khoá VII, Phó chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội, từ khoá II đến khoá VI.Ông gia nhập Đảng Dân chủ Việt Nam năm 1945 và trong nhiều năm là Phó tổng thư ký của Đảng này.

Ngày 4-5-1954, theo lời mời của chính phủ Liên Xô và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, đoàn đại biểu chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà do đồng chí Phạm Văn Đồng, phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao làm trưởng đoàn đã đến Giơnevơ để bàn vấn đề lập lại hoà bình ở Đông Dương.

* Từ ngày 4 đến ngày 6-5-1962 tại Hà Nội diễn ra Đại hội liên hoan anh hùng, chiến sỹ thi đua toàn quốc lần thứ ba. Về dự Đại hội có hơn một nghìn đại biểu tuyển lựa từ cơ sở thuộc đủ các ngành, các giới như: Công nghiệp, nông nghiệp, lực lượng vũ trang, lao động trí óc, văn nghệ sỹ, sinh viên, học sinh v.v…Đại hội đã tuyên dương 4 đơn vị lá cờ đầu là: Nhà máy cơ khí Duyên Hải (Hải Phòng), Hợp tác xã nông nghiệp Đại Phong (Quảng Bình), Hợp tác xã thủ công nghiệp Thành Công (Thanh Hoá), Trường phổ thông cấp II Bắc Lý (Hà Nam), Phong trào ba nhất của quân đội và 45 Anh hùng lao động

* Ngày 07/5.

Kỷ niệm 67 ngày chiến thắng Điện Biên Phủ 07/5/1954 -07/5/2021 “Chín năm làm một Điện Biên. Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”. Đã trải qua hơn nửa thế kỷ, chiến tranh cũng đã lùi xa, nhưng những thế hệ người Việt  sẽ mãi luôn ghi nhớ về Chiến thắng Điện Biên Phủ. Chiến dịch đó không chỉ là chiến thắng vẻ vang của lịch sử dân tộc, “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” mà còn đập tan hoàn toàn dã tâm xâm lược của thực dân Pháp. Thắng lợi lịch sử ngày 07 tháng 5 năm 1954 đã làm bàn đạp buộc thực dân Pháp  phải ký Hiệp định Genève, kết thúc chiến tranh ở Đông Dương, mở ra trang mới cho lịch sử dân tộc Việt Nam.

*Ngày 08/5

Ngày Chữ Thập Đỏ Quốc tế 8/5.Đây  là ngày lễ đánh dấu mốc quan trọng sự ra đời của Phong trào Chữ thập đỏ, phong trào nhân đạo lớn nhất trên toàn cầu.

Lịch sử ra đời Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế: Từ Ngày 24/6/1859 – 2862 từ cuộc giao chiến khốc liệt giữa lực lượng quân đội liên minh Pháp – Ý chống lại quân chiếm đóng Áo , Sau đó xuất phát từ 2 ý tưởng trong cuốn sách “Ký ức về Solferino” của chuyên gia Henry Dunant đã viết lại: (1) Thành lập tại mỗi quốc gia một Hội Cứu trợ bao gồm những người tình nguyện, những người danh tiếng, những chính khách có tên tuổi để chăm sóc những người bị thương khi có chiến tranh; (2) Vận động một thỏa thuận quốc tế bảo vệ những binh lính bị thương trên chiến trường và những người chăm sóc họ.

Đến năm 1863, ý tưởng của Henry Dunant đã trở thành hiện thực với sự ra đời của Uỷ ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) và việc thành lập các Hội quốc gia đầu tiên. Cũng năm đó, dấu hiệu phân biệt – chữ thập đỏ trên nền trắng – để nhận biết và bảo vệ những người giúp đỡ binh sĩ bị thương trên chiến trường đã được thông qua. Năm 1864, Công ước đầu tiên (“Công ước Geneva”) được các quốc gia thành viên thông qua. Năm 1919, Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế thành lập. Ðến nay đã có 192 Hội Chữ thập đỏ/Trăng lưỡi liềm đỏ quốc gia trên thế giới là thành viên của Phong trào, thực thi các hoạt động nhân đạo khắp các châu lục, thực sự trở thành xu thế phát triển tiến bộ trên toàn cầu.

Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế được thành lập là mốc quan trọng cho sự ra đời của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, phong trào nhân đạo lớn nhất trên toàn cầu. Ðể ghi nhớ công lao của người sáng lập Phong trào, ngày sinh của Henry Dunant (8/5) đã được lấy làm Ngày Chữ thập đỏ quốc tế. Năm 1948, Lễ kỷ niệm Ngày Chữ thập đỏ quốc tế đầu tiên được chính thức tổ chức. Năm 1984, Ngày Chữ thập đỏ quốc tế được đổi tên thành Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế. Ðây là dịp để những người làm công tác nhân đạo trên thế giới tự hào ôn lại truyền thống lịch sử lâu đời của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ, tiếp tục khẳng định và phát huy vai trò, tổ chức các hoạt động nhân đạo trợ giúp những người dễ bị tổn thương nhất trong cộng đồng thông qua mạng lưới cán bộ, tình nguyện viên đông đảo khắp toàn cầu.

Năm 1948, Lễ kỷ niệm Ngày Chữ thập đỏ quốc tế đầu tiên được chính thức tổ chức. Theo đó ngày 23/11/1946 , Hội Chữ thập đỏ ở Việt Nam được thành lập; Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên của Phong trào Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế. Hội hoạt động trong phạm vi cả nước, theo Hiến pháp và Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều lệ Hội và 7 nguyên tắc cơ bản của Phong trào Chữ thập đỏ: Nhân đạo, Vô tư, Trung lập, Độc lập, Tự nguyện, Thống nhất, Toàn cầu.

Chủ tịch Hồ Chí Minh Chủ tịch danh dự đầu tiên của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam giai đoạn 1946 -1969 đã có lời khuyên: “Phải xuất phát từ tình yêu thương nhân dân tha thiết mà góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân và làm mọi việc có thể làm được để giảm bớt đau thương cho họ”. Trải qua 74 năm xây dựng và phát triển ( 23/11/1946 -23/11/2021), công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều khởi sắc, hoạt động có trọng tâm, trọng điểm và sáng tạo; phát huy truyền thống và tiếp bước những trang sử vẻ vang của Hội để Chữ thập đỏ Việt nam thực sự là địa chỉ tin cậy của tất cả mọi người trong cộng đồng đến với những đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội

*Ngày 09/5.

Ngày 09/5 là  Ngày Chiến thắng , ngày này được coi ngày kỷ niệm chiến thắng hoàn toàn của các nước Đồng Minh chống phát xít (trong đó có Liên Xô ) đối với quân đội Đức Quốc xã  22 giờ 43 phút ngày 08 tháng 5 năm 1945  theo giờ Berlin (tức 0 giờ 43 phút ngày 9 tháng 5 theo giờ Moskva), tại một trường quân sự cũ ở Karlshorst gần Berlin trước sự chứng kiến của đại diện các cường quốc đồng minh, các đại diện toàn quyền được uỷ nhiệm của nước Đức Quốc xã ký vào biên bản xác nhận họ đầu hàng không điều kiện ; Các nước đồng minh chống phát xít  Kể từ năm 1946 trở đi, Liên Xô (cũ), các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu (cũ), các nước xã hội chủ nghĩa khác cũng như Liên Bang Nga và các nước trong Cộng đồng SNG hiện nay đều lấy ngày 9 tháng 5 làm ngày chiến thắng phát xít Đức.

Càng đặc biệt hơn ngày 09 tháng 5 năm 2021 là  Ngày của Mẹ (ngày Chủ nhật thứ hai của tháng 5). Ngày của Mẹ (Mother’s Day) xuất phát từ các nước phương Tây. Đây là ngày để kỷ niệm tôn vinh về những đóng góp của người mẹ cho gia đình, xã hội. Ở bất kỳ quốc gia nào, thời nào và hoàn cảnh nào thì Người mẹ luôn có vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người và đối với những người làm con thì mẹ là người mà chúng ta luôn kính trọng, yêu thương vô bờ bến nên Ngày của Mẹ ra đời, là cơ hội để mọi người thể hiện tình cảm của mình đối với mẹ. “ Công cha như nú thái sơn; Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra; Một lòng thờ mẹ, kính cha; cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Đây là một ngày lễ đặc biệt bởi không cố định vào một ngày cụ thể mà diễn ra vào Chủ nhật tuần thứ 2 của tháng 5 hàng năm.

Ở Việt Nam, sự du nhập những luồng văn hóa của phương Tây, cũng đã ảnh hưởng đến cộc sống thường nhật,  mang ngày của mẹ vào nội quốc. Bên cạnh ngày 8/3 hay 20/10, Lễ Vu Lan báo hiếu thì (Mother’s Day) cũng được mọi người hưởng ứng; vào ngày này, những người con nhớ ơn mẹ sẽ dành đến cho mẹ của mình những món quà ý nghĩa, từ vật chất đến tinh thần để tỏ lòng hiếu thảo. Tuy nhiên “Mother’s day” tại Việt Nam chưa có bề dày lịch sử như các nước Châu âu, nhưng những món quà ý nghĩa cũng được đông đảo mọi người tự tay gửi đến mẹ. Các bức điện hoa, bưu thiếp tự làm cũng đang được giới trẻ háo hức chuẩn bị đến chào đón ngày đặc biệt dành riêng cho người mẹ kính yêu của mình..!

*Ngày 15/5

Ngày 15/5/1941 tại thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, Đội Nhi đồng cứu quốc (sau là Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh) đầu tiên được thành lập. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, lực lượng dự bị của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Trải qua 80 năm xây dựng và phát triển (1941 – 2021) đã ghi dấu một chặng đường và sự trưởng thành của tổ chức Đội, với lớp lớp các thế hệ đội viên đã trở thành những công dân ưu tú và có ích cho xã hội… Hàng năm, để kỷ niệm ngày này, ngay từ đầu tháng năm đã có rất nhiều phong trào được phát động, khuyến khích Đội viên tham gia.

Ngoài ra ngày 15/5 còn là ngày Quốc tế gia đình; Đây là Ngày Lễ quốc tế do Liên Hiệp Quốc đặt ra để nâng cao nhận thức về những vấn đề liên quan đến gia đình, nhằm  nâng cao kiến thức của mọi người về tầm ảnh hưởng của tiến trình phát triển kinh tế, xã hội, nhân khẩu đến mỗi gia đình.

*Ngày 17/5:  Là Ngày Quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính và chuyển giới (IDAHOT) 17/5; Ngày IDAHOT ra đời nhằm giúp nâng cao nhận thức của xã hội về nạn bạo lực, kỳ thị, phân biệt đối xử với cộng đồng trên phạm vi toàn cầu.

*Ngày 19/5

Ngày 19/5, một trong những ngày in dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm trí của nhân dân Việt Nam – Ngày sinh người con vĩ đại nhất của dân tộc Việt Nam, Người Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới: Hồ Chí Minh. Cuộc đời 79 mùa xuân của Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại. Cả cuộc đời Người hoạt động vì sự nghiệp Cách mạng, vì hạnh phúc của nhân dân và luôn là tấm gương sáng về đạo đức Cách mạng, về phẩm chất sáng ngời của người chiến sĩ Cộng sản cho các thế hệ sau này. Ngày 19/5 Năm nay nhân dịp Kỷ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2021), các tổ chức, đoàn thể, nhân dân trên khắp cả nước và kiều bào ở nước ngoài lại nô nức tổ chức rất nhiều hoạt động ý nghĩa để tưởng nhớ chủ tịch Hồ Chí Minh , vị lãnh tụ vô cùng kính yêu của dân tộc Việt Nam ta.Tuy Bác đã đi xa nhưng hệ thống tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người để lại cho chúng ta luôn là di sản vô giá sống mãi cùng non sông, đất nước và nhân dân Việt Nam

*Ngày 21/5. Ngày Thế giới về Đa dạng Văn hoá vì Đối thoại và Phát triển (World Day for Cultural Diversity for Dialogue and Development).

Trong những năm trở lại đây, quốc tế hóa và toàn cầu hóa đang trở thành xu thế nổi bật trong đời sống quốc tế. Trong bối cảnh ấy, văn hóa nổi lên thành một vấn đề trung tâm của thời đại. Xuất phát từ thực tế này, UNESCO đã đưa ra Tuyên bố toàn cầu về Đa dạng văn hóa, lấy ngày 21/5 hàng năm là Ngày Thế giới về Đa dạng văn hóa vì Đối thoại và Phát triển. Năm 2001, Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) đã thông qua Tuyên bố toàn cầu về Đa dạng văn hóa trong nghị quyết 57/249. Và tại cuộc họp toàn thể Liên hợp quốc tháng 12/2002, UNESCO quyết định lấy ngày 21/5 hàng năm là “Ngày Thế giới về Đa dạng Văn hóa vì Đối thoại và Phát triển” theo 57 ý kiến tán thành trên tổng số 249 phiếu.

Ngày kỷ niệm này đã tạo cơ hội cho chúng ta hiểu một cách sâu sắc hơn về các giá trị của đa dạng văn hóa và tạo lập một thế giới chung sống tốt đẹp hơn. Vì tương lai của thế giới; Văn hóa và phát triển Mục đích một mặt nhằm hòa nhập văn hóa trong tất cả các chính sách phát triển, nhằm xóa đói giảm nghèo, văn hóa có thể tạo ra nhiều lợi thế quan trọng về sự gắn kết xã hội./.

*Ngày 22/5:

Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học (International Day for Biological Diversity).

Ngày quốc tế Đa dạng sinh học (cũng gọi là Ngày Đa dạng sinh học thế giới) là một ngày do Liên Hiệp Quốc lập ra, để xúc tiến các vấn đề đa dạng sinh học.  Hiện nay, ngày này được cử hành vào ngày 22 tháng 5 hàng năm. Từ khi được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (Nghị quyết A/RES/49/119) lập ra vào năm 1993 cho tới năm 2000, Ngày quốc tế Đa dạng sinh học được cử hành vào ngày 29 tháng 12 hàng năm để kỷ niệm ngày Công ước về Đa dạng sinh bắt đầu có hiệu lực. Đến ngày 20.12.2000, ngày này được đổi sang ngày 22 tháng 5 hàng năm để kỷ niệm ngày Công ước về Đa dạng Sinh học được thông qua ở Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển (cũng gọi là “Hội nghị thượng đỉnh Trái Đất”=Earth Summit) ở Rio de Janeiro ngày 22.5.1992, và cũng phần nào để tránh trùng với nhiều ngày lễ khác diễn ra vào cuối tháng 12

*Ngày 26/5

Lễ Phật đản 26/5, là ngày kỷ niệm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời, cũng là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật (Phật đản, Vu lan, Thành đạo).Ở Việt Nam, ngày này luôn được tổ chức trang trọng. Ngoài việc tổ chức buổi lễ chính vào ngày rằm tháng 4, Giáo hội các tỉnh thành còn tổ chức diễu hành, làm lễ, thả hoa đăng trên sông, tổ chức thuyết giảng về Phật pháp xen kẽ các buổi văn nghệ, đèn lồng, làm lễ đài tổ chức,… Năm 2021, lễ Phật đản sẽ diễn ra vào ngày 26 tháng 5 Dương lịch.

*Ngày 29/05

Ngày Quốc tế Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc (International Day of UN Peacekeepers). Ngày 29/5 có ý nghĩa Để vinh danh những người giữ hòa bình của LHQ đã hy sinh vì lý tưởng hòa bình; Để vinh danh tất cả những người đàn ông và phụ nữ đã và đang phục vụ trong các hoạt động hòa bình của Liên Hợp Quốc, vì tính chuyên nghiệp cao, sự cống hiến và lòng can đảm của họ. Vào ngày 29 tháng 5, các văn phòng LHQ, cùng với các nước thành viên và các tổ chức phi chính phủ, tổ chức các sự kiện trang nghiêm để tôn vinh những người bảo vệ hòa bình đã hy sinh. Kể từ khi nhiệm vụ gìn giữ hòa bình đầu tiên của Liên Hợp Quốc được thành lập vào năm 1948, hơn 3.220 quân nhân, cảnh sát và nhân viên dân sự đã mất mạng vì hòa bình, tai nạn và bệnh tật.

*Ngày 31/5

Là ngày Thế giới không thuốc lá; Mục đích của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là tạo ra và khuyến khích 24 tiếng không có khói thuốc lá trên toàn cầu, nâng cao hiểu biết về tác hại của thuốc lá đối với người hút chủ động cũng như bị động.

Trên đây là tổng hợp những thông tin chi tiết về các ngày kỉ niệm trong tháng  5,  Ý nghĩa quan trọng của các ngày lễ truyền thống đặc biệt, để cho mọi người cùng nhau  nhớ về những kỷ niệm, mốc son  lịch sử huy hoàng của dân tộc, của đất nước,  để từ đó, tiếp nối, phát huy truyền thống của cha anh, sống học tập và làm việc hiệu quả , góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh!                                               

Triệu Đại Nghĩa – TTTT&VH Đầm Hà

Rate this post

Viết một bình luận