Mừng thọ là gì?

Câu hỏi: Mừng thọ là gì?

Lời giải:

Mừng thọ là lễ mừng thượng thọ hay khao thọ cho các cụ ,các ông bà cao tuổi được xem là sống lâu. Lễ mừng thọ do con cháu trong nhà hoặc cấp dưới , hội người cao tuổi trong xã tổ chức. Không những chỉ mừng cho các cụ, ông bà, mà còn mừng cả cho con cháu vì theo dân gian cha mẹ sống lâu con cháu mới được phụng dưỡng.

Không chỉ người Việt coi trọng Lễ thượng thọ mà người nước ngoài cũng coi trọng không kém. Họ rất nhớ đến ngày sinh nhật của bố mẹ, ông bà. Dù bận đến đâu họ cũng có mặt và kèm theo món quà ý nghĩa.

Tìm hiểu thêm về lễ mừng thọ cùng Top Tài Liệu nhé!

1. Tên gọi các Lễ mừng thọ theo tuổi

Nhiều người đi mừng thọ, nhưng cũng ít để ý đến tên gọi của lễ mừng thọ. Tên gọi được gọi theo tuổi

– Thọ 100 tuổi gọi là Lão Thọ hay Lão Thiêm Thọ còn gọi tắt là Thọ Đỏ .Những người sống được 100 tuổi trở lên còn được xưng là “Kì Di” ( Đây là thuật ngữ riêng dành cho người thọ trên 100 tuổi).

– Thọ 90 tuổi gọi là Đại Thọ.

– Thọ 80 tuổi gọi là Thượng Thọ.

– Thọ 70 tuổi gọi là Trung Thọ.

– Thọ 60 tuổi gọi là Hạ Thọ.

Mừng thọ là gì?

Mừng thọ là gì?

2. Nguồn gốc của Lễ mừng thọ

Từ thê kỷ 19, vua Tự Đức ban một sắc lệnh huy động những trai đinh trong độ tuổi 18 – 55 phải đi lao Những người đi lao dịch ai cũng biết “đi dễ, khó vể” nhưng lệnh vua ban khó bê trôn tránh.

Vì muốn tri ân những người lớn tuổi trong làng, viên quan Chánh tổng Ngãi Âm, người làng Hàm Dương, tổng Ngãi Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương (nay là làng Hàm Hương, xã Hòa Bình, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) đã chống lại lệnh vua ban bằng việc ra một quyết định những người đến tuổi 55 vào dịp Tết Nguyên đán sẽ ra trình lão. Bởi những người đã lên trình lão thì sẽ không còn bị bắt đi lao dịch, không còn phải lo sợ bỏ xác nơi đất khách quê người…

Hàng thế kỷ trôi qua, kể cả trong thời kỳ chiến tranh loạn lạc, nhưng tục lệ tốt đẹp và nhiều ý nghĩa này vẫn được dân làng Hàm Dương duy trì và gìn giữ cho đến ngày hôm nay.

3. Những cách tổ chức Lễ mừng Thọ cho người cao tuổi

Trải qua nhiều thay đổi theo dòng chay lịch sử, đến nay có thể chia lễ mừng Thọ thành 3 loại cơ bản.

a. Tổ chức mừng thọ theo kiểu truyền thống

Tổ chức mừng Thọ theo kiểu truyền thống có khá nhiều lễ tiết mặc dù đến nay đã được giản lược ít nhiều. Thông thường, với cách tổ chức này, gia đình sẽ làm lễ trong 2 ngày. Ngày thứ nhất con gái và con rể mang lễ vật trở về nhà gái cùng người nhà dùng tiệc tối. Sang ngay hôm sau thì thiết đãi bạn vè, họ hàng. Ngày nay, nhiều gia đình không còn tổ chức trong nhà nữa mà đặt ở nhà hàng, quán ăn để thuận tiện hơn.

Tại nơi bố trí thọ đường kiểu truyền thống sẽ không thể thiếu các nghi thức mừng thọ và chúc rượu. Trình tự nghi thức lễ mừng thọ có thể khác nhau ở mỗi địa phương đồng thời thêm, bớt cho hợp thời đại và xu thế.

b. Tổ chức lễ mừng Thọ kiểu hội nghị

Tổ chức lễ mừng Thọ kiểu hội nghị chủ yếu dành cho những cán bộ lão thành cách mạng, đã cao tuổi, có nhiều đóng góp cho đất nước. Việc tổ chức này chủ yếu do chính quyền tiến hành với hình thức hộ nghị, tổ chức trong phòng họp với những câu đối, hình thức trang trí cầu kỳ, trang trọng.

Trong nghi thức tổ chức lễ mừng thọ kiểu hội nghị bên cạnh các phần chúc thọ thì không thể thiếu phần giới thiệu về cuộc đời sự nghiệp của người được chúc Thọ. Đó cũng là một cách để ghi nhớ công ơn của họ, chúc họ sống lâu trăm tuổi để hưởng phúc phần.

c. Tổ chức mừng Thọ kiểu song quan

Tổ chức mừng Thọ kiểu song quan được hiểu là sự kết hợp giữa hai sự kiện: Một là mừng Thọ và hai là kỷ niệm về dấu mốc trong lĩnh vực công tác. Đây là một hình thức mừng thọ được giới học thuật khởi xướng trong những năm gần đây. Những buổi lễ mừng Thọ trang trọng như: “mừng thọ 90 tuổi và tròn 70 năm công tác trong ngành giáo dục”, “Mừng Thọ 85 tuổi và 70 năm trong ngành kiến trúc”… xuất hiện ngày càng nhiều trong xã hội hiện đại.

Kiểu tổ chức mừng Thọ này vừa là để mừng sức khỏe, trường thọ, vừa là để kỷ niệm những dấu mốc quan trọng của người đó trong sự nghiệp của mình. Lễ mừng Thọ chủ yếu do cơ, quan đơn vị tổ chức với sự tham gia của gia đình,người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Trong lễ mừng Thọ cũng có các phần giới thiệu, phát biểu cảm thưởng, chúc thọ, trao quà mừng Thọ…

Trong buổi lễ, người đại diện trịnh trọng giới thiệu tường tận những thành tích sự nghiệp của người được mừng thọ. Trường hợp này, những nhân vật chủ yếu và khách mời quan trọng của hội nghị sẽ được giới thiệu với mọi người.

4. Các bước chuẩn bị Lễ mừng thọ

Dù chuẩn bị lễ mừng thọ theo cách nào, bạn cũng cần thực hiện theo các bước cơ bản sau

 4.1. Bước 1: Chuẩn bị thiệp mời

Người xưa cho rằng những người sống thọ là có phúc lớn nên mới được “trời ban” cho sống lâu, sống khỏe. Bởi vậy, theo tục lệ, vào những năm chẵn tuổi của ông bà, con cháu sẽ tổ chức lễ mừng thọ cho ông bà. Một tấm thiệp mời mừng thọ đẹp sẽ tăng thêm sự sang trọng cho buổi lễ. Bạn có thể in rất nhiều mẫu thiệp mừng, hoặc tự thiết kế một mẫu theo sở thích.

 4.2. Bước 2: Bố trí không gian mừng thọ

– Phông nền, băng rôn

Để buổi lễ mừng thọ có ý nghĩa hơn và bày tỏ được sự quan tâm, biết ơn của con cháu, trong mỗi buổi lễ đều có những tấm phông bạt băng rôn để chúc mừng.

– Quần áo mừng thọ

Không phải là mặt hàng thời trang nên trang phục luôn cố định một kiểu dáng, mẫu mã, chỉ có màu sắc dành cho các độ tuổi là khác nhau. Độ tuổi mừng thọ chia làm 3 bậc, hạ thọ – từ 61 tuổi đến 69 tuổi, mặc bộ màu xanh dương; Trung thọ- từ 70 tuổi đến 80 tuổi, mặc bộ màu vàng; Thượng thọ- từ 80 tuổi đến 89 tuổi mặc bộ màu đỏ; Đại Thọ- từ 90 tuổi trở lên thì cũng mặc màu đỏ.

 4.3. Bước 3: Kịch bản lễ mừng thọ

Buổi lễ mừng thọ, người chủ trì cho buổi lễ thường là con trai cả hoặc có thể mời người dẫn chương trình chuyên nghiệp.

Một buổi lễ hoàn chỉnh thường diễn ra theo trình tự sau:

– Thứ nhất: văn khấn lễ mừng thọ

– Thứ hai: tuyên bố bắt đầu nghi thức chúc thọ người nào, bao nhiêu tuổi;

– Thứ ba: con hoặc cháu út trong nhà đến đỡ nhân vật chính và mời ngồi vào ghế trước lễ án, chính giữa thọ đường.

– Thứ tư: các con cháu dâng hoa, hành lễ mừng thọ;

– Thứ năm: đọc thư chúc mừng (nếu có)

– Thứ sáu: sơ lược những cống hiến, đóng góp của nhân vật chính.

– Thứ bảy: lLời chúc của những người đến dự.

– Thứ tám: đại diện gia đình cảm tạ lời chúc.

– Thứ chín: tiệc mừng thọ.

Tùy từng điều kiện cụ thể mà kịch bản chương trình có thể thay đổi sao cho phù hợp.

4.4. Tiệc mừng thọ

Tiệc mừng thọ là yếu tố quan trọng của lễ chúc thọ truyền thống. Thông thường, sau khi nghi thức chúc thọ kết thúc là mời dùng tiệc mừng thọ.

Trong thực đơn nên có món mỳ, vì theo quan niệm truyền thống, món mỳ biểu thị ước muốn sống lâu.

Đầu bếp phải biết chế biến và trang trí những món ăn có ngụ ý cát tường như “tùng hạc diên niên” chẳng hạn. Cầu kỳ hơn thì có phương diện món ăn, loại món ăn, tên món ăn. Số món ăn nên trùng với “số 9”, tổng số món ăn phải là 9 hoặc bội số của 9. Vì số 9 tượng trưng cho chữ cửu, nghĩa là lâu dài, có ngụ ý là “thiên trường địa cửu”, mong muốn cho người già được sống lâu trăm tuổi

Rate this post

Viết một bình luận