Có ai đó đã dùng hết lời hết chữ để viết về mùa mưa Sài Gòn với những mộng mơ, với khói thuốc bay bay, với cà phê ngay hè phố,…. Nhưng cũng với nhiều người Sài Gòn, mùa mưa cũng là những trải nghiệm thật đáng nhớ.
Có Cô Vi xuất hiện nên mùa mưa Sài Gòn bớt náo nhiệt hơn hẳn. Thế nhưng muỗi thì chẳng tha một ai, dù Cô Vi hay Cô Vid thì cũng thế. Buồn buồn cầm cây vợt muỗi vợt tới vợt lui. Ngồi xem phim cùng cả nhà mà người này co chân, người kia đánh bép bép, lâu lâu cái tay lại ngọ nguậy giơ lên cào cào,…
Cùng tìm hiểu tại sao Muỗi lại sợ Sả nào
Đội quân nhà muỗi ra sức tung hoành, chúng chẳng sợ chi, trận nào cũng xông pha với những chiếc bụng căng tròn. Đội quân nhà muỗi đông mà sinh sôi chưa bao giờ nhanh đến thế. Mặc dù càng hiện đại, những biện pháp chống muỗi càng mạnh thì tốc độ sinh sôi cũng ngày càng tăng. Ở nhiều nơi người ta trồng Sả, Xông Sả để chống muỗi. Vậy có thực sự muỗi rất sợ Sả hay không? Cùng Yaris tìm hiểu nhé!
Lý do Sả được sử dụng như chất dùng để khống chế sinh học
Việt Nam ta là một nước nhiệt đới, với khí hậu nóng ẩm. Đây là điều kiện thuận lợi cho các loài côn trùng sinh sống và phát triển mạnh mẽ. Các loài côn trùng không chỉ gây hại đến thực vật mà chúng còn gây ra nhiều phiền phức, tổn hại đến con người. Côn trùng đốt, cắn, giải phóng độc tố và để lại những tổn thương trên cơ thể người, gây khó chịu, dị ứng,…thậm chí một số loài còn là nguyên nhân gây ra các bệnh nguy hiểm và có khả năng dẫn đến tử vong.
Mùa mưa là mùa tích tụ nước và tốc độ sinh sôi của muỗi là mạnh nhất. Hằng năm số người mắc sốt xuất huyết liên tục gia tăng, số người tử vong cũng không hề thuyên giảm. Chống muỗi không còn là việc của mỗi nhà nói riêng mà còn là nhiệm vụ chung của xã hội, của địa phương.
Mùa mưa là mùa tích tụ nước và tốc độ sinh sôi của muỗi là mạnh nhất
Nếu để ý bạn sẽ thấy hầu như các nhà ở thôn quê thường sẽ trồng vài bụi sả xung quanh. Cây sả vừa là gia vị đặc trưng, lúc kho nồi thịt mà không có sả cũng sẽ thiếu thiếu. Hoặc phòng khi ốm sốt sẽ nấu nồi lá sả mà xông. Ngoài ra, những bụi sả ấy còn đảm nhiệm một nhiệm vụ vô cùng quan trọng chính là đuổi muỗi. Xung quanh những bụi sả thường rất sạch sẽ và ít có dấu vết côn trùng. Do đó theo kinh nghiệm dân gian, người ta thường trồng sả ở gần cửa sổ, tránh muỗi và côn trùng bay vào nhà.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, thành phần hóa học chính trong tinh dầu sả có chức năng như các hóa chất bảo vệ thực vật. Các chất này ảnh hưởng đến côn trùng, vì vậy chúng được dùng để khống chế sinh học. Tinh dầu loài sả Java C.winterianus có hoạt chất ảnh hưởng đến sự phát triển của ấu trùng sâu bọ Spodoptera frugiperda. Tinh dầu sả Hoa hồng -palmarosa có hoạt tính chống muỗi và trừ sâu mạnh.
Quen thuộc nhất với chúng ta là thành phần chính trong tinh dầu sả chanh là citral với hai đồng phân cis (hay còn gọi là neral) và trans (hay còn gọi là geranial). Chính hoạt chất này gây nên mùi hương đặc trưng và tác động chống côn trùng của tinh dầu sả chanh.
Đây là hợp chất khiến muỗi rất sợ, khi xung quanh có tinh dầu sả sẽ kích thích xung thần kinh của muỗi, với phản xạ tự nhiên, muỗi sẽ chuyển hướng bỏ đi. Đó cũng chính là lý do tại sao nó cũng là nguyên liệu chính để sản xuất các loại thuốc trừ muỗi và côn trùng.
Tinh dầu Sả là hợp chất khiến muỗi rất sợ
Giới thiệu sơ lược về các loại sả phổ biến hiện nay
Cymbopogon winterianus J. (Sả Java): có nguồn gốc từ Nam Ấn Độ được trồng để sản xuất tinh dầu với tên thương phẩm là Citronella oil, thành phần chính của tinh dầu là geraniol (85 – 90%), citronella (35 – 40%).
Cymbopogon citratus Stapf. (Sả chanh): loại sả có nguồn gốc Tây Ấn Độ, thường trồng để lấy tinh dầu, thành phần chính chứa hàm lượng citral cao (80 – 90%).
Cymbopogon nardus R. (Sả Sri Lanka): có nguồn gốc từ Sri Lanka, cho tinh dầu có tính chất và thành phần hóa học tương tự Sả Java nhưng chất lượng kém hơn.
Cymbopogon martinii Stapf var. Motia (Sả hoa hồng): được trồng để sản xuất tinh dầu với tên thương phẩm là Palmarosa oil, thành phần chính là geraniol (75 – 95%).
Cymbopogon flexuosus Stapf. (Sả dịu): có nguồn gốc từ Ấn Độ, được trồng để sản xuất tinh dầu Sả dịu với tên thương phẩm là East Indian Lemongrass oil, thành phần tinh dầu chứa hàm lượng citral cao (75 – 90%).
Cymbopogon martinii Stapf var. Sofia (Sả gừng): được trồng để sản xuất tinh dầu với tên thương phẩm là Gingergrass oil,… tận 30 loại Cymbopogon phổ biến. Nên Yaris chỉ kể những cái tên thân quen thôi nhé!
Các thử nghiệm về khả năng xua đuổi và tấn công trên kiến và muỗi đã cho thấy tác dụng chống côn trùng của loại tinh dầu này. Nghiên cứu so sánh hiệu quả của tinh dầu sả chanh so với DEET, kết quả so sánh cho thấy tinh dầu sả chanh cho hiệu quả gần như tương đương với DEET- Thành phần thường có trong các sản phẩm xịt đuổi muỗi hoá học trên thị trường.
Thông tin cho bạn nào đang thắc mắc về DEET:
DEET tên hóa học là N,N-diethyl-meta-toluamide, lần đầu tiên được quân đội Mỹ sử dụng năm 1946 nhằm tiêu diệt các loại côn trùng. Sản phẩm chống côn trùng đầu tiên được sản xuất từ DEET vào năm 1956. Việc phát hiện ra DEET mang ý nghĩ lớn trong sự phát triển của nền y học, bởi khả năng chống côn trùng mạnh mẽ mà DEET mang lại. Từ đó, chất hóa học này được sử dụng rộng rãi và cho đến thời điểm hiện tại DEET vẫn là chất chống côn trùng được sử dụng rộng rãi nhất.
Tuy nhiên, trong suốt quá trình sử dụng chất hóa học này, tồn tại không ít các ghi chép về độc tính của DEET bao gồm bệnh về não ở trẻ em, hội chứng mề đay, sốc phản vệ, hạ huyết áp, tăng nhịp tim. (H. O.Lawal – Bioassay of Herbal Mosquito Repellent Formulated from the Essential Oil of Plants )
Những tác hại kể trên đặt ra yêu cầu cho một chất mới thay thế cho DEET, các nhà nghiên cứu không ngừng tìm kiếm giải pháp cũng như sự hiện diện của một nguyên liệu mới với hiệu quả lý tưởng như DEET xong lại an toàn và thân thiện với con người. Kết quả là những chất hóa học mới đã ra đời tuy nhiên lại không thể đạt được sự phổ biến cũng như thành công về thương mại lớn như DEET. Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có chất nào thay thế được được hoàn toàn vai trò của DEET.
DEET diệt muỗi có hại sức khoẻ đến vậy thì tinh dầu sả có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ hay không? Yaris xin gửi đến bạn những hoạt chất sinh học có trong tinh dầu sả để ta dễ hình dung như sau:
(Nguồn: Tạp chí Khoa học & Công nghệ – Số 15/Tháng 9 – 2017 )
Nếu để ý, ta có thể thấy loài sả Cymbopogon winterianus có hoạt tính mạnh trong trừ sâu bọ và côn trùng. Đây chính là tên gọi tinh dầu sả Java. Do đó, ta có thể nhận ra là lý do vì sao Sả Java thường chống muỗi mạnh hơn tinh dầu Sả chanh là vì vậy nhé! Sả chanh thiên về kháng khuẩn mạnh do giàu citral, còn sả java lại mạnh về trừ sâu bọ và côn trùng… Và những thành phần này đều được chiết xuất từ tinh dầu sả thiên nhiên. Thậm chí ta còn dùng sả chanh để ăn được thì có thể yên tâm để sử dụng chống muỗi mà không có những thành phần gây độc hại và ảnh hưởng đến sức khoẻ về lâu dài như DEET.
Trên thực tế, tinh dầu sả không thích hợp dùng trực tiếp trên da bởi citral có thể gây kích ứng khi dùng ở liều cao, các chế phẩm dạng xịt thì khó duy trì được độ ổn định do citral rất dễ bay hơi. Do đó ta có thể kết hợp nhiều biện pháp như khuếch tán, lau nhà, kết hợp với kem dưỡng và dầu dưỡng để có hiệu quả chống muỗi cao nhất. Khuyến khích sử dụng tinh dầu sả ở nồng độ 25% để chống muỗi hiệu quả nhất. Vì theo nghiên cứu ở nồng độ này, thời điểm sau 90 phút khả năng bảo vệ của tinh dầu Sả nồng độ sử dụng 25% là vẫn đạt 92,93 ± 1, 415 (%).
Hiện tại, tinh dầu sả đã rất phổ biến ở nước ta, giá thành không cao và dễ dàng phân hủy trong môi trường tự nhiên. Như vậy công cuộc chống muỗi cũng nhẹ nhàng hơn, an toàn hơn và thân thiện với môi trường hơn nhỉ!