Muối Hột Không Thể Thiếu Cho Cá Cảnh – Cá Bảy Màu – Guppy Nhật Minh

Muối Hột Không Thể Thiếu Cho Cá Cảnh

Tác dụng của muối trong nuôi cá!!

*Bài của Giáo sư Ruth Francis-Floyd/ Khoa khoa học tự nhiên về cá cảnh và nghề cá/ Viện lương thực và nông nghiệp/ University of Florida.

*Hi vọng qua bài viết này các bạn có thể hiểu rõ hơn về tác dụng và lợi ích của muối trong nuôi cá cảnh và những sai lầm trong quan niệm về muối!

Muối, đựoc biết đến như là một dung dich chloride or NaCl, chứa đựng rất nhiều tác dụng tiềm năng trong nuôi cá. Có hiệu quả thực sự trong việc tiêu diệt, ngăn ngừa động thực vật kí sinh và đặc biệt là giảm thiểu tối đa stress của cá do sự mất cân bằng thẩm thấu (cân bằng nước) trong quá trình vận chuyển, và ngăn ngừa tình trạng methemoglobinemia (bệnh máu nâu do ngộ độc nitrite NO2).

I.Muối là gì?

Muối là 1 hợp chất hoá học (NaCL) có khả năng tác động lên các ion và các thành phần khoáng chất trong nước. Các loại nước đều có 1 vài loại muối ngoại trừ nước cất và nươc đã khử ion. Các khoáng chất trong nước rất quan trọng đối với chức năng sinh lí của cá. Vì vậy không được nuôi cá trong môi trường nước cất hoặc nước khử ion. Nước biển chứa nhiều loại muối, chủ yếu là NaCl. Cá biển cần phải được nuôi trong môi trường nước biển có đầy đủ các yếu tố vi lượng như nước biển tự nhiên.

II.Nồng độ muối

Tác dộng của muối đối với cá nước ngọt phụ thuộc vào nồng độ và thời gian tắm muối

. Nồng đọ muối biển là 3% tương đương với 30 phần nghìn hoặc 30000 phần triệu (ppm). Một vài loại kí sinh có hại trên cá nước ngọt có thể bị tiêu diệt bằng cách ngâm cá trong dung dich nước biển trong thời gian 30 giây đến 10 phút, phụ thuộc vào từng loài cá. Hoặc tắm trong 1 vài giờ đối với dung dich muối loãng 0,5-1%.

Với nồng đọ muối 0,1-0,3 % có tác dụng làm tăng khả năng sản sinh màng nhầy của cá và điều hoà thẩm thấu (cân bằng nước) khi vận chuyển cá

Nồng độ muối rất loãng (tính bằng ppm) được dùng để điều trị tình trạng methemoglobinemia (bệnh máu nâu) ở vài loại cá nước ngọt.

III.Dùng muối như là 1 chất diệt kí sinh trùng

Với 1 nồng độ muối thích hợp có thể kiểm soát 1 cách hiệu quả các sinh vật đơn bào trong mang và da cá. Với 1 lượng muối rất nhỏ thực sự không có hiệu quả điều trị trong rất nhiều trường hợp. Thời gian điều trị thường được dùng để xác định chính xác nồng độ muối thích hợp.Các sinh vật đơn bào trên mang, da, vây cá nnước ngọt bị tiêu diệt khi ngâm cá trong dung dịch muối 3%, và làm tăng khả năng sản xuất màng nhầy bảo vệ. Tuỳ từng loài, cá nước ngọt có thể sống trong môi trường muối 3% từ 30 giây đến 10 phút. Điều quan trọng, phải quan sát kỹ và phải bỏ cá khỏi dung dich muối ngay khi thấy cá có trạng thái mất cân bằng và quay tròn.

Để xác định thời gian tắm muối 3% cần phải thận trọng và chỉ có thể thực hiện được ở trong các cơ sở sản xuất và nuôi cá lớn!

*Với 1 nông độ muối 1 % an toàn hơn có thể tăm cá trong thời gian 30 phút đến 1 vài giờ mà vẫn có tác dụng tiêu diệt vi sinh đơn bào và thúc đẩy sản xuất màng nhầy tương đương nông đọ 3%(nguy hiểm)!!! -Nồng độ 1% cũng có lợi ích làm bình phục nhanh chóng vết thương trên da.

– Nồng độ muối loãng 0,01-0,2 %có thể dùng điều trị lâu dài nhằm hồi phục hệ tuần hoàn của cá. Phần lớn các loài cá nước ngọt đều thích nghi với môi trương muối loãng (0,01-0,2%), trừ 1 vài loài không thể sống trong môi trường có nhiều điện tích (Tetra, elephant nose).

-Hiệu quả cũng như trên nếu ngâm cá nước mặn trong môi trường nước ngọt. Những sinh vật đơn bào nước mặn sẽ bị nổ tung trong mt nước ngọt, sẽ bị tiêu diệt khỏi cơ thể cá. Cá nước mặn không đựoc ngâm trong mt nước ngọt quá 10 phút, sau đó phải đưa cá trở lại mt nước mặn sạch ngay.

  1. Tác dụng của muối trong vận chuyển cá

Đối với trưòng hợp vận chuyển cá nước ngọt, cá sẽ phải sử dụng hầu hết năng lượng để cân bằng thẩm thấu (cân bằng nước) khi môi trường nước vận chuyển không được thêm muối! Điều này dẫn tới tình trạng cá sẽ dần rơi vào tình trạng ngộ độc hydrat. Khi bị nhốt trong môi trường nước ngọt hoàn toàn trong suốt quá trình vận chuyển, 1 số lượng nước lớn sẽ tràn vào hệ thống tuần hoàn thông qua mang cá. Để kiểm soát được sự cân bằng nước cá phải dùng nhiều năng lượng để bơm 1 lượng lớn nước ngược trở lại qua mang của chúng. Tăng nồng độ muối trong dung dich nước vận chuyển sẽ ngăn chặn được tình trạng nguy hiểm này và hạn chế sự tiêu thụ năng lượng quá mức ở cá.

– Có thể thêm muối vào nước vận chuyển vơi độ măn 0,1-0,3 % (1000-3000 ppm), nhằm giảm thiểu thấp nhất tình trạng stress do mất cân bằng thẩm thấu trong suốt quá trình vận chuyển.

-Kể cả trong trường hợp từ bể nuôi bé sang 1 bể khác lớn hơn, thêm 1 lượng muối là điều nên thực hiện. Một cách làm đơn giản và rất tốt là: Hoà tan trước 1 lượng muối nhỏ vào nước trong túi or bể vận chuyển, đưa cá vào túi, sau đó bỏ thêm 1 lượng muối để sau khi hoà tan đạt nồng độ 3 %. ( sự vận động của cá sẽ tự hoà tan lượng muối này). Trong môi trường ngăn với nông độ muối cao sẽ tiêu diệt kí sinh trùng, và thơi gian dài hơn với môi trường muối nồng độ thấp (lượng muối trong túi hoà tan với nước bể mới) sẽ giúp ổn định sự cân bằng thẩm thấu và thúc đẩy quá trình làm lành vết thương có thể xảy ra trong khi vận chuyển.

  1. Dùng muối để ngăn ngừa và điều trị bệnh máu nâu (ngộ độc nitrite NO2)

Cá nước ngọt, đặc biệt là dòng cá trê rất dễ mắc phải bệnh máu nâu, nguyên nhân do sự tích luỹ quá mức Nitrite (NO2) trong nước. Phần lớn các nghiên cứu bệnh máu nâu đều dùng loài cá trê làm thí nghiệm, tuy nhiên tất cả các loài cá khác cũng rất dễ rơi vào tình trạng này!!!. Đối với cá nước ngọt, ngộ độc Nitrite (NO2) có mối liên hệ trực tiếp tới nồng độ chloride (Cl-). nitrite là 1 phần tử cạnh tranh cùng với chloride chiếm dụng không gian để đi qua mang cá vào hệ thống tuần hoàn. Vì vậy khi nồng độ chloride tăng lên thì khả năng thâm nhập vào máu của nitrite sẽ giảm xuống .

Vấn đề then chốt trong bệnh máu nâu là số lương ion Cl trong thành phần phân tử muối (NaCl). Điều này chỉ ra rằng định lượng nồng độ chlorite (ppm) cần thiết hơn xác định tỉ trọng hoặc chiết xuất để xác định độ mặn. Với 1 nồng độ nhỏ chlorite khoảng 20 ppm đã có thể ngăn ngừa ngộ độc nitrite trong hồ cá. .

Kết luận

-Muối thường được dùng như là 1 mốt, 1 phương pháp điều trị mọi loại bệnh!!???

-Tuy nhiên chúng tôi không đồng ý với quan điểm coi muối như là 1 loại thuốc dùng để điều trị bệnh cho cá.

-Muối rất rẻ, có bất cứ đâu, sẽ tốt nếu biết sử dụng hợp lý và an toàn đối với cá nước ngọt.

-Muối có tác dụng tốt để kiểm soát kí sinh trùng, làm ổn định độ cân bằng thẩm thấu, kích thích sản xuất màng nhầy, hạn chế tình trạng methemoglobinemia (ngộ độc nitrite NO2)

Phải sử dụng nồng độ muối 1 cách thích hợp, thời gian sử dụng và sự thích nghi phải tuỳ thuộc vào từng chủng loại cá.

 

Kỹ thuật dùng muối ăn phòng và trị bệnh cá cảnh

Muối ăn là một chất dùng trị liệu tốt : Từ lâu đời, muối ăn là một vật liệu sẵn có dùng trong trị liệu mọi lúc. Muối diệt các loại ký sinh trùng (KST) như Costia, Trichodina và Chilodonella rất tốt khi chúng bám ở bề mặt hoặc trong nước. Muối cũng giúp sát trùng vết loét bề mặt (da, vây, mang) cá do vi khuẩn gây bệnh. Muối là vật liệu an toàn nhất dùng trong trị liệu nếu được giám sát thời gian cẩn thận. nó có thể dùng lâu dài mà không gây hại cho cá.

Muối diệt KST: Tác dụng giết KST của muối ăn là do áp lực thẩm thấu

Liều điều trị: Ngâm thời gian lâu: 1-3 gam muối trong 1 lít nước [(1-3 ppt – 0.5%). Liều thấp này thường áp dụng cho hồ cá chép Nhật (cá Koi) cũng như để phòng ngừa một cách căn bản. Người ta cũng thấy là nó có tác dụng phòng ngừa các bệnh KST khá tốt. Xử lý các vết lóet do nhiễm khuẩn cũng khá tốt nếu tăng muối lên 5 gam/lít.

Cách tắm muối trị KST nước ngọt và các bệnh về mang do vi khuẩn. 10-30 gam / lít (10 – 30 ppt – 1-3%) khỏang 30 phút. Liều cao hơn chỉ nên kéo dài trong 1 phút. Người ta thường dùng 20 gam / lít trong 20 phút.

Những điều nên làm và không làm

Chắc chắn muối đã hòa tan hết để ngừa cá bị “sát muối”.

Sục khí bể nước một lát

Lấy cá ra ngay nếu thấy cá có vẻ “quá sức”

Dùng muối ăn. không dùng muối có I-ốt

Tóm lại : Khi nuôi mà không có điều kiện kiểm tra cá, nước đầy đủ thì MUỐI ĂN là lựa chọn đầu tiên cứu chữa cá. Nếu không có kết quả, mới lựa chọn các cách khác.

Cách pha các nồng độ như sau :

ppm = mg/lít ví dụ: 5 ppm = 5 mg / lít

mg / lít x 3.785 = mg / gall (US) ví dụ: 5 mg / lít = 18.9 mg / gall

mg/ lít x 4.546 = mg / gall 5 mg / lít = 22.7 mg / gall

1 ounce = 28.35 gam

Dung dịch 1% =

=10 ml trong 1 lít

=10 gam trong 1 lít

= 38 gam trong 1 gall

Nguồn: Giáo sư Ruth Francis-Floyd/ Khoa khoa học tự nhiên về cá cảnh và nghề cá/ Viện lương thực và nông nghiệp/ University of Florida

The Institute of Food and Agricultural Sciences (IFAS)

Đây là những kiếng thức Guppy Nhật Minh tìm hiểu trên internet. Nếu có gì không đúng mong quý khách hàng thông cảm.

Và Mong các bạn đóng góp ý kiến để Guppy có thêm nhiều kiến thức để chia sẽ với mọi người hơn.

Chân thành cảm ơn quý khách hàng đã dành thời gian đọc tìm hiểu.

Rate this post

Viết một bình luận