Muối i ốt là muối ăn (NaCl) có bổ sung thêm một lượng nhỏ Nal nhằm cung cấp i ốt cho cơ thể. Trong muối biển có một lượng nhỏ i ốt nhưng nó không phải là nguồn gốc của i ốt.
Muối i ốt và muối biển
Hiện nay, có rất nhiều loại muối khác nhau nhưng có 3 loại muối chính được sử dụng trong nấu ăn và sinh hoạt hàng ngày: muối tinh (table salt), muối ăn (kosher salt) và muối biển (sea salt).
- Muối tinh (table salt)
Muối tinh là loại muối có kết cấu tinh thể khối vuông, nhuyễn, mịn, kích thước tinh thể nhỏ nhất trong các loại muối. Muối tinh thường được dùng đó là muối i ốt. Đa phần các nhà sản xuất đều sử dụng table salt để làm muối i ốt do chúng nhuyễn nên dễ dàng trộn đều iot vào.
Hiện nay có 3 loại muối thường được sử dụng hàng ngày
Công dụng của muối tinh trong nấu ăn và làm đẹp
Do đặc tính dễ tan sẽ không làm hư kết cấu của bánh nên muối tinh thường được sử dụng trong làm bánh cũng như nấu ăn. Loại muối này có vị mặn cao, trung bình 1 thìa muối tinh sẽ bằng 4 – 5 thìa các loại muối khác nên sử dụng lượng ít trong nấu ăn.
Vì vị mặn quá cao của muối tinh sẽ nhanh hấp thụ và không tốt cho da, nên muối tinh hầu như không sử dụng trong làm đẹp.
- Muối ăn (Kosher salt)
Muối ăn có kết cấu tinh thể dạng mảnh, vụn, mỏng, to và độ mặn vừa phải nên dễ dàng điều chỉnh khi nêm vào thức ăn, vì vậy loại muối này được các đầu bếp chuyên nghiệp thích sử dụng nhất trong các loại muối.
Công dụng của muối ăn trong nấu ăn và làm đẹp
Muối ăn thường được sử dụng cho nhiều món ăn và đặc biệt phù hợp để tẩm ướp với các loại thịt trắng như thịt gà, thịt heo. Các chuyên gia khuyên nên kết hợp loại muối này với muối i ốt trong nấu ăn để tránh thiếu chất (sử dụng muối ăn để tẩm ướp các món thịt, còn muối i ốt để nêm nếm lúc nấu với những món xào hoặc canh).
Muối ăn cũng ít sử dụng trong làm đẹp.
- Muối biển (Sea salt)
Muối biển được làm từ nước biển và ít qua các công đoạn chế biến nên muối biển thường có hình dạng tinh thể khá phức tạp. Vì vậy, lượng khoáng chất trong các loại muối biển thường cao hơn so với các loại khác.
Muối biển dựa vào cấu trúc tinh thể được chia làm 2 loại như sau:
Loại muối biển hạt nhỏ: Loại muối biển hạt nhỏ thích hợp nhất để ướp các loại thịt đỏ như thịt bò và các loại cá, tôm. Vị mặn của loại muối biển này thích hợp để làm dậy hương vị thơm ngon của các loại hải sản.
Muối i ốt có phải là muối biển? Muối i ốt là muối ăn, muối biển có chứa ít lượng i ốt và có dạng tinh thể khá phức tạp
Loại muối biển hạt to (hay còn được gọi là muối hột): Loại muối biển này ít được sử dụng trong nêm nếm thức ăn, nhưng muối biển hạt to dùng để khử trùng, làm sạch thịt, cá.
Ngoài ra, muối hột dùng để tẩy các chất dơ dính trên thớt rất hiệu quả.
So sánh muối i ốt và muối biển
Trong 1 nghiên cứu bởi Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, 61% người trả lời đều phản đối rằng muối biển chứa ít natri hơn muối thường. Muối i ốt và hầu hết các loại muối biển đều có chứa 40% natri trong tổng trọng lượng.
Muối Kosher và một số muối biển có thể có kích thước tinh thể lớn hơn so với muối i ốt, do đó, lượng natri cũng thấp hơn (ví dụ 1 muỗng hoặc 1 thìa canh). Một muỗng cà phê muối ăn có khoảng 2,3g natri, nhưng một muỗng cà phê muối biển hoặc muối kosher có thể có ít natri vì ít tinh thể hơn trong thìa.
Một số loại muối biển được cho là có ít natri hơn muối i ốt
Một số loại muối biển được cho là có ít natri hơn muối i ốt. Có thể kiểm tra nhãn thành phần dinh dưỡng để so sánh giữa muối biển với muối i ốt, trong đó muối biển có khoảng 575 mg natri mỗi 1⁄4 muỗng cà phê.
Theo TS. Rachel K. Johnson, một phát ngôn viên của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ và giáo sư dinh dưỡng – Bickford tại đại học của Vermont cho biết: “Mọi người cần ý thức được rằng muối biển thường có nhiều natri hơn muối ăn”.
“Một trong những điều quan trọng để duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim là kiểm soát lượng natri của bạn”, cô nói. “Nếu bạn đang ăn nhiều muối biển hơn bạn nghĩ vì bạn nghĩ rằng nó có ít natri, như vậy bạn có thể đặt mình vào nguy cơ cao về bệnh cao huyết áp, điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim”.
Muối biển được lấy trực tiếp thông qua sự bay hơi của nước biển
Muối biển được lấy trực tiếp thông qua sự bay hơi của nước biển. Nó thường không qua giai đoạn xử lý hoặc trải qua quá trình chế biến tối thiểu. Do đó vẫn giữ được các khoáng chất như magie, kali, canxi và các chất dinh dưỡng khác.
Muối i ốt được khai thác từ các mỏ muối và sau đó xử lý để có được một kết cấu tốt, để dễ kết hợp và sử dụng trong các công thức nấu ăn. Quá trình chế biến làm hao hụt các khoáng chất trong muối ăn, và các chất phụ gia cũng thường được thêm vào quá trình chế biến để tránh vón cục hoặc đông cứng.