Muốn làm phiên dịch viên học trường nào tốt ở Việt Nam

Muốn làm phiên dịch viên học trường nào tốt ở Việt Nam

Phiên dịch viên hiện đang là một nghề “hot” trong thị trường việc làm hiện nay khi vị trí công việc này ngày càng có nhu cầu cao. Nếu bạn muốn tìm hiểu phiên dịch viên học trường nào và muốn trở thành phiên dịch viên trong tương lai, thì đừng bỏ lỡ những thông tin mà Blog.topcv chia sẻ ngay trong bài viết dưới đây.

Phiên dịch viên là nghề gì?

Với nền kinh tế hội nhập và mở cửa như hiện nay, các doanh nghiệp, công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều, cùng với đó nhiều doanh nghiệp trong nước cũng vươn ra toàn cầu thì cơ hội việc làm cho nghề phiên dịch viên ngày càng được mở rộng và đa dạng hơn.

Trong tiếng Anh phiên dịch viên là “Interpreter” có nghĩa là “someone whose job is to change what someone else is saying into another language”. Dịch ra tiếng Việt, phiên dịch viên chính là người làm công việc phiên dịch, nhiệm vụ của họ là chuyển các văn bản (nói hoặc viết) từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác một cách chính xác, giúp những người không cùng sử dụng chung một ngôn ngữ có thể hiểu nhau.

Muốn làm tốt công việc nói trên, phiên dịch viên phải thông thạo cả ngôn ngữ gốc (ngôn ngữ ban đầu) và ngôn ngữ đích (ngôn ngữ được dịch sang), đồng thời cần phải có một số kỹ năng cơ bản cần của nghề nghiên dịch.

Phiên dịch viên là ngành gì?Phiên dịch viên là ngành gì?

Đừng bỏ qua các bài viết liên quan sau:

Những câu hỏi tuyển sinh ngành phiên dịch 

Phiên dịch viên học khối nào? Phiên dịch viên nên học ngành gì? là thắc mắc của nhiều người khi đang bắt đầu tìm hiểu về ngành nghề này. 

Phiên dịch viên học khối nào?

Hiện tại, các trường Đại học, Cao đẳng tại Việt Nam hiện có đào tạo các ngành ngôn ngữ chính yếu như: Tiếng Anh, Nhật, Trung, Hàn, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Đức… Ngoài ra, một số khác còn tuyển sinh các ngành ngôn ngữ khác như Ý, Thái Lan, Ả Rập, Ấn Độ… Mỗi ngành ngôn ngữ sẽ có các tổ hợp môn xét tuyển tương ứng khác nhau. Cụ thể:

  • Các khối ngành ngôn ngữ Anh: A01: Toán – Lý – Anh; D01: Toán – Văn – Anh, D09: Toán – Sử – Anh, D10: Toán – Địa – Anh, D14: Văn – Sử – Anh, D15: Văn – Địa – Anh; D66: Văn – GDCD – Anh; D78: Văn – KHXH – Anh; D90: Toán – KHXH – Anh
  • Các khối ngành ngôn ngữ Hàn: A01: Toán – Lý – Anh; C00: Văn – Sử – Địa, D01: Toán – Văn – Anh; D14: Văn – Sử – Anh; D15: Văn – Địa – Anh, D78: Văn – KHXH – Anh, D90: Toán – KHXH – Anh.
  • Các khối ngành ngôn ngữ Nhật: A01: Toán – Lý – Anh; D01: Toán – Văn – Anh; D06: Toán – Văn – Nhật; D14: Văn – Sử – Anh; D15: Văn – Địa – Anh; D78: Văn – KHXH – Anh; D90: Toán – KHXH – Anh
  • Các khối ngành ngôn ngữ Trung: A01: Toán – Lý – Anh; C00: Văn – Sử – Địa; D01: Toán – Văn – Anh; D04: Toán – Văn – Trung;  D15: Văn – Địa – Anh; D90: Toán – KHXH – Anh
  • Các thứ tiếng khác như tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Thái, tiếng Nga, tiếng Đức thường yêu cầu tổ hợp xét tuyển môn là khối D01: Toán – Văn – Anh.

Ngành phiên dịch viên nên thi khối nào?Ngành phiên dịch viên nên thi khối nào?

Ngành phiên dịch viên điểm chuẩn bao nhiêu?

Như đã chia sẻ ở phần ngành phiên dịch thi khối nào, nếu muốn học chính quy để trở thành phiên dịch viên, bạn phải theo học tại các trường ĐH-CĐ có tuyển sinh ngành Ngôn ngữ Anh/ Nhật/ Trung/ Hàn…, chuyên ngành biên – phiên dịch và tìm hiểu về điểm xét tuyển theo tổ hợp môn của từng trường tương ứng.

Nhìn chung, điểm trúng tuyển vào nghề phiên dịch sẽ phụ thuốc vào từng cơ sở đào tạo, phương thức xét tuyển, tổ hợp môn cũng như chỉ tiêu xét tuyển ngành ngôn ngữ đào tạo của từng trường. Ngoài ra, phụ thuộc vào điểm mặt bằng chung của các thi sinh trong năm đó.

Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, điểm chuẩn của ngành này dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia giao động trong khoảng từ 18-26 điểm. Bên cạnh đó, mức điểm trúng tuyển theo phương thức xét học bạ THPT của các trường thì cao hơn một chút.  Ngoài ra, một số trường còn đưa ra tiêu chí phụ dành cho các thí sinh như: Điểm Tiếng Anh nhân hệ số 2 hay nếu có cùng số điểm trúng tuyển vào ngành, sẽ xét theo thứ tự ưu tiên nguyện vọng NV<=2.

Điểm chuẩn trúng tuyển ngành  phiên dịch viên.Điểm chuẩn trúng tuyển ngành phiên dịch viên.

Phiên dịch viên học trường nào tốt nhất tại Việt Nam?

Phiên dịch viên học trường nào là phân vân của nhiều thí sinh khi có quyết định theo học ngành này. Dưới đây là danh sách một số trường Đại học hàng đầu tại Việt Nam có mã ngành phiên dịch, các bạn có thể tham khảo và cân nhắc khi lựa chọn:

  • Khu vực miền Bắc: ĐH Ngoại ngữ – ĐHQG Hà Nội; ĐH Ngoại thương Hà Nội; Học viện Ngoại giao; Khoa Quốc tế – ĐHQG Hà Nội; ĐH Sư phạm Hà Nội; ĐH FPT; ĐH RMIT; ĐH Thăng Long; ĐH Sư Phạm kỹ thuật Hưng Yên; ĐH Hải Phòng…
  • Khu vực miền Trung: ĐH Ngoại ngữ – ĐH Huế; ĐH Ngoại ngữ – ĐH Đà Nẵng; Khoa Ngoại ngữ – ĐH Duy Tân – ĐH Đà Nẵng; ĐH Quảng Nam; ĐH Quy Nhơn; ĐH Nha Trang; ĐH Đà Lạt…
  • Khu vực miền Nam: ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM; Khoa Ngoại ngữ – ĐH Mở TP.HCM; ĐH Ngoại thương TP.HCM; ĐH Sư phạm TP.HCM; ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM; ĐH Hùng Vương; ĐH Công nghệ TP.HCM – Hutech; ĐH Tôn Đức Thắng…

Ngoài ra, sinh viên/ học viên có khả năng ngoại ngữ giỏi có thể theo học các khóa đào tạo ngắn hạn tại các trung tâm uy tín và chất lượng để được cấp chứng chỉ biên – phiên dịch, được đào tạo các kỹ năng, nghiệp vụ phiên dịch cơ bản… vẫn có thể đủ điều kiện để hành nghề.

Khi tốt nghiệp bạn có thể tìm kiếm công việc phiên dịch viên tại trang web TopCV.vn. Tại đây, các thông báo tuyển dụng việc làm của doanh nghiệp trên cả nước đã được tổng hợp sắp xếp theo từng mục giúp bạn dễ dàng tìm kiếm theo địa chỉ, mức lương,…. Ngoài thông báo tuyển dụng vị trí phiên dịch viên thì TopCV.vn cũng tổng hợp nhiều vị trí công việc khác như kế toán, marketing, nhân viên kinh doanh,..

Phiên dịch viên học trường nào tốt nhất?Phiên dịch viên học trường nào tốt nhất?

Như vậy, với những chia sẻ Phiên dịch viên học trường nào ở trên, hy vọng đã giúp bạn nắm được thông tin muốn làm biên phiên dịch viên thì học trường nào, ngành gì, cũng như các tổ hợp môn xét tuyển tương ứng. Thực tế, bằng cấp chỉ là bước đệm ban đầu để trở thành phiên dịch viên chuyên nghiệp, bạn cần tìm hiểu, trau dồi rất nhiều kỹ năng phiên dịch trong suốt quá trình học tập để nâng cao trình độ cho bản thân.

Rate this post

Viết một bình luận