Ngành công nghệ sinh học là một trong những ngành nghề vô cùng sôi động trong những năm gần đây. Được coi là một trong những ngành nghề được ứng dụng nhiều nhất trong đời sống nên ngành công nghệ sinh học cũng dần được tập trung đẩy mạnh và phát triển. Tuy nhiên, rất ít người biết ngành công nghệ sinh học cụ thể là gì? Làm những công việc gì? Cơ hội nghề nghiệp ra sao? Nếu đang thắc mắc những câu hỏi trên, các bạn hãy theo dõi lời giải đáp của Mua Bán trong bài viết này nhé!
Sơ lược ngành công nghệ sinh học
Được dự đoán là ngành học có cơ hội phát triển bậc nhất trong tương lai, ngành công nghệ sinh học đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của đa số bạn trẻ chuẩn bị bước chân vào giảng đường đại học cũng như các bậc phụ huynh.
Công nghệ sinh học là gì?
Công nghệ sinh học là ngành nghiên cứu về lĩnh vực sinh học, gồm những hoạt động liên quan đến việc sử dụng hệ thống sinh vật sống để nghiên cứu, phát triển và tạo ra các sản phẩm sinh học phục vụ cho đời sống. Lần đầu tiên người ta biết đến thuật ngữ “công nghệ sinh học” vào năm 1919 bởi Karl Ereky. Lúc này, công nghệ sinh học có nghĩa là sản xuất sản phẩm bằng nguyên liệu thô với sự trợ giúp của sinh vật sống.
Công nghệ sinh học sẽ dựa trên các ngành khoa học sinh học cơ bản bao gồm: sinh học phân tử, sinh học tế bào, phôi học, sinh hóa, vi sinh học, di truyền học. Song song với đó là việc mở rộng ngành học này sang các ngành học mới đa dạng hơn như: kỹ thuật gen tái tổ hợp, miễn dịch học, genomics… Mục đích chung của ngành công nghệ sinh học chính là phát triển kinh tế xã hội đồng thời bảo vệ môi trường.
Quá trình phát triển của ngành công nghệ sinh học được chia thành 3 giai đoạn chính:
-
Công nghệ sinh học thời truyền thống: Chính là việc chế biến thực phẩm thời trước, lợi dụng men sinh vật để làm đồ ăn như nước mắm, rau muối… hoặc lợi dụng vi sinh vật phân rã thực hiện quá trình ủ phân tự nhiên.
- acid amin, mì chính, chất kháng sinh…
Công nghệ sinh học thời kỳ cận đại: Việc chế biến thực phẩm có sử dụng công nghệ giai đoạn đầu (nồi lên men công nghệ). Sản phẩm thời kỳ này có thể kể đến: vitamin,, mì chính, chất kháng sinh…
-
Công nghệ sinh học thời hiện đại: Gồm những công việc có tính nghiên cứu cao, đòi hỏi máy móc tinh vi và kiến thức sinh học cao. Một số công việc nghiên cứu thường thấy bao gồm: công nghệ di truyền, công nghệ lên men, công nghệ enzym và protein, công nghệ tế bào…
>>> Xem thêm: Ngành hoá dược cùng những tiềm năng nghề nghiệp bạn không thể bỏ qua
Thực trạng ngành công nghệ sinh học nước ta
Trên thế giới, ngành công nghệ sinh học phát triển vô cùng vượt bậc, được ứng dụng rộng rãi tại nhiều lĩnh vực khác nhau. Tại Việt Nam, nhà nước cũng đã có các chính sách, đề án và chương trình về công nghệ sinh học để ứng dụng vào các ngành nông – lâm – thủy sản, công nghiệp, y tế và môi trường.
Bên cạnh đó, các cơ sở hạ tầng cùng nguồn nhân lực chất lượng cao dùng để phục vụ cho nghiên cứu cũng đang được ưu tiên đẩy mạnh về đầu tư. Song song với đó là trình độ nghiên cứu cùng các ứng dụng công nghệ sinh học cũng phát triển mạnh mẽ từng ngày.
Kết quả thống kê gần nhất cho thấy, hoạt động nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ sinh học trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy – hải sản đạt được năng suất vô cùng cao. Nhiều mô hình ứng dụng công nghệ sinh học đã được chuyển giao và tiến hành hoạt động tại các vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội bản địa.
Sau thời gian tiến hành, kết quả thu được vô cùng khả quan. Năng suất, chất lượng sản phẩm được nâng cao dẫn đến hiệu quả kinh tế cũng tăng cao. Các ứng dụng này vừa bảo vệ môi trường vừa phát triển kinh tế, trở thành giải pháp tối ưu cho việc thúc đẩy xã hội phát triển. Có thể nói, ngành công nghệ sinh học đang trở thành một trong những ngành trọng điểm với nhiệm vụ ưu tiên phát triển hàng đầu hiện nay và cũng là một ngành học vô cùng có tiềm năng trong tương lai.
Công nghệ sinh học thi khối nào? Điểm chuẩn ngành công nghệ sinh học
Với thực trạng ngành vô cùng “hot” ở thời điểm hiện tại và cả trong tương lai, chắc chắn sẽ có nhiều bạn trẻ muốn được đầu quân vào ngành này. Ngoài việc biết các trường đào tạo chất lượng, các bạn cũng cần phải lưu ý các môn học, khối học phù hợp với ngành. Từ đó, cũng giúp các bạn có mục tiêu phấn đấu trong kỳ thi tuyển sinh vào trường.
Các môn học – khối thi của ngành công nghệ sinh học năm 2022 bao gồm: A00, A01, A02, B00, D07 và D08. Ngoài ra, có một số trường sẽ xét tuyển cả các khối A11, A16, A18, B02, B04, B08, C04, C08, D01, D10, D13 và D90. Mức điểm chuẩn của ngành công nghệ sinh học thường dao động từ 15 – 29 tùy vào từng trường. Tùy vào khả năng và điểm mạnh của mình các bạn trẻ có thể lựa chọn khối thi và trường học phù hợp để được tiếp cận với ngành học yêu thích.
>>> Có thể bạn quan tâm: Ngành công nghệ thông tin thi khối nào? Điểm chuẩn bao nhiêu?
Các trường đào tạo ngành công nghệ sinh học danh tiếng nhất Việt Nam
Một trong các ví dụ rõ nhất cho việc ngành công nghiệp sinh học sẽ phát triển mạnh mẽ chính là việc rất nhiều trường đại học liên quan đến lĩnh vực khoa học – công nghệ của Việt Nam mở các khoa, chuyên ngành đặc thù dành riêng cho công nghệ sinh học.
Có thể kể đến một số trường giảng dạy ngành công nghệ sinh học tốt nhất của nước ta hiện nay như: Đại học Khoa học Tự nhiên của Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam… Điểm chuẩn của các trường này có thể dao động từ 18 – 29.6, rất phù hợp với các bạn có học lực khá – giỏi có nhu cầu theo đuổi ngành nghề này.
Ngoài các trường đạt hạng đầu trong ngành đã được nêu ở trên thì các bạn có học lực trung bình – khá có thể tham khảo một số trường sau: Đại học Thủy lợi, Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Đại học Khoa học Huế, Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. Các trường này đều có mức điểm ngành công nghệ sinh học vào khoảng 15 – 17 điểm, là những khối trường khá an toàn.
Học công nghệ sinh học ra làm gì?
Có thể thấy được, hiện nay đã có rất nhiều trường, học viện, trung tâm nghiên cứu và các cơ sở đào tạo ngành công nghệ sinh học. Tuy nhiên, tại Việt Nam, nguồn nhân lực phục vụ nghiên cứu công nghệ sinh học trình độ cao lại không nhiều. Chính vì vậy, triển vọng dành cho những người học ngành này là vô cùng lớn. Đây là một trong những cơ hội tuyệt vời cho các sinh viên ngành sau khi ra trường tìm việc làm với mức lương hấp dẫn cùng các chế độ ưu đãi tuyệt vời.
Sinh viên học ngành công nghệ sinh học sau khi ra trường có thể đảm nhận rất nhiều công việc với vai trò và vị trí khác nhau. Những công việc đó bao gồm:
-
Kỹ thuật viên các phòng thí nghiệm
Nếu bạn có khả năng nghiên cứu, phân tích tốt thì có thể lựa chọn công việc kỹ thuật viên chuyên xét nghiệm tại các phòng thí nghiệm. Vị trí này thường có tại các bệnh viện, trung tâm y tế, công ty sản xuất dược phẩm, thực phẩm…
-
Nhân viên chuyên Phát triển sản phẩm tại các doanh nghiệp
Hoạt động nghiên cứu và phát triển các sản phẩm hóa sinh đang được đầu tư vô cùng mạnh mẽ tại các doanh nghiệp, bao gồm nhà nước và tư nhân. Chính vì vậy, việc tìm kiếm nguồn nhân lực cho vị trí nghiên cứu – phát triển sản phẩm này cũng được chú trọng hơn rất nhiều. Đây cũng là một trong các cơ hội nghề nghiệp phổ biến cho cử nhân ngành công nghệ sinh học.
-
Nghiên cứu viên làm tại các Trung tâm và Viện nghiên cứu
Giống như tên gọi, các nghiên cứu viên sẽ thực hiện các công việc nghiên cứu sinh vật sinh học của mình tại các Trung tâm và Viện nghiên cứu. Một số Trung tâm và Viện nghiên cứu uy tín tại Việt Nam bao gồm: Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện Bảo vệ thực vật, Viện Sinh học Nông nghiệp…
-
Giảng viên các trường Đại học, Cao đẳng
Nếu bạn có thành tích học tập khá – giỏi, có thể thử sức với công việc là Giảng viên của các trường Đại học – Cao đẳng có chuyên ngành Công nghệ sinh học trong cả nước. Khi trở thành Giảng viên, bạn sẽ có nhiều cơ hội được tiếp xúc và nghiên cứu chuyên sâu các lý thuyết ngành.
-
Giáo viên dạy Sinh học
Một trong các công việc khá phổ biến sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học chính là làm giáo viên Sinh học tại các cấp trường từ Tiểu học đến Trung học Phổ thông. Đây là lựa chọn vô cùng lý tưởng dành cho những bạn có đam mê sư phạm và có kiến thức ngành cơ bản.
-
Chuyên viên chuyên quản lý Khoa học – Công nghệ
Riêng với ngành nghề làm Chuyên viên quản lý Khoa học – Công nghệ thì bạn cần có cả kiến thức ngành công nghệ sinh học lẫn quản lý nhà nước.
-
Kinh doanh thiết bị vật tư – hóa chất phục vụ ngành Công nghệ sinh học
Với xu hướng phát triển các ứng dụng ngành công nghệ sinh học hiện nay thì nhu cầu sử dụng các dụng cụ nghiên cứu cũng gia tăng vô cùng mạnh mẽ. Chính vì vậy, nó trở thành cơ hội kinh doanh của rất nhiều người. Nhất là khi có rất nhiều vật liệu, công cụ, máy móc không có tại Việt Nam và cần nhập khẩu. Các công ty kinh doanh sẽ cần đến những người có chuyên môn về ngành để tham gia kinh doanh.
>>> Tham khảo thêm: Kỹ sư nông nghiệp là gì? 4 lưu ý khi học kỹ sư nông nghiệp
Mức lương sau tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học
Mức lương của ngành công nghệ sinh học nói chung được đánh giá tương đối cao so với thị trường lao động. Không chỉ thế, mức lương này có được dự đoán sẽ tăng dần lên theo từng năm. Điều đó cho ta thấy được ngành nghề này sẽ thu hút rất nhiều người lao động trong tương lai, nhất là người lao động có chuyên môn cao.
>>> Có thể bạn quan tâm: Khám phá top 12 những ngành nghề có thu nhập cao trong tương lai
Mức lương trung bình của ngành công nghệ sinh học dao động từ khoảng 8 – 10 triệu đồng/tháng. Và sẽ tăng dần theo kinh nghiệm của người lao động, mức lương này có thể lên tới 30 triệu đồng/tháng, nếu bạn có chuyên môn cao. Ngoài ra, với một số công việc đặc thù, mức lương ban đầu có thể cao hơn rất nhiều, trung bình vào khoảng 30 – 40 triệu đồng/tháng.
Ngành công nghệ sinh học phù hợp với những ai?
Ngành công nghệ sinh học vô cùng tiềm năng, nhưng không phải ai cũng thích hợp để theo đuổi nghề nghiệp này. Để tránh trường hợp chạy theo số đông khiến bản thân bị giới hạn, hãy cùng tìm hiểu những yếu tố quyết định bạn có phù hợp với ngành công nghệ sinh học hay không?
-
Thứ nhất, để học ngành công nghệ sinh học, bạn nên là người có tư duy cao, nhạy bén với các môn học tự nhiên: Toán, Hóa học và Sinh học (các môn khối B). Đây đều là các môn liên quan trực tiếp đến việc học tập, nghiên cứu sinh học sau này.
-
Thứ hai, có tính kiên nhẫn, tỉ mỉ và sẵn sàng làm việc trong các phòng thí nghiệm cả ngày. Đây là ngành học đòi hỏi bạn phải dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu, thực nghiệm và phân tích.
-
Thứ ba, khả năng tìm tòi và tra cứu thông tin. Sinh vật học hay ngành công nghệ sinh học đòi hỏi chúng ta cần phải cập nhật thông tin thường xuyên để có thể làm việc một cách trực quan nhất.
Nếu bạn sở hữu cả 3 yếu tố này thì ngành công nghệ sinh học chính là ngành học tiềm năng dành cho bạn.
Ngành công nghệ sinh học nghe có vẻ trừu tượng nhưng thực tế lại rất gần gũi đối với đời sống của chúng ta. Hy vọng sau bài viết này của Muaban.net, các bạn trẻ và các bậc phụ huynh đã có cái nhìn tổng quát về ngành nghề vô cùng tiềm năng này. Từ đó, cũng có thể đưa ra những quyết định chuẩn xác cho tương lai của bản thân và con em. Chúc các bạn thành công!
>>> Xem thêm: