1
Thông tin, nguồn gốc của nấm Linh Chi
Nấm Linh Chi có tên khoa học là Ganoderma lucidum, là loại thảo dược thuộc chi Ganoderma, họ Nấm lim. Loại nấm này còn được dân gian ta gọi dưới nhiều tên gọi khác như Nấm Vạn Thọ, Nấm Vạn Niên Nhung, Nấm Tiên Dược,… Nấm Linh Chi đã xuất hiện từ rất lâu đời, trong sách “Thần nông bản thảo” được viết cách đây hơn 2000 năm trước đã mô tả về loại nấm này như một “thần dược” thượng hạng, cao hơn cả nhân sâm và tất cả các loại thảo mộc khác trên đời.
Chính vì sự quý giá của nấm mà xưa kia chỉ có bậc vua chúa mới được sử dụng. Tuy nhiên hiện nay thì chúng ta có thể bắt gặp loại nấm này ở nhiều nơi, với giá thành phải chăng và phù hợp với túi tiền của người dân. Theo như Đông y, nấm Linh Chi có một số công dụng tốt đối với sức khỏe, giúp người bệnh có thể giải độc gan, ích vị, lợi niệu, bổ não, phòng ung thư, kéo dài tuổi thọ,… Còn theo như y học cổ truyền thì loại nấm này có vị hơi nhạt, tính ấm, giúp cường tráng, bổ can, tăng cường trí não.
2
Nấm Linh Chi có mấy loại?
Nấm Linh Chi thực chất không phải là một loại thảo mộc thân cỏ, mọc bò trên mặt đất như nhiều dược liệu khác. Mà nó là một loại nấm mọc hoang dã, sống lâu năm cho đến khi hóa gỗ. Phần mũ nấm có dạng hình tròn, hình quạt, xòe rộng ra. Phần thân có hình trụ, khi còn non thì có màu trắng, khi đã lâu năm thì sẽ có màu nâu vàng.
Nấm Linh Chi có 6 loại chính đang tồn tại trên thế giới hiện nay, mỗi loại sẽ mang một màu sắc, hình dáng khác nhau, cùng với đó là những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe:
– Thanh chi: Nấm có màu xanh, vị bình, có khả năng giúp an thần, bổ khí, làm sáng mắt, tinh thần trở nên nhẹ nhàng, thoải mái.
– Bạch chi: Nấm có màu trắng, có khả năng bổ não, tăng cường trí nhớ, ích khí.
– Hồng chi: Nấm có màu đỏ, vị đắng, ích khí, cải thiện tuần hoàn và tăng cường trí não.
– Hắc chi: Nấm có màu đen, bổ thận, ích khí, giúp cơ thể sảng khoái, đầu óc minh mẫn.
– Hoàng chi: Nấm có màu vàng, có tác dụng an thần, bồi bổ cơ thể.
– Tử chi: Nấm có màu tím hơi đỏ, giúp làm mạnh gân cốt, sáng da, đẹp da, ích tinh, bổ huyết.
3
Các thành phần dưỡng chất có trong nấm Linh Chi
Nấm Linh Chi chứa đựng vô vàn các dưỡng chất bổ dưỡng và có lợi đối với cơ thể. Trong số 6 loại nấm vừa liệt kê, thì Hồng chi là loại có dược tính mạnh nhất và được nhiều người tìm mua nhất. Một số thành phần dưỡng chất quan trọng có trong nấm có thể kể đến như sau:
– Vitamin B, vitamin C: Giúp tăng sức đề kháng, chống oxy hóa, cải thiện hệ miễn dịch.
– Các khoáng chất thiết yếu như Canxi, sắt, kẽm, selenium, magie, đồng, kali: Giúp bồi bổ cơ thể, mạnh gân cốt, cơ thể khỏe khoắn, linh hoạt.
– 110 loại amino acid: Giúp cơ thể khỏe mạnh, bổ sung các chất bị thiếu hụt.
– 137 loại Triterpenes và Triterpenoids: Có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm cao, hoạt động giống như thuốc kháng sinh giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
– Hoạt chất Adenosine: Giúp an thần, loại bỏ Cholesterol có hại, ngăn ngừa cao huyết áp, bệnh tim mạch.
– Polysaccharides và Beta-glucan: Giúp giải độc, tăng cường hệ miễn dịch, tăng sự tổng hợp DNA, RNA, ức chế các tế bào có hại trong cơ thể.
– Germanium: Nhiều gấp 18 lần có trong nhân sâm, có tác dụng giải độc, tăng khả năng hấp thụ oxy, vận chuyển các chất trong cơ thể.
– Cellulose: Giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa các bệnh đường ruột.
4
Nấm Linh Chi có tác dụng gì?
Chính bởi nấm Linh Chi có vô vàn các dưỡng chất hữu ích đối với cơ thể con người khi sử dụng, do đó nó mang đến cho chúng ta những tác dụng đáng quý, có thể kể đến như sau:
– Hỗ trợ điều trị cao huyết áp, giảm mỡ máu hiệu quả.
– Điều trị các cơn đau nhức do viêm khớp, thoái hóa xương khớp.
– Giúp ngủ ngon, an thần, tinh thần vui vẻ, sảng khoái.
– Giúp ăn ngon miệng, ngăn ngừa chán ăn, mất ngủ, suy nhược cơ thể.
– Hỗ trợ giảm cân tự nhiên, an toàn, loại bỏ mỡ thừa tích tụ.
– Giúp phòng ngừa ung thư, tiêu diệt các tế bào và gốc tự do nguy hiểm.
– Ổn định tiêu hóa, giúp đường ruột khỏe mạnh hơn.
– Tăng cường hoạt động của tuyến thượng thận.
– Bổ gan, ngăn ngừa nguy cơ viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan,…
– Chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa, giúp trẻ hóa tế bào.
– Giúp làm đẹp da, sáng mịn làn da.
5
Những ai không nên dùng nấm Linh Chi?
Mặc dù có rất nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe, thế nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được nấm Linh Chi để chữa bệnh, bồi bổ cơ thể. Những đối tượng sau đây cần tránh sử dụng dược liệu này để không gặp phải các tác dụng phụ đáng tiếc:
5.1. Người bị huyết áp thấp
Mặc dù có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ cao huyết áp, thế nhưng những người bị huyết áp thấp không nên sử dụng nấm Linh Chi, kẻo sẽ bị giảm huyết áp xuống mức nguy hại cho sức khỏe.
5.2. Người hay bị chóng mặt, hoa mắt
Những người cơ địa yếu, thường dễ bị chóng mặt, hoa mắt hoặc thậm chí buồn nôn thì tuyệt đối không được sử dụng nấm Linh Chi. Bởi nó sẽ khiến tình trạng của những người này càng trở nên nghiêm trọng hơn.
5.3. Người bị mẫn cảm, dị ứng
Những người bị mẫn cảm hoặc dị ứng với nấm Linh Chi cũng là đối tượng không nên sử dụng.
6
Liều lượng sử dụng nấm Linh Chi hàng ngày
Để đảm bảo bổ dưỡng cho sức khỏe cũng như không gặp tác dụng phụ nào khi sử dụng nấm Linh Chi, bạn cần tuân thủ liều lượng sử dụng mỗi ngày của nấm sau đây:
– Đối với người khỏe mạnh: Chỉ nên dùng từ 10-20g nấm hàng ngày, uống trước khi ăn hoặc sau khi ăn, chia đều các buổi trong ngày.
– Đối với người già, phụ nữ sau khi sinh: Chỉ nên dùng dưới 10g nấm hàng ngày trong 1 tháng đầu tiên, nếu thấy cơ thể đáp ứng tốt và không bị tác dụng phụ thì mới sử dụng liên tục trong nhiều tháng.
– Đối với trẻ em từ 6-15 tuổi: Chỉ nên dùng dưới 5g nấm mỗi ngày, khi dùng cần kết hợp với một số trái cây có tính mát như cam, quýt để đạt hiệu quả tốt nhất.
7
Cách nấu nấm Linh Chi tốt nhất
Hiện nay, các sản phẩm nấm Linh Chi được bán trên thị trường sẽ được phân thành 3 dạng chính: Dạng nguyên tai nấm, dạng cắt lát, dạng bột. Mỗi dạng sẽ có cách sử dụng và nấu khác nhau, bạn có thể tham khảo ngay sau đây:
7.1. Với nấm Linh Chi nguyên tai
Với mỗi một tai nấm, bạn chỉ nên nấu với từ 1,5-2 lít nước mà thôi. Đun sôi nồi nước rồi sau đó thả tai nấm vào trong, đun tiếp trong vòng 15 phút cho nấm tiết ra hết dưỡng chất. Cuối cùng bạn chỉ việc lọc lấy nước để uống hàng ngày là được.
7.2. Với nấm Linh Chi cắt lát
Với nấm được thái lát, bạn cho từ 8-10 lát nấm vào nồi, đun sôi cùng với 1 lít nước trong vòng 15-20 phút. Sau đó lọc lấy nước để sử dụng hàng ngày.
7.3. Với nấm Linh Chi dạng bột
Với nấm dạng bột, bạn lấy ra 1 muỗng canh bột Linh Chi, sau đó bỏ vào trong một túi lọc, rồi đem đi hãm với nước sôi chừng 15 phút là có thể uống được rồi. Sử dụng giống như bạn uống trà thông thường.
Ngoài ra, nấm Linh Chi còn có thể được dùng để hãm, nấu thuốc cùng với một số loại thảo dược. Hoặc nó có thể được dùng nấu với một số loại thực phẩm, tạo thành những món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe.
8
Nấm Linh Chi có ngâm rượu được không?
Nấm Linh Chi hoàn toàn có thể dùng để ngâm rượu uống được. Nếu như bạn muốn ngâm rượu nấm, hãy sử dụng loại nấm nguyên tai hoặc nấm thái lát để đem lại hiệu quả tốt nhất. Đầu tiên, bạn hãy chuẩn bị khoảng 300g nấm, cho vào bình thủy tinh 5 lít rồi đổ ngập rượu trắng bên trong. Cuối cùng đậy kín nắp bình để bảo quản, sau khoảng 3 tuần là có thể sử dụng được rồi. Lưu ý rằng trong quá trình ngâm, bạn hãy lắc đều bình rượu để nấm nhanh chóng tiết ra dưỡng chất, hòa tan với rượu nhé.
9
Uống nấm Linh Chi nhiều có tốt không?
Với những tác dụng hữu ích mà nấm Linh Chi mang lại đối với sức khỏe con người. Thì việc uống nấm Linh Chi hàng ngày rất tốt và nên làm. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều, bởi vì nó có thể gây hạ huyết áp, tụt đường huyết, chân tay bị chuột rút nếu dùng quá liều. Do đó bạn hãy lưu ý rõ liều lượng đã được đề cập trong bài viết để sử dụng cho đúng.