Trong nghiên cứu của Trường Đại học bang Michigan (Mỹ), chỉ 4 tuần phơi nhiễm với điều kiện ánh sáng kém đã đủ thay đổi một số cấu trúc trong não những con chuột cỏ sông Nile được thí nghiệm.
Văn phòng thiếu vài ngọn đèn có thể khiến hiệu quả công việc giảm vì nhân viên sẽ hay quên và học hỏi kém
Lý do thí nghiệm được tiến hành trên chuột bởi chuột có tập tính, mức phụ thuộc của đồng hồ sinh học vào ánh sáng giống con người.
Những thay đổi cấu trúc nói trên đã tác động mạnh mẽ đến khả năng nhớ và học tập của chúng, cụ thể là giảm đến 30% công suất của vùng não. Nói cách khác, chỉ 4 tuần sống trong ánh sáng mờ mờ khiến chúng trở nên “não cá vàng”, tức hay quên này nọ, khả năng tiếp thu một vấn đề hay kỹ năng mới cũng sút hẳn.
Giáo sư Tony Nunez, một trong các tác giả, giải thích rõ thêm rằng ánh sáng mờ còn làm giảm yếu tố neurotrophic có nguồn gốc từ não, một chất có tác dụng duy trì kết nối các nơ-ron thần kinh lành mạnh trong vùng hippocampus.
Các bước khảo sát ở Mỹ cũng cho thấy những người thường xuyên phải làm việc trong ánh sáng mờ nhất là các nhân viên văn phòng. Theo các nhà khoa học, 30% hiệu suất nhớ và học tập là một con số đủ lớn để những người sử dụng lao động suy nghĩ lại việc bố trí thêm đèn ở những vị trí hợp lý, nếu muốn nhân viên làm việc hiệu quả hơn.