Nên làm gì khi buồn? Cách Vượt qua nỗi buồn lấy lại tinh thần

Nên làm gì khi buồn? – Cách Vượt qua nỗi buồn lấy lại tinh thần

Nên làm gì khi buồn? Đó là một câu hỏi khá hay. Buồn là một trạng thái tin thần không tốt, vậy vượt qua nỗi buồn như thế nào. Những thủ thuận nào giúp bạn lấy lại tinh thần một cách nhanh chóng..Trịnh Đức Dương Blog sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những điều đó.

1. NÊN LÀM GÌ KHI BUỒN?

Nếu như bạn từng đọc bài Khủng hoảng tuổi 20 của tôi bạn sẽ thấy rằng: Trước khi tôi trở thành nhà truyền cảm hứng tôi từng trải qua cuộc sống khó khăn như thế nào. Nỗi buồn trong tôi cứ gọi là  “dạt dào” và cuối cùng tôi cũng đã vượt qua. Các bạn cùng xem bí quyết giúp tôi vượt qua khủng hoảng cá nhân như thế nào nhé.

1.1 Bản chất của nỗi buồn. 

Nếu bạn đang buồn bạn cũng thừa hiểu nó xuất hiện khi bạn mất đi điều gì đó; bị xúc phạm, tổn thương; hoặc không đạt được điều gì đó trong cuộc sống. Thế nhưng tại sao bạn lại buồn, tại sao có những người vượt qua nỗi buồn rất nhanh.

Những người dễ dàng vượt qua nỗi buồn, đôi khi bị coi là vô tâm. Với tôi đa số những người như vậy là những người quản lý cảm xúc tốt. Bạn buồn quá lâu vì bạn đang cố gắng lấn sâu nào nó. Bạn đang cố gắng để chìm đắm trong hố sâu của nỗi đau. Sẽ có người nói với tôi rằng tôi đang phiến diện. Nhưng bạn thử nghĩ bạn đang ngồi trong nhà buồn bỗng dưng cháy nhà bạn phải ngay lập tức dọn dẹp đồ đạc và cứu những người khác. Lúc này bạn có còn thời gian mà buồn nữa không?

Về mặt khoa học khi bạn buôn đau cơ thể sẽ tiết ra 2 hooc môn là norepinephrine và cortisol. Đồng thời ức chế sản sinh serotonin, endorphin, oxytocin, dopanine là các hooc môn tích cực.

1.2 Nên làm gì khi buồn

Về cơ bản buồn là trạng thái cảm xúc mà bất kì ai cũng có. Điều quan trọng là phải biết kiểm soát tốt cảm xúc của mình; và tìm những cảm xúc tích cực thay thế.

Về mặt khoa học, để hạn chế việc buồn phiền bạn phải tìm cách tăng các hooc môn tích cực, và ức chế hooc mon tiêu cực. Trong các bài viết tiếp theo tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu về cách kích thích cơ thể sản sinh ra hooc mon tích cực.

2. Cách vượt qua nỗi buồn

Chúng ta đã điểm sơ lược về bản chất để vượt qua nỗi buồn của bản thân. Tiếp theo sẽ là các phương pháp cụ thể bạn nên áp dụng khi cảm xúc không tốt. Lúc này có 2 trường phái thường được áp dụng bao gồm: Phương pháp hướng nội, và phương pháp hướng ngoại. Mỗi người sẽ có những điều kiện để áp dụng khác nhau les’t go

2.1 Cách vượt qua nỗi buồn bằng phương pháp hướng nội

Thông thường khi bạn buồn bạn sẽ nghĩ đến các hoạt động thể chất, đông vui. Nhưng với tôi, nguyên nhân sâu xa thường đến từ bản thân chính bạn. Bạn cần học cách đề điền chỉnh cảm xúc dẫn đến điều chỉnh hành vi hợp lý.

Nên làm gì khi buồn? Yên lặng và cảm nhận

Yên lặng và cảm nhận là một thủ thuật tương đối dễ, nhưng lại khó thực hiện. Nghe có vẻ mâu thuẫn, nhưng thực sự như thế. Khi cảm xúc bình thường thì bạn dễ dàng xem xét mọi thứ, nhưng khi bạn buồn bạn sẽ chẳng còn tâm chí nào để mà xem xét. Thế như yên lặng và cảm nhận là cách để vượt qua nỗi buồn tốt nhất.

Phương pháp này được thực hiện trên nguyên tắc đánh lừa não bộ. Bằng cách thả lỏng cơ thể, hít sâu, thở đều sẽ giúp bạn trở nên bình tĩnh hơn. Thay vì việc bạn nhìn thấy lòng cuộn sóng bạn sẽ nhận ra mọi thứ thật bình yên và nhẹ nhõm. Hãy học cách để cảm nhận nhịp đập của con tim.

Khi bạn mất bình tĩnh cơ bắp sẽ gồng lên, tim đập nhanh hơn, chòng mắt dãn ra. Mọi hoạt động đều tập trung để chống lại điều tồi tệ. Nỗi buồn cũng vậy, cơ thể cũng có phản ứng tương tự nhưng theo hướng tập trung vào suy nghĩ và nhịp thở nhiều hơn. Nếu bạn kiểm soát được các bó cơ, nhịp thở, và điều tiết được suy nghĩ của mình, nỗi buồn sẽ giảm đi đáng kể.

Cách vượt qua nỗi buồn bằng phương pháp hướng nội

Tĩnh tâm để vượt qua nỗi buồn.

Nếu bạn hỏi tôi nên làm gì khi buồn? Câu trả lời đầu tiên mà tôi trả lời đó là bạn hãy tĩnh tâm lại. Bạn cần tĩnh tâm nhưng không phải giam mình lại. Tĩnh tâm là lắng lại và suy nghĩ đánh giá một cách khách quan những gì đã sảy ra. Giam mình là thu mình lại, chìm đắm trong nỗi đau và tách mình ra khỏi những thứ tích cực.

Điều gì đang khiến bạn buồn, điều đó có đáng để bạn buồn không? Trong cuộc sống hiện tại bạn có tìm được động lực hoặc niềm tin khác thay thế không? Có cách nào để giải quyết được tình trạng hiện tại không? Khi bạn buồn có ảnh hưởng đến người khác, công việc và sự nghiệp của bạn không? Bạn có đang lãng phí thời gian vào thứ cảm xúc không nên tồn tại không? Tất nhiên bạn không được nghĩ theo hướng tiêu cực, tìm ra điểm sáng nhất

Khi bạn đặt ra hàng loạt các câu hỏi như vậy ngoài việc bạn nhìn nhận chính xác vấn đề. Đó cũng là cách giúp bạn phân tán tránh tập trung vào điều tiêu cực. Suy nghĩ đánh lừa não bộ khiến nó nhầm tưởng bạn đang bận rộn thực sự.

Tĩnh tâm để vượt qua nỗi buồn.

Cảm xúc thay thế.

Cảm xúc thay thế là cách để vượt qua nỗi buồn khó thực hiện nhất. Phương pháp này chỉ được thực hiện khi bạn đã luyện tập nhiều lần trước đó với các hoàn cảnh tương tự. Nó đặc biệt hữu hiệu với nỗi buồn của sự thất bại và rè bỉu.

Cũng dựa trên phương pháp đánh lừa não bộ. Tuy nhiên phương pháp này tập trung nhiều hơn vào việc suy nghĩ về viễn cảnh tốt đẹp, và những thứ tích cực. Khi bạn điều hướng được não bộ suy nghĩ theo hướng khác bạn đã thành công, nhiều người gọi đó là tinh thần lạc quan. Tức là 1 người gặp khó khăn, thất bạn buồn khổ luôn tìm thấy 1 sự hi vọng từ thất bại của mình

Cảm xúc thay thế tìm thấy trong những loại nỗi buồn khác, ví dụ: Nỗi buồn mất mát, nỗi buồn tổn thương…. Bạn cần tìm thấy một niềm vui lớn hơn. Bạn cho tâm mình nghĩ về những niềm vui khác, những công việc, những vấn đề bạn chưa giải quyết. Như vậy bạn sẽ thu nhỏ tầm ảnh hưởng của nỗi buồn hơn rất nhiều.

Tóm lại phương pháp vượt qua nỗi buồn bằng phương pháp hướng nội tập trung vào việc đánh lừa não bộ; và quản lý cảm xúc tốt. Tuy nhiên phương pháp này không triệt để bạn cần kết hợp với phương pháp hướng ngoại để loại bỏ hoàn toàn nỗi buồn

2.2 Cách vượt qua nỗi buồn bằng phương pháp Hướng ngoại

Nhiều người, khuyên bạn tập trung vào phương pháp hướng ngoại để vượt qua nỗi buồn. Đây là phương pháp thực hiện hàng loạt các hành động để não bộ quên đi những gì đã sảy ra. Tuy nhiên để phương pháp này hiệu quả, và tránh lạm dụng nó bạn cần phải thực hiện tốt phương pháp hướng nội trước.

Tuỳ vào từng trường hợp mà bạn nên lựa chọn một phương pháp phù hợp. Hãy cùng tôi điểm qua một số phương pháp nhé.

1 Chia sẻ là cách tốt để vượt qua nỗi buồn.

Nên làm gì khi buồn ư? Chắc hẳn bạn cần chia sẻ nó. Con người có xu hướng được chia sẻ và được người khác lắng nghe.  Vừa được giải tỏa tâm trạng căng thẳng lúc này vừa không cảm thấy cô đơn lạc lõng nữa. Một cái ôm, một ánh mắt hoặc đơn giản chỉ là một sự lắng nghe đó cũng giúp bạn phần nào lấy lại được tinh thần. Chính vì vậy khi bạn buồn cách tốt nhất để bạn thất tốt hơn là chia sẻ. Việc chia sẻ với bạn bè người thân giúp bạn đạt được các mục tiêu sau:

Tìm kiếm đồng minh: Khi bạn buồn vì lý do không được đồng thuận, thất bại, hay đơn giản bị xem thường. Bạn bè thường là người có tính cách và suy nghĩ tương đồng, hoặc chí ít họ cũng đứng về phía bạn. Chính vì vậy bạn sẽ tìm được người  ủng hộ, đồng cảm với bạn, lúc này bạn sẽ thấy ổn hơn.

Tìm được cảm giác an toàn: Rất nhiều người rơi vào trạng thái lạc lõng. Khi nỗi buồn ập tới, họ cần tìm 1 nơi, nơi đó cho họ cảm giác bình yên và được che trở.

Cảm giác được sẻ chia: Khi bạn chia sẻ bạn sẽ có cảm giác có người lắng nghe bạn nói lên tiếng nói của mình. Bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm khi có thể chia sẻ mọi thứ, có thể nói ra những gì chất chứa trong tim….

Nên làm gì khi buồn ư? Bạn biết rồi đấy, chia sẻ là cách giúp bạn cân bằng cảm xúc. Nhưng nhớ hãy tìm những người bạn tin tưởng nhé. Bình luận bên dưới cũng là cách để bạn vượt qua nỗi buồn của mình.

Chia sẻ niềm vui nỗi buồn

2 Đi đâu đó là cách tốt để xua tan nỗi buồn

Đi đâu đó dù xa hay gần, miễn sao nó đủ lâu để tâm trạng bạn tốt hơn. Bạn biết đấy khi buồn hooc mon tiết ra không đủ, bạn sẽ chẳng muốn làm gì cả. Vậy mục tiêu của bạn là hãy làm ngược lại tất cả. Đi xa hơn, năng lượng sẽ nhiều hơn, đi lâu hơn, khiến cơ thể trở nên cân bằng hơn. Có 2 loại đi là: Đi du lịch và đi dạo. Tuỳ trường hợp và điều kiện mà bạn áp dụng sao cho phù hợp.

Đi dạo: giúp tâm hồn cũng như cơ thể của bạn được giải thoát khỏi cái lồng u ám của nỗi buồn mà bạn đang dằn vặt. Hít thở không khí trong lành,Ngắm cảnh vật xung quanh bạn sẽ thấy nó có cùng tâm trạng với bạn vì “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” giúp bạn phần nào phân tán nỗi buồn đang níu lấy bạn bấy nay.

Đi du lịch: Đi du lịch là cách để quên đi tốt nhất, một chuyến đi dài khiến bạn trở nên mệt mỏi về cơ bắp. Nhưng lúc này hooc mon trinh phục và chiến thắng lại tràn đầy. Đi nơi xa gặp con người mới bạn sẽ tìm thêm nhiều cảm hứng, có thêm niềm vui mới động lực mới….

Làm gì để hết buồn

3 Nên làm gì khi buồn ư? Ăn Ăn và Ăn

Đang buồn thì lấy đâu tâm trạng mà ăn chứ? Đúng vậy, có ai bảo BUỒN là ăn ngon đâu! Nhưng nó không đồng nghĩa với việc bạn mất đi khả năng ăn. Hãy chèn vào nỗi buồn của bạn chút khoảng trống cho tâm hồn ăn uống của bạn.

Hãy chọn món mà bình thường bạn thích ăn nhất hay chọn món bạn ghét nhất hoặc chọn luôn món mà đứa làm bạn buồn thích ăn nhất. chắc chắn tâm trạng của bạn sẽ phần nào được cải thiện đáng kể đấy. Tin tôi nhé ! vì đó là cách rất quen thuộc mà rất hữu hiệu đặc biệt nhất là con gái ^^.Đây là bí quyết đầu tiên trả lời cho câu hỏi Nên làm gì khi buồn.

Nên làm gì tôi buồn

4 Chia sẻ trên mạng xã hội

Bật máy tính, lên mạng, chát, đọc tin, treo status than thở,… cũng là một gợi ý tốt cho những ai buồn. Nhưng bạn cần nhớ rằng đây là con dao hai lưỡi. Ngoài việc có những người khoét sâu vào nỗi đau của bạn khiến bạn trở nên buồn hơn.

Việc làm dụng mạng xã hội sẽ khiến bạn chìm đắm trong thế giới ảo. Và thực sự thôi không thích mạng xã hội, vì ở đó đầy dẫy những nguy cơ. Và không phải chuyện gì cũng nên chia sẻ cho bàn dân thiên hạ.

5 Nên làm gì khi buồn? Viết lách vẽ vời, hoặc làm gì đó.

Cách mà tôi hay áp dụng nhất khi mất bình tĩnh hoặc buồn chán là viết lách, khắc bút chì; nặn mụn; cắt móng tay… Nghe có vẻ thực sự điên rồ, nhưng có một thực tế khi bạn viết hay vẽ ngoài việc kích thích sự tập trung và sáng tạo. Việc viết lách sẽ giúp bạn ghi lại cảm xúc, lắng nghe bản thân làm xao nhãng việc tập trung vào nỗi buồn. Đây là một cách cực tốt, bạn hãy thử áp dụng ngay lập tức xem nhé.

6 Ngủ là cách để vượt qua nỗi buồn

Bạn đừng vội phản đối, hay chê cười ai hễ buồn là đi ngủ. Lúc buồn, họ không phải trốn chạy vào những giấc mơ mà đơn giản, họ đang cần sự nghỉ ngơi cho trí óc của mình. Một giấc ngủ sâu có thể giúp tâm trạng bạn đỡ hơn, thư giãn đầu óc.. Nếu bạn hỏi tôi Nên làm gì khi buồn. có lẽ tôi sẽ nói ngay là đi ngủ. Vì đây là Một lựa chọn hoàn hảo để chốn tránh

8 Có nên có chút men khi buồn?

Tôi buồn lắm,Tôi muốn uống rượu để nó giúp tôi quên đi nỗi buồn này. Ồ bạn nghĩ vậy sao? Đây thường là giải pháp của rất nhiều người khi đang phải sống trong tâm trạng không ổn, Chìm đắm trong hơi men không giúp bạn giải tỏa hay quên đi nỗi buồn mà nó chỉ đang kích thích bạn nghĩ nhiều đến nó thôi. Uống rượu lúc này sẽ khiến bạn nghĩ rất nhiều đến nỗi buồn của bạn. Một lý do cho bạn để chống chống lại nó và có khả năng nghĩ đến nhiều việc tiêu cực.Vì lúc này bạn không phải là chính bạn nữa. Nên tôi không khuyến khích điều này !

Nên làm gì khi bạn buồn

9. Hát ngêu ngao vài câu

Hát thì ai chẳng biết, chẳng qua là có muốn hay không thôi ! cầm lấy chiếc smartphone của bạn vào ứng dụng nghe nhạc, hát một bài buồn thật buồn. Lúc này bạn sẽ cảm giác như bài hát này sáng tác ra như là giành cho bạn lúc này vậy. Đó là lời cuối cùng tôi muốn chia sẻ cho các bạn ,nên làm gì khi buồn?

“Nỗi buồn lớn nhất là cố tỏ ra hạnh phúc
Nỗi đau lớn nhất là luôn cố gắng mỉm cười

3. Kết luận về Nên làm gì khi buồn

Buồn ai cũng có, nhưng quan trọng bạn đối diện với nỗi buồn như thế nào. Tôi có thói quen chuẩn bị cho mọi thứ, trong nỗi buồn cũng vậy. Khi tôi buồn tôi tận dụng khả năng quản trị ngay lập tức. Chính vì vậy nỗi buồn, hay nỗi đau lớn đến đâu với tôi giờ phút này nó cũng không phải là vấn đề nữa.

Có những chuyện làm ta buồn nhưng ông trời không bao giờ lấy đi của ai tất cả? Hãy nghĩ bạn còn những gì, có những gì biến trở thành động lực giúp bạn vượt qua nỗi buồn này. Từ đó giúp bạn làm chủ cảm xúc tốt hơn. Trịnh Đức Dương Blog Luôn chúc bạn vượt mạnh mẽ vượt qua nỗi buồn và luôn thành công trong cuộc sống!

Rate this post

Viết một bình luận