Ngải cứu có tác dụng gì? Theo thống kê, ngải cứu đã được ghi nhận trong phòng và điều trị hơn 200 loại bệnh và hội chứng thông thường. Đây không những là thực phẩm bổ dưỡng mà còn dùng trong chữa các bệnh lý về xương khớp, lưu thông khí huyết hiệu quả được nhiều người tin dùng. Vậy cụ thể ngải cứu có tác dụng gì, cách thực hiện thế nào để phát huy hết hoạt chất trong ngải cứu, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
5/5 – (27 bình chọn)
1. Ngải cứu là cây gì?
Ngải cứu (diệp) là loại cây rất phổ biến ở nước ta, dễ dàng mọc trong vườn nhà, nơi có khí hậu nhiệt đới. Tên khoa học của ngải cứu là Artemisia vulgaris L. thuộc họ Cúc (Asteraceae). Ngải cứu là cây thân cỏ, lá mọc so le không cuống, màu ở hai mặt lá khác nhau, mặt trên nhẵn, có màu xanh từ sáng đến sẫm tùy theo độ già của lá, mặt dưới màu trắng tro, có nhiều lông nhỏ. Đây còn được ví như “mẹ của các loại thảo mộc”.
Trong Đông y, ngải cứu có vị đắng, cay, tính ấm, đi vào kinh tỳ, can, thận, giúp ôn bào cung, cầm máu, an thai, giảm đau, dùng được tất cả các bộ phận của cây, vừa có thể dùng ở dạng tươi, vừa dùng được ở dạng khô.
Theo y học hiện đại, trong ngải cứu có nhiều hoạt chất phong phú, đặc biệt bao gồm tinh dầu, flavonoid, sesquiterpene lacton, axit phenolic, coumarin, và các nhóm chất chuyển hóa khác. Ngải cứu không chỉ điều trị bệnh phụ khoa và đường tiêu hóa mà trong những nghiên cứu gần đây cho thấy ngải cứu còn có tác dụng chống oxy hóa, hạ huyết áp, bảo vệ gan, chống tiêu chảy, giảm đau, estrogen, giải độc tế bào, kháng khuẩn, kháng nấm, hạ huyết áp và tác dụng giãn phế quản.
Vậy ngải cứu có tác dụng gì, hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
2. Ngải cứu có tác dụng gì? Xem ngay 15 tác dụng của ngải cứu
2.1. Ngải cứu trị đau xương khớp, đau thần kinh tọa
Ngải cứu có tính ấm, giúp tăng cường lưu thông khí huyết, giúp máu mang chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể, trong đó có hệ xương khớp. Ngoài ra, trong ngải cứu có chứa các hoạt chất giúp giảm đau, chống viêm, hỗ trợ giảm đau xương khớp do thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, đau thần kinh tọa, gai cột sống… hiệu quả.
Có nhiều cách chữa đau xương khớp bằng ngải cứu như sử dụng nước ngải cứu ngâm chân hoặc sắc uống. Bạn có thể áp dụng theo các cách sau:
Giảm đau xương khớp bằng ngải cứu mật ong
- Cả hai đều có tác dụng kháng khuẩn kháng viêm và giảm đau tốt
- Lấy một nắm ngải cứu giã nát sau đó lọc phần nước cốt và trộn với hai thìa mật ong
- Nên sử dụng trong vòng 1-2 tuần. Ngoài ra bạn có thể xay nhuyễn lá ngải cứu, cho thêm một chút nước sau đó lọc lấy nước cốt rồi hòa mật ong.
Sắc nước ngải cứu giảm đau
- Có thể lấy lá ngải cứu tươi hoặc khô sắc lấy nước uống
- Nên sắc nước thuốc đến khi còn 1/3 so với lượng nước ban đầu thì tắt bếp
- Uống nước ngải cứu ngày 3 lần, sử dụng trong 14 ngày để cảm nhận tác dụng
Chườm lá ngải cứu với muối
- Đây là cách giảm đau hiệu quả và dễ thực hiện
- Chỉ cần lấy lá ngải, tùy theo lượng cần chườm, một nắm nhỏ muối hột
- Sao nóng lá ngải với muối biển đến khi chuyển màu
- Bọc lá ngải và muối còn nóng vào khăn mỏng sau đó chườm lên vùng khớp bị sưng đau
- Nên sử dụng ngày 2-3 lần để thấy tác dụng.
2.2. Tác dụng của ngải cứu điều hòa kinh nguyệt
Đối với những người bị rối loạn kinh nguyệt, chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc thường xuyên gặp phải tình trạng đau bụng, đau lưng khi “tới tháng” có thể dùng ngải cứu. Tính ấm của ngải cứu sẽ làm giảm các cơn đau bụng, đau lưng và cải thiện kinh nguyệt.
Bạn có thể áp dụng một số cách sau:
- Sắc uống 100g lá ngải cứu khô với 1 lít nước đến khi cạn còn một nửa thì tắt bếp, lọc lấy nước uống
- Ngày uống hai lần, sử dụng liên tục trong vòng 1 tuần
Ngoài ra có thể sử dụng bài thuốc trị đau bụng khi hành kinh:
- Chuẩn bị hương phụ, ngải cứu mỗi vị 500g, sắc với 1 lít nước đến khi còn 1/3 300ml
- Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 30ml, uống trước khi bữa sáng và tối.
Bài thuốc chữa chứng hư, kinh nguyệt không đều:
- Chuẩn bị đương quy, ngải cứu mỗi vị 80g, hương phụ 240g. Chưng với giấm nửa ngày, phơi khô, tán bột
- Dùng giấm nấu với nếp làm hồ rồi trộn với thuốc bột trên vo thành viên nhỏ
- Mỗi ngày uống từ 16-20g.
2.3. Ngải cứu có tác dụng an thai, trị tử cung lạnh
Nhiều người cho rằng ngải cứu hoạt huyết nên không phù hợp với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, ngải cứu lại là một trong những bài thuốc hay trị dọa sảy thai, an thai hiệu quả, thậm chí có thể dùng trong trường hợp tử cung lạnh dẫn đến vô sinh. Bạn có thể sử dụng các bài thuốc sau:
Ngải cứu trị chứng tử cung lạnh:
- Chuẩn bị bạch thược, đương quy, hương phụ, ngải cứu, thục địa, xuyên không sao khô sau đó tán bột
- Mỗi ngày uống từ 12-16g (Theo Ngải phụ noãn cung hoàn – Nhân Trai trực chỉ phụ di)
Ngải cứu giúp an thai:
- Với người đang mang thai, nếu có dấu hiệu đau bụng, ra máu có thể dùng ngải cứu, lá tía tô mỗi vị 16g
- Sắc với 600ml nước đến khi còn 100ml thì tắt bếp
- Chia nhỏ ngày uống 3-4 lần. Nên uống khi còn ấm. Thực hiện trong khoảng 1 tuần.
Trị dọa sảy thai:
- Dùng ngải cứu, sa nhân mỗi vị 6g, a giao (hòa vào uống), bạch truật mỗi vị 15g, tô ngạnh, hoàng cầm mỗi vị 12g, tang sinh ký, đỗ trọng mỗi vị 24g.
- Sắc uống trong ngày, nên uống khi còn ấm
- Bài thuốc này trích trong Vương Trung Dân – Hà Bắc Trung y tạp chí 1985. Trong 45 ca dọa sảy thai chảy máu có 26 ca cho kết quả tốt, 16 ca cho kết quả và 3 ca không ghi nhận thay đổi.
2.4. Ngải cứu giúp sơ cứu vết thương
Nhờ tính kháng viêm, sát khuẩn, tiêu viêm, giảm đau nên ngải cứu được dùng nhiều trong cầm, chữa các vết thương. Có thể dùng trong sơ cứu các tình huống khẩn cấp như rắn cắn, chảy máu, đứt tay, chân.
Khi bị chảy máu, có thể giã nát lá ngải cứu tươi sau đó thêm một chút muối để đắp lên vết thương. Chỉ nên cho một lượng muối nhỏ trong trường hợp có vết thương hở để tránh bị xót, rát.
2.5. Ngải cứu có tác dụng trị suy nhược, chán ăn
- Bài thuốc chữa chứng suy nhược cơ thể, kém ăn từ ngải cứu có thể áp dụng cho nhiều đối tượng. Bạn có thể sử dụng ngải cứu hầm với các loại thực phẩm bổ dưỡng như móng giò, gà ác, bồ câu hoặc gia giảm một số thảo dược khác như:
- Sử dụng 200g ngải cứu, 2 quả lê, 20g kỷ tử, 10g đương quy, nửa con gà ác, hạt sen
- Sơ chế các nguyên liệu trên sau đó cho vào nồi hầm với 500ml nước
- Nêm nếm gia vị và hầm đến khi chín mềm thì tắt bếp, ăn khi còn nóng
- Có thể chia nhỏ ăn trong ngày. Sử dụng liên tục trong 1-2 tuần để thấy cơ thể hồi phục hơn.
2.6. Ngải cứu có thể cải thiện bệnh thận IgA
Đã có nghiên cứu chỉ ra, dùng ngải cứu hàng ngày, liên tục trong vòng 6 tháng có thể làm giảm huyết áp và nồng độ protein trong nước tiểu ở những người bị bệnh thận IgA (bệnh liên quan đến tổn thương cầu thận và hay gặp nhất trong viêm cầu thận). Kết quả tỷ lệ Protein – creatinine trong nước tiểu giảm đáng kể từ 2.340 ± 530 xuống còn 315 ± 200 mg/g vào cuối thời gian bổ sung và ổn định trong thời gian không bổ sung thêm 6 tháng.
Tuy nhiên cũng có nghiên cứu cho rằng ngải cứu không tốt cho người bệnh thận. Do vậy bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi dùng ngải cứu để trị bệnh thận IgA.
2.7. Tác dụng của ngải cứu giúp chống viêm
Artemisinin, một hợp chất thực vật được tìm thấy trong cây ngải cứu có tác dụng chống lại các chứng viêm trong cơ thể. Hoạt chất này được cho là có thể ức chế cytokine, những protein do hệ thống miễn dịch “gửi đi” để thúc đẩy quá trình viêm.
Một trong những nghiên cứu chống viêm của ngải cứu thể hiện rõ ở bệnh Crohn, đặc trưng bởi tình trạng viêm niêm mạc đường tiêu hóa. Trong nghiên cứu 40 người bị tình trạng này, khi bổ sung 500mg 3 lần mỗi ngày giảm các triệu chứng tiêu chảy, mệt mỏi, đau quặn bụng và các vấn đề tiêu hóa khác.
2.8. Ngải cứu trị giun sán
Chiết xuất thujone trong ngải cứu được cho là có khả năng trị giun sán, làm “choáng” giun đũa sau đó đẩy ra ngoài theo hoạt động của nhu động ruột. Dữ liệu cho thấy ở miền trung nước Ý đã sử dụng ngải cứu để tẩy giun sán ở bò, nghiên cứu dân tộc học ghi nhận ở Dominica, Ấn Độ sử dụng nhiều ngải cứu để trị bệnh giun sán trong đường ruột.
2.9. Ngải cứu có tác dụng chống nấm
Tinh dầu chưng cất từ ngải cứu cũng góp phần ức chế sự phát triển của hai loại nấm Candida albicans và Saccharomyces cerevisiae var. chevalieri.
2.10. Ngải cứu chữa mụn, mẩn ngứa, nổi mề đay
Nhờ có tính sát khuẩn, chống viêm nên ngải cứu có tác dụng giảm sưng viêm, mẩn ngứa, viêm do mụn. Bạn có thể áp dụng cách chữa sau:
- Ngải cứu tươi rửa với nước muối cho sạch sau đó để ráo nước
- Lấy một lượng vừa đủ ngải cứu tươi giã nát hoặc xay nhuyễn làm mặt nạ
- Đắp lên mặt hoặc vị trí bị mẩn ngứa trong vòng 15 phút sau đó rửa lại với nước sạch
- Ngải cứu có thể dùng làm nước tắm cho trẻ để trị rôm sảy
2.11. Tác dụng của ngải cứu giúp máu lưu thông lên não
Đối với người thường xuyên bị thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt đau đầu có thể sử dụng ngải cứu kết hợp trứng để tăng tuần hoàn máu lên não, giảm các cơn đau đầu, hoa mắt chóng mặt. Cách làm vô cùng đơn giản, bạn có thể làm món trứng rán ngải cứu:
- Chuẩn bị 2 quả trứng gà và một nắm ngải cứu nhỏ
- Ngải cứu rửa sạch thái nhỏ sau đó trộn đều với trứng gà, đánh đều tay đến khi hỗn hợp sệt lại
- Nêm nếm gia vị sau đó đem rán đến khi chín vàng
- Nên ăn khi còn nóng sẽ không bị đắng
2.12. Ngải cứu chữa cảm cúm, ho, đau họng
Đây cũng là bài thuốc dân gian sử dụng ngải cứu để chữa chứng cảm mạo, ho, đau họng thông thường. Tuy nhiên bạn nên kết hợp nhiều loại thảo dược để mang lại hiệu quả.
- Lấy 300g ngải cứu, 100g lá khuynh diệp, 100g lá bưởi đun với 2 lít nước đến khi sôi được 20 phút thì tắt bếp
- Dùng khăn nóng phủ lên đầu và xông trong vòng 15 phút
Ngoài ra có thể dùng cách uống nước sắc ngải cứu:
- Lấy 100g ngải cứu với 100g lía tô, 100g tần dầy lá, 20g sả sắc với 1 lít nước đến khi cạn một nửa
- Uống khi khát
- Uống liên tục trong 3-5 ngày.
2.13. Ngải cứu chống oxy hóa
Trong ngải cứu có chứa chamazulene, hoạt động như một chất chống oxy hóa và tập trung nhiều ở lá, thân trước khi cây ngải cứu ra hoa. Các chất chống oxy hóa như chamazulene có thể chống oxy hóa tốt, có liên quan đến ung thư, bệnh tim, Alzheimer.
2.14. Ngải cứu có thể chữa hạ huyết áp
Ngải cứu phơi khô được chế thành ngải nhung làm mồi ngải (điếu ngải) có thể điều trị rất nhiều bệnh lý như đau và co cơ do lạnh, cảm cúm thể hàn, rối loạn kinh nguyệt thể hàn, thậm chí điều trị huyết áp thấp. Cứu ngải trị huyết áp thấp nên được các kỹ thuật viên hoặc y bác sĩ có tay nghề thực hiện. Đây giống như một phương pháp trị liệu kết hợp với các huyệt đạo để cải thiện triệu chứng của bệnh huyết áp thấp.
2.15. Ngải cứu dùng như một loại gia vị
Không chỉ có tác dụng chữa bệnh, ngải cứu còn có tác dụng như một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có thể kết hợp trong nhiều món ăn như lẩu, trứng rán lá ngải, gà hầm lá ngải, cá chép hấp lá ngải, canh ngải nấu trứng… Bạn có thể sử dụng lá ngải trong mỗi bữa ăn hàng ngày để cải thiện sức khỏe.
3. Lưu ý khi sử dụng ngải cứu
Mặc dù ngải cứu có tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng đối với đối tượng phụ nữ mang thai không nên sử dụng quá nhiều. Cụ thể:
- Chỉ nên dùng 3-5 ngọn mỗi lần và chỉ nên ăn 3 lần/tuần.
- Nếu có tiền sử sảy thai, sinh non nên hạn chế sử dụng ngải cứu
- Cân nhắc sử dụng khi đang nuôi con bằng sữa mẹ
Ngoài ra, khi bạn sử dụng ngải cứu cần lưu ý:
- Không nên sử dụng chung với các loại thuốc chống trầm cảm và chống loạn thần, chống động tinh, statin, chống đái tháo đường, chống đông máu, chống ung thư, kháng nấm, và kháng khuẩn thuốc
- Không dùng ngải cứu trong trường hợp bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thảo dược
- Không nên sử dụng ngải cứu thường xuyên trong hơn 4 tuần
Trên đây là một số thông tin về “ngải cứu có tác dụng gì”, các cách chữa bệnh và lưu ý khi dùng ngải cứu bạn có thể tham khảo. Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua hotline 0343 44 66 99 để được tư vấn giải đáp.
XEM THÊM: