Ngậm bồ hòn làm ngọt có ý nghĩa gì? Quả bồ hòn mặt mũi ra sao? Chắc các bạn đã nghe tới hàng tỉ lần câu nói “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Các cụ ngày xưa đã dùng câu này để nói về sự nhẫn nhục chịu đựng điều đắng cay mà bề ngoài vẫn tỏ ra vui vẻ.
Liên quan tới câu Ngậm bồ hòn làm ngọt. Thực ra quả bồ hòn cực kỳ đắng, đắng tới mức bạn không thể ăn được nó. Vậy nhưng để nói tới sự nhẫn nhục, người ta ví ngậm bồ hòn mà vẫn coi là ngọt ngào, vui vẻ.
Ngày xưa, các cụ dùng quả bồ hòn để làm nguyên liệu trong giặt giũ, thay cho xà phòng. Quả bồ hòn có nhiều tác dụng trong cuộc sống, nhưng không có lợi cho sức khỏe.
Quả bồ hòn còn có thể làm nước rửa tay, dùng để tắm cho thú cưng. Và rất nhiều công dụng. Nếu các bạn cầm quả bồ hòn trên tay, các bạn sẽ có cảm giác dính nhớp khó chịu.
Cây bồ hòn và quả bồ hòn
Bồ hòn là quả của cây bồ hòn, còn gọi là bòn hòn, co hón, mác hón,… tên khoa học là Sapindus mukorossi Gaertn, thuộc họ Sapindaceae.
Quả bồ hòn khô được dùng để làm xà phòng, nước rửa tay
Bòn hòn là loại cây to, thân gỗ có độ cao trung bình khoảng 5-10m, có cây cao đến 13m. Lá là lá kép, lá dẹp, đầu nhọn, mọc xen kẽ nhau các phiến lá được nổi ở cả hai mặt trước và sau. Hoa mọc thành chùm ở cành cây, có màu xanh nhạt và sẽ ra hoa giao động từ tháng 7-9.
Quả có hình cầu, vỏ quả dày, quả sẽ có màu xanh khi còn non và khi chín sẽ chuyển sang màu nâu cam, bên trong có hạt màu nâu đen.
Lần trước, tôi có dịp đến Nghệ An chơi du lịch. Tôi đã thấy rất nhiều cây bồ hòn vẫn còn được trồng tại núi rừng bao la của miền trung. Họ khai thác quả bồ hòn để bán cho các nhà làm dầu gội handmade.
Trong y học, nó còn có công dụng chữa bệnh nhất là các bệnh về cổ họng, các vấn đề liên quan đến răng miệng và các bệnh về da. Bên cạnh việc dùng cho con người, người ta cũng sử dụng lên động vật bằng việc giã nát vỏ cây và pha với nước để tắm cho chúng để trị các bệnh về chấy, rận,… Trung bình quả bồ hòn sẽ sai trái vào tháng 10-12 hằng năm.
Cây Bồ Hòn phân bố rất rộng rãi ở các khu vực Châu Á: Ấn Độ, Malaysia, Sri Lanka. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nó được trồng rất nhiều ở Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thanh Hóa,…
Quả bồ hòn trong y học
Các bộ phận trong cây đều được sử dụng từ quả, vỏ quả cho đến các phiến lá, rễ cây đều được nghiên cứu làm thuốc chữa bệnh hay các dược liệu để dùng hàng ngày. Các quả và hạt của bồ hòn được sử dụng nhiều hơn bằng nhiều phương pháp như phơi khô để làm thuốc chữa bệnh trong Đông y.
Quả bồ hòn có chứa nhiều thành phần saponin chiếm đến 18% saponosid. Trong quả chứa các thành phần như saponosid A, B, C, D, E, E1, X, Y, Y2 đều là những thành phần có dược tính mạnh về bề mặt.
Ngoài các thành phần hóa học trên, bồ hòn còn chứa khoảng 9-10% dầu béo.
Lưu ý khi sử dụng
Chưa có tài liệu nào đề cập về tác hại, tuy nhiên cần lưu ý tuyệt đối không nên để nước bồ hòn rơi vào mắt, vì nó có tính tẩy rửa cao. Bạn sẽ cảm thấy rất sót.
Nếu dùng bồ hòn để tắm hoặc tẩy da có các hiện tượng đỏ da hay mẫn cảm, dị ứng, ngứa ngáy thì nên dừng lại ngay vì có thể do cơ địa không hợp với thành phần saponin có trong quả bồ hòn.
Không nên dùng mỡ thuốc từ bồ hòn để bôi vào các vết bỏng. Vết thương sẽ càng nặng hơn và xuất hiện tình trạng có nhiều mủ hơn, sẽ rất lâu lành. Các bạn phải tuyệt đối lưu ý trường hợp này.
Các công dụng của quả bồ hòn
Trên mạng họ đang đồn ầm lên kìa. Rằng các bạn có thể ngâm nước Enzym quả bồ hòn để làm nước tẩy rửa, nước giặt, rửa tay các kiểu. Nguyên liệu tẩy rửa rất thiên nhiên và an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của gia đình. Ngoài ra nó còn rất nhiều các công dụng khác nữa đấy.
Xua đuổi kiến, muỗi
Dùng vỏ bồ hòn ngâm với nước vo gạo trong vòng 1 tuần để bồ hòn lên men và thủy phân. Nếu nhà bạn nhiều kiến hãy xịt nước này lên đường đi của chúng. Có với muỗi có thể thoa trực tiếp lên tay chân, muỗi sẽ bay xa không dám đến gần. Xịt nước vào không khí giúp xua đuổi nhiều loại côn trùng khác.
Làm chuỗi hạt
Đừng vội vứt những hạt bồ hòn đi, chúng có màu đen nhẵn bóng tự nhiên. Đồng thời sở hữu độ bền, độ cứng cao.Được dùng để xỏ thành những chuỗi tràng, vòng hạt cho các nhà sư.
Bồ hòn có công dụng tẩy rửa tốt như một số hóa chất hiện đại. Hơn nữa chúng hoàn toàn tự nhiên và không gây hại cho trẻ em. Thay vì sử dụng hóa chất độc hại và đắt tiền, tại sao chúng ta không sử dụng bồ hòn để an toàn,tiết kiệm và thân thiện với môi trường?
Làm nước gội đầu
Pha nước bồ hòn để tắm gội có thể chữa được gàu, nấm, chàm,… Nước này cũng có thể làm cay mắt nên cẩn thận khi sử dụng. Một số loại dầu gội trên thị trường hiện nay cũng chứa tinh dầu bồ hòn. Tuy nhiên nên tự pha ở nhà để sử dụng thì tốt hơn.
Tôi đã từng trực tiếp nấu dầu gội đầu thiên nhiên. Thành phần chính rất nhiều quả bồ hòn. Quả thực quả bồ hòn có tác dụng cực tốt với da đầu. Và nhờ tính chất tẩy rửa của quả bồ hòn, làm dầu gội đầu handmade là tuyệt cú mèo!
Bên cạnh bồ kết, quả bồ hòn kết hợp hoàn hảo cho ra một sản phẩm gội đầu tuyệt vời cho bạn đấy. Quả bồ kết làm đen tóc, quả bồ hòn làm mượt tóc và tẩy sạch da đầu.
Lưu ý: Quả bồ hòn không ăn được, chúng rất đắng, rất rất đắng. Và đó là lý do người ta có thành ngữ ngậm bồ hòn làm ngọt.