Nếu bạn là người thích viết và ưa thích những chuyến đi, thích chia sẻ với mọi người những tin tức, sự kiện, câu chuyện nóng hổi thì ngành báo chí là con đường bạn nên lựa chọn và theo đuổi. Vậy ngành báo chí là gì? Thi khối nào? Ra trường có dễ tìm việc không? Bài viết dưới đây Blog.TopCV chia sẻ đến các bạn những thông tin cụ thể về ngành nghề thú vị này.
Ngành báo chí là gì?
Hiểu một cách đơn giản, báo chí là lĩnh vực cung cấp thông tin tới công chúng. Căn cứ vào cách hiểu này có thể thấy báo chí không chỉ là báo giấy mà còn có cả báo mạng, các chương trình thời sự, tạp chí hay thậm chí cả các trang blog. Bởi các kênh truyền thông này đều mang thông tin đến mọi người.
Nên tìm hiểu kỹ thông tin trước khi chọn ngành
Nội dung của báo chí không chỉ có văn bản mà còn có cả video, ảnh hay thậm chí là âm thanh được phát trên radio. Chỉ cần có thể mang tới cho độc giả những thông tin thì dù ở định dạng nào, trên nền tảng nào đều có thể coi là một phần của ngành báo chí.
Bởi vậy khi nhắc tới báo chí, ngoài phóng viên săn tin cho những tòa soạn lớn nhỏ còn có các công việc khác như: phát thanh viên truyền thanh, phát thanh viên truyền hình, nhiếp ảnh gia, biên tập viên và nhiều công việc khác liên quan tới ngành này.
Nếu lựa chọn và theo đuổi ngành báo chí bạn có thể có nhiều lựa chọn một hướng đi hợp lý cho con đường sự nghiệp của bản thân.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn viết CV ứng tuyển vào ngành báo chí
Học ngành báo chí ra trường làm gì?
Với xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay, báo chí truyền thông ngày càng có vị trí quan trọng với sự phát triển của nhiều lĩnh vực. Hơn nữa một số phương tiện truyền thông như: phát thanh, báo mạng, truyền hình đang có các thế mạnh nhất định. Do đó nhu cầu việc làm của ngành báo chí cũng như các ngành liên quan như truyền thông là rất lớn.
Rất nhiều bạn trẻ ưa thích chọn ngành báo chí
Cử nhân ngành Báo chí Truyền thông sau khi ra trường có thể lựa chọn và đảm nhận các vị trí việc làm khác nhau như:
- Thu thập tin tức và phân tích sự kiện
- Phóng viên
- Biên tập viên
- Bình luận viên
- Người dẫn chương trình (MC)
- Quay phim
- Đạo diễn truyền hình
- Giảng dạy, nghiên cứu báo chí
Ngoài ra sau khi tốt nghiệp ngành Báo chí và Truyền thông bạn có thể làm được nhiều việc khác như:
- Chuyên viên Quan hệ công chúng
- Nhân viên truyền thông
- Chuyên viên Quảng cáo, Marketing
>>> Xem thêm: Ngành quan hệ công chúng và truyền thông giống và khác nhau thế nào?
Một số câu hỏi tuyển sinh ngành báo chí
Ngoài câu hỏi ngành Báo chí là gì? Không ít bạn còn những thắc mắc về ngành học này như:
Ngành báo chí học khối nào?
Những bạn muốn theo học ngành Báo chí cần có năng khiếu về viết lách, cách xử lý thông tin cũng có vai trò đặc biệt quan trọng.
Sinh viên có thể tự chọn ngành phù hợp với mình
Hiện nay trên cả nước có nhiều trường đào tạo ngành báo chí với các tổ hợp môn học như:
- D1: Toán, Văn, Anh
- C1: Văn, Sử, Địa
- Toán, Văn, Địa
- Toán, Văn, Sử
- Một vài trường có kỳ thi năng khiếu để tuyển sinh
Điểm chuẩn ngành báo chí
Điểm chuẩn trúng tuyển ngành Báo chí tùy vào môn thi và các ngành cụ thể mà có sự dao động từ 21 đến 27 điểm.
>>> Xem thêm: TOP 5 kỹ năng của người làm truyền thông giỏi bạn cần biết
Các trường có ngành báo chí
Dù có cơ hội nghề nghiệp phong phú và là một ngành nghề được nhiều bạn trẻ ưa thích nhưng hiện nay nước ta chỉ có một số trường sau đào tạo ngành Báo chí:
- ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội
- Học viện Báo chí và tuyên truyền
- ĐH Văn hóa nghệ thuật quân đội
- ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng)
- ĐH Khoa học (ĐH Huế)
- ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM
Riêng ở trường Đh Khoa học xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh, ngoài 2 chuyên ngành cũ là: các phương tiện truyền thông điện tử, báo in và xuất bản. Từ năm 2015 trường mở thêm ngành Truyền thông doanh nghiệp.
Đòi hỏi nhiều kỹ năng mới theo đuổi nghề được
Tìm việc làm ngành báo chí ở đâu?
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành báo chí có thể vào làm việc tại các tòa soạn báo in, báo mạng, thông tấn xã, các đài phát thanh, đài truyền hình ở trung ương và địa phương. Hoặc các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí như: Vụ báo chí tại Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy, huyện ủy, Cục Báo chí các Sở Văn hóa – Thông tin của tỉnh, thành phố hay các phòng Văn hóa thông tin quận, huyện,…
Các phòng thông tin, Báo chí của các Bộ, cơ quan, ban ngành, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, xã hội, các doanh nghiệp, công ty truyền thông, tổ chức quốc tế; làm tùy viên báo chí ở các Đại sứ quán trong, ngoài nước. Làm việc tại các nhà phát hành sách, xuất bản, người phát ngôn báo chí cho những tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp, các viện nghiên cứu về báo chí, truyền thông,…
Cơ hội việc làm đa dạng cho sinh viên
Nếu chưa tìm được công việc ưng ý bạn có thể tìm hiểu trên các trang giới thiệu việc làm như TopCv. Tại đây bạn có thể tìm các công việc ngành báo chí với những thông tin cụ thể ở nhiều tỉnh thành khác nhau trên cả nước. Từ đó có thể tìm được việc làm hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu và khả năng của bản thân.
Với những thông tin được chia sẻ trên đây Blog.TopCV hy vọng có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn ngành báo chí là gì? Đồng thời qua đó có thể đưa ra định hướng tương lai thích hợp và tốt nhất cho mình.
Nguồn ảnh: Sưu tầm.