Ngành Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng học những gì? Ra trường làm gì?

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng học những gì? Ra trường làm gì?

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng học những gì? Ra trường làm gì?

 

 

>> Thời gian đào tạo: Từ 2 đến 2.5 năm;

>> Các tổ hợp môn xét tuyển: A00 (Toán; Lý; Hóa); A01 (Toán; Lý; Anh); D01 (Toán; Văn; Anh); C04 (Toán; Văn; Địa); TH2 (Toán, Văn; Tin học).

>> Chuyên ngành đào tạo: Xây dựng dân dụng; Xây dựng cầu đường.

>> Hình thức xét tuyển:

–    Xét trực tuyến tại: http://tuyensinh.viendong.edu.vn/xettuyen.html

–    Xét trực tiếp tại trường CĐ Viễn Đông hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện: download hồ sơ tại đây

>> Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng là gì?

 

 

 

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng là ngành chuyên về lĩnh vực tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, quản lý giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng, công trình xây dựng công nghiệp phục vụ đời sống con người như: các trung tâm thương  mại, chung cư, bệnh viện, trường học, nhà xưởng, cầu đường, . . ..

 

 

 

Sinh viên ngành Xây dựng thực tập thực tế.

 

>> Thực trạng nhu cầu nguồn nhân lực của ngành Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng trong xã hội hiện nay và tương lai: “Đắt hàng – Cung không đủ cầu

Cùng với sự phát triển cơ sở hạ tầng và thị trường bất động sản của thành phố, ngành Xây dựng – Kiến trúc – Môi trường cũng phát triển, tuy nhiên ngành Xây dựng hiện đang tồn tại tình trạng thiếu nhân lực trình độ kỹ thuật và sơ cấp nghề.

Theo số liệu của Bộ xây dựng, cơ cấu nguồn nhân lực của ngành (tỷ lệ cơ cấu kỹ sư, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân học nghề) là 1:1, 3:3; trong khi đó, với các nước trên thế giới, tỷ lệ này là 1:4:10, vì thế tại nhiều công trình lớn đang tồn tại cảnh lao động là người chưa qua đào tạo làm thay công việc cho công nhân kỹ thuật.

Dự báo nhu cầu chỗ việc làm trống bình quân hàng năm của ngành Xây dựng – Kiến trúc – Môi trường khoảng 10.800 người chiếm khoảng 4% tổng nhu cầu nhân lực. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo của ngành Xây dựng – Kiến trúc – Môi trường chiếm khoảng 85,93%.

Trong đó nhu cầu nhân lực trình độ sơ cấp và không bằng chiếm 32,84%; nhu cầu nhân lực trình độ trung cấp chiếm khoảng 28,64%; nhu cầu trình độ cao đẳng chiếm 13,33%; nhu cầu trình độ đại học chiếm 10,38%; nhu cầu trình độ trên đại học chiếm 0,73%.

Xây dựng là một nghề có truyền thống lâu đời với nhu cầu cao và ổn định về lao động. Đời sống kinh tế phát triển thì nhu cầu về xây dựng nhà ở kiên cố, bán kiên cố là rất lớn. Với tốc độ đô thị hóa hiện nay, nhu cầu nguồn nhân lực của ngành xây dựng sẽ luôn tỷ lệ thuận với sự phát triển của xã hội. Theo tính toán dựa trên các định hướng chính và các dữ liệu cần thiết (dân số, ước tính GDP, ngân sách công), các chuyên gia của tổ chức GCP (Global Construction Perspectives) và Trung tâm Kinh tế Oxford (Đại học Oxford, Anh) dự báo đến năm 2020, ngành công nghiệp xây dựng của Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng cao nhất.

Cùng với sự phát triển cơ sở hạ tầng và thị trường bất động sản của thành phố, ngành Xây dựng – Kiến trúc – Môi trường cũng phát triển, tuy nhiên ngành Xây dựng hiện đang tồn tại tình trạng thiếu nhân lực trình độ kỹ thuật và sơ cấp nghề.

Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đã mở ra nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam với dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ việc làm trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông… Nghề xây dựng rất “đắt hàng” bởi cung không đủ cầu, đào tạo càng không đủ đáp ứng nhu cầu.

 

 

 

 

Các bạn sinh viên ngành Xây dựng thực tập, kiến tập tại công trường.

 

>> Ngành Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng học những gì?

– Xây dựng dân dụng và công nghiệp: ngành này trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản, các kiến thức chuyên môn cần thiết, thi công, tổ chức quản lý các loại công trình xây dựng; có khả năng xem xét các kiến trúc, dự toán, trắc địa, sử lý đất, nền móng, kết cấu, cấp thoát nước, tổ chức thi công…; có năng lực tổ chức thi công các công trình dân dụng và công nghiệp (kết cấu thượng tầng và nền móng).

Sinh viên ngành này sẽ được đào tạo về vẽ kỹ thuật cơ bản, vẽ kỹ thuật xây dựng, cơ học, cơ lưu chất, thí nghiệm cơ lưu chất, trắc địa đại cương, vật liệu xây dựng, sức bền vật liệu, cơ kết cấu, địa chất công trình, cơ học đất, cấp thoát nước, kết cấu bê tông, nền móng, kết cấu thép, quản lý dự án xây dựng, kiến trúc, kỹ thuật thi công, tổ chức thi công, công trình trên đất yếu….

– Xây dựng cầu đường: chương trình đào tạo ngành này trang bị cho người học kỹ năng tư vấn, phản biện các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng cầu đường, quy hoạch đô thị, cơ sở hạ tầng giao thông; khả năng khảo sát, thiết kế các công trình trong lĩnh vực xây dựng cầu đường, quy hoạch đô thị, cơ sở hạ tầng giao thông; khả năng tổ chức thi công, chỉ đạo thi công các công trình trong lĩnh vực xây dựng cầu đường, quy hoạch đô thị, cơ sở hạ tầng giao thông; khả năng quản lý điều hành và quản lý khai thác các công trình trong lĩnh vực xây dựng cầu đường, quy hoạch đô thị, cơ sở hạ tầng giao thông.

Sinh viên được học các môn sức bền vật liệu, cơ học đất, cơ học kết cấu, vật liệu xây dựng, kết cấu bêtông, kết cấu thép, gỗ…và các môn chuyên ngành: kiến trúc nhà dân dụng, kết cấu cầu, kỹ thuật thiết kế đường, nền móng công trình, kỹ thuật thi công, cấp và thoát nước…

 

 

 

>> Cơ hội việc làm của ngành Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng:

– Xây dựng dân dụng và công nghiệp: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các vị trí:

+ Cán bộ kỹ thuật thi công các công trình Xây dựng dân dụng và công nghiệp: hướng dẫn thực hiện các khâu đọc hiểu bản vẽ thiết kế, tính toán khối lượng phải làm, hướng dẫn công nhân thực hiện, lập bản vẽ hoàn công khi làm xong.

+ Cán bộ lập dự toán.

+ Cán bộ giám sát thi công.

+ Tổ trưởng sản xuất, hướng dẫn thi công.

+ Đội trưởng phụ trách 1 bộ phận công trường.

+ Tổ trưởng tổ dự toán.

+ Tổ trưởng tổ giám sát thi công của Cty.

+ Phó Giám đốc Cty kinh doanh xây lắp, Tư vấn xây dựng (Cty tư nhân)…

– Xây dựng cầu đường: Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhiệm công tác thiết kế, tư vấn giám sát, quản lý dự án, thi công xây dựng các công trình cầu, đường, hầm trong thành phố nói riêng và các công trình giao thông đường bộ nói chung…

>> Các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng có chất lượng:

1.    Đại học Bách khoa TP. HCM
2.    Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM
3.    Đại học Giao thông vận tải TP. HCM
4.    Đại học Kiến trúc TP. HCM
5.    Cao đẳng Viễn Đông

>> Điểm mạnh của ngành Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng ở Cao đẳng Viễn Đông:

*     Là ngành được trường cam kết đảm bảo việc làm đúng ngành, lương ổn định cho sinh viên sau khi tốt nghiệp (95% Sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm ngay trong vòng 3 tháng).

*     Chương trình đào tạo gắn liền thực tế và được sự đánh giá từ các doanh nghiệp để đảm bảo sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đáp ứng được những nhu cầu của doanh nghiệp.

*     Sinh viên được thực tập với những công việc thực tế tại công trình, tại các phòng dự án, tham gia bộ phận giám sát của công trình.

*     Đảm bảo cho sinh viên trải nghiệm đầy đủ về kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình đặc biệt là các kỹ năng về ngoại ngữ, tin học trước khi ra trường sẽ đảm bảo sinh viên hoàn toàn tự tin trước nhà tuyển dụng.

*     Tin học ứng dụng thành thạo chuyên ngành Xây dựng.

*     Ngoại Ngữ: B1 (Khung tham chiếu Châu Âu về Ngôn Ngữ).

>> Cơ hội học liên thông đại học: với tất cả các trường Đại học có đào tạo liên thông ngành Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng tại các trường Đại học tốp trên:

1.    Đại học Bách khoa TP. HCM
2.    Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM
3.    Đại học Giao thông vận tải TP. HCM
4.    Đại học Kiến trúc TP. HCM

>> CỰU SV Thành đạt

 

Nguyễn Văn Hậu, cựu HS THPT Đức Huệ – Long An, cựu SV ngành Xây dựng tốt nghiệp 2017. Hiện là Giám sát hiện trường tại C.ty TNHH Xây dựng Thiên An, TP.HCM

 

 

 

 

Nguyễn Quách Tiến, cựu HS THPT Gò Công – Tiền Giang, cựu SV ngành Xây dựng tốt nghiệp 2017. Hiện là Giám sát viên tại C.ty TNHH TM Quốc tế Viễn tuyến – Nha Trang

 

 

 

>> Những hình ảnh học tập của ngành:

 

 

 

 

 

Rate this post

Viết một bình luận