Ngành Công nghệ thông tin học gì? Ra trường làm gì?

Ngày nay, công nghệ thông tin có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống, đem tới sự tiến bộ vượt bậc trong kỹ thuật sản xuất. Ngành học Công nghệ thông tin cũng vì thế trở thành ngành đào tạo mũi nhọn của giáo dục toàn cầu, thu hút nhiều bạn trẻ muốn trở thành sinh viên tương lai. Một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất chính là: “Ngành Công nghệ thông tin là gì? Sinh viên ngành này học gì và ra trường làm gì?”
 

Công nghệ thông tin là ngành sử dụng hệ thống máy tính gồm phần cứng, phần mềm và thiết bị ngoại vi để lưu trữ, truy xuất, truyền tải và thao tác với dữ liệu hoặc thông tin. Cùng với sự phát triển vũ bão của Internet, công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiện đại, dùng chương trình máy tính để cải tiến kỹ thuật sản xuất, thống kê và tính toán số liệu, vận hành hệ thống máy móc… cùng vô vàn ứng dụng hữu ích khác. Trong chương trình của các trường đại học, ngành học Công nghệ thông tin có thể chia thành 6 lĩnh vực chính: công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin, an toàn thông tin, khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính và khoa học dữ liệu.
 
Sinh-vien-nganh-cong-nghe-thong-tin-hoc-gi-ra-truong-lam-gi-1

Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiện đại

 

Sinh viên ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông học gì?

Công nghệ thông tin và Truyền thông là ngành học mở rộng của công nghệ thông tin, tích hợp thêm kiến thức về mạng viễn thông. Sinh viên ngành này sẽ học cách lập trình, vận hành và bảo trì các phần mềm máy tính, hệ thống lưu trữ, hệ thống nghe nhìn… kết nối trong mạng Internet.

Tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (Đại học Việt Pháp, USTH), sinh viên ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông được đào tạo theo

  • Kiến thức nền tảng về phần cứng, phần mềm và mạng máy tính.
  • Kiến thức chuyên sâu về quản trị dự án và hệ thống thông tin.
  • Kỹ thuật lập trình website và ứng dụng mobile hiện đại.
  • Phương pháp xử lý và khai thác dữ liệu tiên tiến.

Đặc biệt hơn, các môn học tại USTH đều được giảng dạy bằng tiếng Anh – ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới hiện nay, trang bị thêm cho sinh viên khả năng giao tiếp để học tập và làm việc với bạn bè quốc tế. Từ đó, sinh viên USTH có thể tự mở ra nhiều cơ hội phát triển hơn cho bản thân trong ngành công nghệ thông tin ở khắp mọi nơi.
 
Sinh vien nganh cong nghe thong tin hoc gi ra truong lam gi 2

Chương trình học của USTH luôn bắt nhịp cùng thế giới

 

Học ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông ra trường làm gì?

Công nghệ thông tin hiện đang đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế, nhưng lại luôn trong tình trạng thiếu hụt nhân lực. Bởi vậy, ngành này đem lại nhiều cơ hội học tập và làm việc cho sinh viên mới ra trường. Chọn ngành học Công nghệ thông tin và Truyền thông tại USTH, sinh viên có thể:

  • Đi làm ngay tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước ở vị trí lập trình viên phần mềm. Sau khi tích lũy kinh nghiệm từ 2-5 năm, sinh viên có thể phát triển bản thân theo hướng kỹ thuật (chuyên viên lập trình, kỹ sư thiết kế hệ thống…) hoặc theo hướng quản lý (lãnh đạo dự án, kỹ sư cầu nối…) tùy mong muốn.
  • Học lên Thạc sĩ, giành cơ hội đi du học và thực tập tại nước ngoài. Cụ thể, USTH đào tạo chương trình thạc sĩ với thời gian là 2 năm và kỳ thực tập kéo dài từ 3-6 tháng tại các phòng thí nghiệm tốt nhất của Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam hoặc tại Pháp.

Là trường đại học thuộc dự án hợp tác giáo dục lớn nhất giữa hai chính phủ Việt Nam và Pháp, USTH luôn tạo điều kiện học tập và phát triển tốt nhất cho sinh viên, khuyến khích các em theo đuổi ước mơ trở thành chuyên gia công nghệ thông tin.

TIN LIÊN QUAN:
Cựu sinh viên ICT giành học bổng CIFRE của Pháp: “Đam mê chỉ là khởi đầu”
Chân dung 5 trường đại học Pháp đồng cấp bằng Thạc sĩ ICT với USTH
Học Thạc sĩ ICT quốc tế: Lựa chọn của những người thức thời
Chương trình Cử nhân ngành Công nghệ Thông tin và Truyền thông

Công nghệ thông tin là ngành sử dụng hệ thống máy tính gồm phần cứng, phần mềm và thiết bị ngoại vi để lưu trữ, truy xuất, truyền tải và thao tác với dữ liệu hoặc thông tin. Cùng với sự phát triển vũ bão của Internet, công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiện đại, dùng chương trình máy tính để cải tiến kỹ thuật sản xuất, thống kê và tính toán số liệu, vận hành hệ thống máy móc… cùng vô vàn ứng dụng hữu ích khác. Trong chương trình của các trường đại học, ngành học Công nghệ thông tin có thể chia thành 6 lĩnh vực chính: công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin, an toàn thông tin, khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính và khoa học dữ liệu.Công nghệ thông tin và Truyền thông là ngành học mở rộng của công nghệ thông tin, tích hợp thêm kiến thức về mạng viễn thông. Sinh viên ngành này sẽ học cách lập trình, vận hành và bảo trì các phần mềm máy tính, hệ thống lưu trữ, hệ thống nghe nhìn… kết nối trong mạng Internet.Tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (Đại học Việt Pháp, USTH), sinh viên ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông được đào tạo theo chương trình đạt chuẩn quốc tế của Hội đồng đánh giá nghiên cứu giáo dục đại học và viện nghiên cứu Pháp (HCERES) . Chương trình học diễn ra trong 3 năm, gồm các môn học về công nghệ phần mềm, khoa học máy tính và khoa học dữ liệu – đều là những khối kiến thức nền tảng cốt lõi trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, bao gồm:Đặc biệt hơn, các môn học tại USTH đều được giảng dạy bằng tiếng Anh – ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới hiện nay, trang bị thêm cho sinh viên khả năng giao tiếp để học tập và làm việc với bạn bè quốc tế. Từ đó, sinh viên USTH có thể tự mở ra nhiều cơ hội phát triển hơn cho bản thân trong ngành công nghệ thông tin ở khắp mọi nơi.Công nghệ thông tin hiện đang đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế, nhưng lại luôn trong tình trạng thiếu hụt nhân lực. Bởi vậy, ngành này đem lại nhiều cơ hội học tập và làm việc cho sinh viên mới ra trường. Chọn ngành học Công nghệ thông tin và Truyền thông tại USTH, sinh viên có thể:Là trường đại học thuộc dự án hợp tác giáo dục lớn nhất giữa hai chính phủ Việt Nam và Pháp, USTH luôn tạo điều kiện học tập và phát triển tốt nhất cho sinh viên, khuyến khích các em theo đuổi ước mơ trở thành chuyên gia công nghệ thông tin.

Rate this post

Viết một bình luận