Trước sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực công nghiệp chế biến thủy sản và nông sản, công nghệ thực phẩm đang là một ngành học hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Vậy ngành Công nghệ thực phẩm là gì? Triển vọng việc làm như thế nào?
1. Thị trường lao động tiềm năng của ngành Công nghệ thực phẩm
Với thị trường quy mô hơn 98 triệu dân, trong bối cảnh thu nhập đầu người tăng lên, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn các thực phẩm sạch, có nguồn gốc hữu cơ và thân thiện với môi trường, và sẵn sàng chi trả khoản tiền cao hơn để đảm bảo cho sức khỏe.
Theo Vietnam Report, Việt Nam là một trong những thị trường có sức tiêu thụ thực phẩm – đồ uống rất tiềm năng, chiếm tỷ lệ cao nhất (35%) trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng, đạt 15% GDP và có xu hướng tăng lên trong thời gian tới.
Trong khi đó, với thế mạnh về nguồn nguyên liệu phong phú đặc sắc về các nhóm hàng nông sản chủ lực như gạo, cà phê, rau quả cùng nhiều chính sách ưu đãi và môi trường kinh doanh thuận lợi, Việt Nam đang trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn đối với hoạt động đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm.
Bên cạnh đó, việc Hiệp định Thương mại tự do EU- Việt Nam (EVFTA) được thông qua vào đầu tháng 2/2020 tiếp tục mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm thâm nhập vào các thị trường tiềm năng tại nước ngoài.
Công nghệ chế biến thực phẩm được Chính phủ lựa chọn là một trong những nhóm ngành công nghiệp chính ưu tiên phát triển trong giai đoạn 2025, tầm nhìn 2035.
Do đó, công nghệ thực phẩm đang là một ngành học hấp dẫn với triển vọng việc làm rộng mở tại các doanh nghiệp nội địa lẫn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Ngành Công nghệ thực phẩm học gì và được đào tạo ra sao?
Công nghệ thực phẩm trang bị cho người học những kiến thức về bảo quản, chế biến, đánh giá, kiểm định chất lượng sản phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới; vận hành dây chuyền sản xuất.
Ngành học này đào tạo ra đội ngũ kỹ thuật viên, chuyên gia và các nhà nghiên cứu, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị sản phẩm, đồng thời là nguồn nhân lực cốt lõi trong các doanh nghiệp chế biến thực phẩm.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, những đòi hỏi về chất lượng nguồn nhân lực cho ngành này ngày càng nâng cao, trong đó có nhu cầu gia tăng về nhân lực chất lượng cao.
Các môn học tập trung vào 3 mảng chính: công nghệ chế biến thực phẩm, an toàn chất lượng thực phẩm và quản lý đổi mới công nghệ thực phẩm.
Sinh viên được học lý thuyết gắn liền với thực hành trong phòng thí nghiệm hiện đại, cũng như tích lũy kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng chuyên môn thông qua các chuyến đi trải nghiệm thực tế tại các nhà máy, khu công nghiệp và các dự án nghiên cứu
3. Cơ hội nghề nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm?
Tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm, sinh viên có thể làm ở các vị trí:
-
Nhân viên phụ trách kỹ thuật dây chuyền chế biến, bảo quản, kiểm định thực phẩm
-
Nhân viên nghiên cứu nâng cao chất lượng, cải thiện kỹ thuật chế biến thực phẩm trong các phòng Nghiên cứu – Phát triển sản phẩm
-
Nhân viên phụ trách kỹ thuật trong hệ thống phân phối và tiếp thị sản phẩm thực phẩm
-
Nhân viên tư vấn về quy định và luật thực phẩm
-
Chuyên viên kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ quan kiểm nghiệm, trung tâm dinh dưỡng
-
Nghiên cứu viên tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về công nghệ thực phẩm của Việt Nam và nước ngoài
-
Tiếp tục theo học Thạc sĩ, Tiến sĩ chuyên sâu về Khoa học và Công nghệ thực phẩm
Ngành Công nghệ thực phẩm phù hợp với các bạn học sinh yêu thích thực phẩm và có kiến thức tốt các môn Hóa, Sinh.
4. Tại sao nên chọn Trường Đại học Phan Thiết?
-
Trường đạt chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
-
Trường Đại học Phan Thiết nằm trong 30 trường đại học đầu tiên được xếp hạng 3 sao UPM (University Performance Metrics);
-
Học phí thấp so với các Trường Đại học ngoài tỉnh; Học bổng dành cho học sinh khá, giỏi lớp 12 hấp dẫn (giảm 50-100% học phí học kỳ 1 năm nhất);
-
Thời gian đào tạo được rút ngắn trong 3,5 năm;
-
Đội ngũ giảng viên là các chuyên gia đầu ngành thuộc lĩnh vực Công nghệ Thực phẩm (CNTP);
-
Chương trình đào tạo sát thực tế, chú trọng thực hành; Cơ sở vật chất phục vụ học tập, nghiên cứu được đầu tư tốt. Môi trường học tập năng động, hiện đại;
-
Sinh viên ra trường có tỷ lệ việc làm cao;
-
Trường tọa lạc tại vị trí gần bãi biển đẹp, nằm trên tuyến đường dẫn đến các khu nghỉ dưỡng, resort, địa điểm du lịch,…;
-
Ký túc xá tại trường gồm 1.000 chỗ, sân bóng đá cỏ nhân tạo, bóng rổ, bóng chuyền,… đảm bảo phục vụ nhu cầu rèn luyện thể dục thể thao cho sinh viên.
CÁC PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN
1. Dựa trên kết quả kỳ thi THPT năm 2022.
2. Dựa trên kết quả học bạ THPT với điều kiện học sinh đã tốt nghiệp THPT và đạt được 1 trong 6 tiêu chí sau:
– ĐTB của cả năm lớp 12 >= 6.0
– ĐTB của 3 môn thuộc khối xét tuyển của cả năm lớp 12 >= 6.0
– ĐTB của HK1, HK2 của năm lớp 11, HK1 của năm lớp 12 >= 6.0
– ĐTB của 3 môn khối xét tuyển của HK1, HK2 của năm lớp 11, HK1 của năm lớp 12 >= 6.0
– ĐTB của cả năm lớp 10, lớp 11 và HK 1 lớp 12 >= 6.0
– ĐTB của 3 môn thuộc khối xét tuyển của cả năm lớp 10, lớp 11 và HK 1 lớp 12 >= 6.0
3. Dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh
ts.upt.edu.vn/xettuyentructuyen
Đăng ký xét tuyển và nhận học bổng:
bit.ly/2HvwIFI
Đăng ký để được hỗ trợ tư vấn:
Thông tin liên hệ:
-
Hotline: 0762538686 – 02526283838
-
Website: ts.upt.edu.vn
- facebook.com/upt.edu.vn/
Fanpage:
-
Địa chỉ: 225 Nguyễn Thông, Phú Hài, Phan Thiết, Bình Thuận