Quảng cáo
Kiểm toán là một công cụ không thể thiếu trong công tác quản lý của một nền kinh tế. Các doanh nghiệp càng phát triển thì nhu cầu kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ càng tăng lên. Đầu tư xuyên quốc gia và mở cửa các thị trường đến đâu thì kiểm toán sẽ mở rộng đến đó. Vì thế việc làm nhóm ngành kiểm toán khá rộng mở.
Ngành Kiểm toán là gì?
Nếu kế toán cung cấp các thông tin về tài chính của một tổ chức thông qua những báo cáo tài chính thì kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá, xác định tính trung thực của những thông tin tài chính (cung cấp bởi kế toán), và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động và tình hình tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức…
Kiểm toán dùng các phương pháp đối chiếu, logic, diễn giải thông tin, điều tra, quan sát, kiểm kê, thử nghiệm để xác minh tính trung thực của tài liệu và tính pháp lý của các báo cáo tài chính của một công ty, tổ chức nào đó.
Phạm vi của kiểm toán rất rộng, bao gồm các lĩnh vực khác nhau như: kiểm toán về thông tin, kiểm toán hiệu quả, kiểm toán tính quy tắc và kiểm toán hiệu năng.
QC
Phân loại kiểm toán theo chủ thể thì kiểm toán có 3 loại là: kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước và kiểm toán nội bộ.
Ngành Kiểm toán cần tổ chất gì?
Người theo nghề Kiểm toán cần có những phẩm chất, kỹ năng như:
QC
- Tính độc lập, không bị phụ thuộc vào bất cứ khách hàng cũng như một số liệu tài chính nào
- Tính thận trọng, chỉ công bố điều gì khi có đủ bằng chứng.
- Khả năng diễn đạt gãy gọn, khúc chiết
- Óc quan sát và tư duy phân tích cao
- Chăm chỉ học hỏi
- Giỏi tính toán, yêu thích những con số
- Khả năng chịu đựng áp lực công việc
Đọc số liệu là kỹ năng cần của ngành
Ngành Kiểm toán xét tuyển khối nào?
Ngành Kiểm toán thường xét các tổ hợp có môn Toán. Cụ thể:
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
- Khối A04 (Toán, Vật lý, Địa)
- Khối A08 (Toán, Sử, GDCD)
- Khối A09 (Toán, Địa, GDCD)
- Khối A16 (Toán, Văn, KHTN)
- Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
- Khối C01 (Toán, Văn, Lý)
- Khối C02 (Văn, Toán, Hóa)
- Khối C03 (Văn, Sử, Toán)
- Khối C14 (Văn, Toán, GDCD)
- Khối C15 (Văn, Toán, KHXH)
- Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
- Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
- Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)
- Khối D96 (Toán, KHXH, Anh)
Ngành Kiểm toán học gì?
Ngành Kiểm toán đào tạo cử nhân kiểm toán có khả năng thiết kế, thực hiện và điều hành công tác kiểm toán tại các đơn vị kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước.
Sinh viên được học kiến thức về luật kế toán, chuẩn mực kế toán Việt
QC
Nam và quốc tế, chuẩn mực kiểm toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán – kiểm toán và các văn bản pháp quy có liên quan đến kiểm toán, kế toán, tài chính – thống kê.
Đồng thời, sinh viên còn được trang bị kỹ năng chuyên sâu về chuyên môn để thực hiện quy trình kiểm toán độc lập trong doanh nghiệp, kiểm toán nhà nước và tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp, tổ chức tài chính, đơn vị hành chính sự nghiệp và các đơn vị kế toán khác.
Tốt nghiệp Ngành kiểm toán làm gì?
Tốt nghiệp ngành Kiểm toán, người học có thể làm các công việc như:
- Kiểm toán viên độc lập tại các công ty kiểm toán độc lập trong nước và quốc tế, có thể đảm nhận công việc cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán cho các loại hình doanh nghiệp;
- Kiểm toán viên nội bộ tại các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, đơn vị hành chính sự nghiệp, các đơn vị kế toán khác; có thể thực hiện công việc kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ trong nội bộ đơn vị, thực hiện kiểm tra tài chính, đánh giá kiểm soát nội bộ, tư vấn trong nội bộ đơn vị.
- Kiểm toán viên Nhà nước tại các đơn vị kiểm toán nhà nước, có thể thực hiện công việc kiểm
QC
- Nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp, ngân hàng, đơn vị hành chính sự nghiệp, chương trình/dự án kinh tế – xã hội và các đơn vị kế toán khác: sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các vị trí như: kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp, kế toán phân tích, kiểm toán nội bộ.
- Chuyên viên phân tích và tư vấn tài chính – kế toán trong các công ty cung cấp dịch vụ, tư vấn tài chính – kế toán; có thể đảm nhận công việc phân tích và tư vấn về kế toán, thuế, tài chính.
- Nghiên cứu viên và giảng viên tại các cơ sở giáo dục trình độ cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp, và các cơ sở nghiên cứu. Có thể đảm nhận công việc giảng dạy, nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến kiểm toán, kế toán.
Mức lương kiểm toán viên
- Mức lương kiểm toán viên mới ra trường từ 7 triệu đồng/tháng.
- Mức lương kiểm toán viên từ 7 triệu – 10 triệu đồng/tháng.
- Mức lương kiểm toán viên bậc chuyên viên từ 10 triệu – 15 triệu đồng/tháng.
- Mức lương kiểm toán trưởng phòng tối thiểu từ 15 triệu đồng/ tháng
Ngành Kiểm toán học trường nào? Lấy bao nhiêu điểm?
Các trường đào tạo Kiểm toán khu vực phía bắc
- ĐH Kinh tế quốc dân: 27,55 (năm 2020)
- Học viện Tài chính: 31 (năm 2020)
- ĐH Công nghiệp Hà Nội: 22,30 (năm 2020)
- ĐH Điện lực: 15 (năm 2020)
- ĐH Thương mại: 25,7 (năm 2020)
Danh sách các trường tại khu vực miền Trung có ngành kiểm toán
- ĐH Kinh tế Đà Nẵng: 24,25 (năm 2020)
- ĐH Kinh tế Huế: 18 (năm 2020)
- ĐH Tài chính Kế toán Quảng Ngãi: 15 (Năm 2020)
- ĐH Hồng Đức: 15 (năm 2020)
Danh sách các trường tại TP.HCM (và miền nam) có ngành kiểm toán
*Các trường đào tạo Kiểm toán khu vực miền Nam
- ĐH Kinh tế Luật- ĐHQG TPHCM: 26,1-26,7 (năm 2020)
- ĐH Mở TPHCM: 23,80 (năm 2020)
- ĐH Công nghiệp TPHCM:21,50 (năm 2020)
- ĐH Gia Định: 15 (năm 2020)
- ĐH Cần Thơ:24 (năm 2020)
Quảng cáo