Ngành Kiến Trúc là gì? Khối V thi môn gì? Vẽ gì?

Câu hỏi này có nhiều cách trả lời lắm thay, nhưng Zest Art hầu hết là những bạn mới ở ngưỡng cửa bước vào đại học, tôi sẽ chọn cách trả lời đơn giản và gần gũi nhất có thể nhé! 

Trước hết, nói đến kiến trúc mọi người sẽ nghĩ ngay đến nhà cửa, nghĩ đến nhà cửa thì mọi người thường nghĩ ngay đến cái mặt tiền (còn hay gọi là cái “mẫu” mã), có nhà 1 mặt tiền, 2 mặt tiền hoặc 3 mặt tiền (còn loại nhà 4 mặt tiền – chắc là ở ngay cái bùng binh ^^), người am hiểu hơn nữa thì sẽ quan tâm đến cách bố trí mặt bằng (tức là sắp đặt vị trí phòng ốc, bàn ghế tủ giường…). Thực ra kiến trúc còn nhiều nhiều vấn đề phức tạp (theo tôi đó là điều thú vị) cần quan tâm hơn nữa.

Người kiến trúc sư (KTS) sẽ phải thông thạo nhiều lĩnh vực, nhưng có thể được quy thành 2 lĩnh vực lớn đó là: KỸ THUẬT và NGHỆ THUẬT. Ngôi nhà muốn được hiện hữu trên mặt đất, tồn tại qua thời gian, đương nhiên cần có một kết cấu vững. Cách thức mà người kỹ sư, người thợ xây dùng sắt, thép, xi măng… để làm móng, dựng cột, xây tường, đổ sàn… thuộc về lĩnh vực kỹ thuật. Trước đó, thiết kế của ngôi nhà phải nằm trong óc tưởng tượng của người KTS, họ phải có đầu óc của một nghệ sĩ mới có thể sáng tạo những không gian sống vừa đẹp, vừa có ý nghĩa… nôm na thì khả năng đó thuộc lĩnh vực nghệ thuật. Là người KTS, thú vị nhất có lẽ là não trái + não phải của họ đều phải hoạt động ngang nhau, họ phải có tư duy logic lẫn sự mơ mộng cần đủ, do vậy có nhiều KTS kèm theo rất nhiều tài lẻ. Nói nhiều vậy, cũng là để người mới có dịp tìm hiểu thật rõ nghề mình đang quan tâm, người mình dự định trở thành. Tôi chứng kiến rất nhiều bạn hiểu sai về kiến trúc, thi đậu vào trường và học đến năm 2, năm 3 mới biết mình chọn sai ngành.

TRƯỜNG ĐÀO TẠO KIẾN TRÚC
. Ở miền Nam có kha khá trường đào tạo ngành này, nổi bật đó là trường ĐH Kiến Trúc HCM với bề dày truyền thống của mình. Trường KT tuyển sinh môn vẽ Đầu Tượng.
. Trường ĐH Bách Khoa – ĐHQG, trường này tuyển sinh đầu vào lấy điểm toán x2, Lý, Vẽ đầu tượng và một đề phụ.
. Trường Đại Học Văn Lang là trường dân lập có bề dày nhất, với 20 năm trong lĩnh vực đào tạo kiến trúc, đây cũng là một chọn lựa đáng quan tâm của thí sinh nhiều năm, trường Văn Lang xét tuyển môn vẽ từ nhiều trường ĐH khác, đồng thời cũng tổ chức kỳ thi năng khiếu riêng (môn thi thay đổi theo năm).
. Tôn Đức Thắng cũng đã có ngành Kiến Trúc thuộc khoa “Kỹ Thuật Công Trình” dưới 10 trở lại đây, trường có cơ sở khang trang, khuôn viên rộng lớn. Trường Tôn Đức Thắng xét tuyển điểm vẽ từ các trường ĐH khác, đồng thời cũng tổ chức thi vẽ riêng (môn thi thay đổi theo năm)…
Các trường đều có cách tuyển sinh tương đối khác, các bạn nên gọi điện thoại trực tiếp đến trường để có thông tin chính xác nhất theo năm, thông tin trên mình viết theo năm 2017 vừa qua. Nhìn chung, các trường đều thi môn vẽ Hình Họa (Đầu tượng hoặc tĩnh vật), hầu hết chỉ phải thi 1 môn vẽ (trừ Bách Khoa HCM).

Tìm hiểu ngành kiến trúc, thi vào ngành kiến trúcHỌC VẼ THI KIẾN TRÚC
Chắc chắn bạn phải trải qua bước vẽ hình họa căn bản. Nền tảng chắc, bạn sẽ tiến xa hơn. Sau đó bạn có thể học được tĩnh vật (vẽ các vật dụng hằng ngày như: ly, chén, lọ hoa, sách, trái cây…). Sau đó nữa bạn đã có thể học vẽ đầu tượng (tượng mô phỏng chân dung người bằng thạch cao). Nhiều bạn thắc mắc về tổng thời gian để học vẽ hình họa (Tượng hoặc Tĩnh Vật). Theo tôi, bắt đầu càng sớm càng tốt, học càng lâu càng tốt, trong tuần học càng nhiều buổi càng tốt. Không có mốc thời gian cụ thể cho tất cả mọi người, mỗi người sẽ mất một khoảng thời gian khác nhau để hoàn thành.

THAY LỜI KẾT
Trong lúc ôn thi các bạn không ngừng tìm hiểu các KTS nổi tiếng để lên tinh thần. Một vài KTS nổi tiếng trên thế giới: Le Corbusier, Frank Lloyd Wright, Frank Gehry, bà Zaha Hadid… Ở Việt Nam gần đây cũng xuất hiện nhiều KTS nổi tiếng và đạt nhiều hạng mục giải thưởng thế giới: Võ Trọng Nghĩa, Hoàng Thúc Hào, Nguyễn Hòa Hiệp…

Lời cuối cùng, nghề Kiến Trúc có lẽ không được xem là “hot” như vài chục năm về trước, thậm chí nhiều người không theo ngành Kiến Trúc vì sợ không có việc làm. Nhưng theo tôi, nghề nghiệp không phải như một mặt hàng mà phải cần “mô – đen”, và phải sợ lỗi “mốt”. Nếu ta luôn có khát khao theo đuổi đam mê, ta có năng lực, ta ắt luôn có chỗ đứng không thể thay thế trong xã hội.
“Nếu công việc là đam mê của bạn, thì mỗi ngày bạn không phải đi làm!”. Vậy hãy cứ khát khao theo đuổi đam mê.
Nguồn hình: http://www.damnmagazine.net/2013/01/01/sense-of-place/

Bài viết: Trí Núi

Rate this post

Viết một bình luận