Ngành Kinh tế đầu tư là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo – ReviewEdu

Cập nhật 27/07/2021 bởi

Cùng với sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực, nhu cầu tìm hiểu về đầu tư cũng ngày càng tăng cao và không hề có dấu hiệu giảm nhiệt. Vì vậy, ngành Kinh tế đầu tư là cần thiết cho phát triển kinh tế nói riêng và xã hội nói chung. Tuy nhiên nhiều bạn trẻ vẫn chưa hiểu rõ về ngành này, dẫn đến nhiều sai sót trong giai đoạn chọn ngành. Vậy thì thật ra ngành Kinh tế đầu tư là học gì? Trường nào đào tạo ngành này? Cơ hội việc làm và đãi ngộ như thế nào? Hãy cùng bài viết sau giải đáp những thắc mắc trên.

Ngành Kinh tế đầu tư là học gì?

Ngành Kinh tế đầu tư sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để phân tích thị trường và các nguồn lực kinh tế nhằm hoạch định những chiến lược đầu tư hiệu quả nhất cho các doanh nghiệp thuộc bất cứ lĩnh vực nào. Khi theo học ngành này, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức về kinh tế và quản lý, thiết lập dự án và quản lý các dự án đầu tư ở tầm vĩ mô và tầm vi mô, phương pháp áp dụng các mô hình quản lý hiện đại trong quản lý dự án.

Sinh viên theo học ngành KTĐT sẽ được phát triển năng lực tham gia giải quyết các vấn đề thực tiễn trong quá trình đầu tư. Cụ thể, các kỹ năng này bao gồm năng lực phân tích, hoạch định, thẩm định, thực thi và quản lý các dự án đầu tư, chính sách và chương trình đầu tư tại các tổ chức kinh tế – xã hội trong và ngoài nước. Một số môn học tiêu biểu của ngành Kinh tế đầu tư là: Luật đầu tư, Thẩm định dự án đầu tư, Nghiên cứu và dự báo kinh tế, Lập và phân tích dự án đầu tư, v.v.

Các khối thi vào ngành Kinh tế đầu tư là gì?

Các cơ sở đào tạo ngành Kinh tế đầu tư thường xét tuyển bằng các khối sau đây:

  • Khối A00: Toán Học, Vật Lý, Hóa Học

  • Khối A01: Toán Học, Vật Lý, Tiếng Anh

  • Khối B00: Toán Học, Sinh Học, Hóa Học

  • Khối D01: Toán Học, Ngữ Văn, Tiếng Anh

  • Khối D10: Toán Học, Địa Lý, Tiếng Anh

Điểm chuẩn ngành Kinh tế đầu tư là bao nhiêu?

Các trường đào tạo ngành học này thường áp dụng 2 hình thức xét tuyển: xét điểm học bạ THPT và xét điểm thi THPTQG. Điểm chuẩn đối với hình thức xét điểm thi THPTQG thường dao động từ 15 đến 27 điểm. Trong khi đó, đối với hình thức xét điểm học bạ THPT, thí sinh cần đạt khoảng 18 điểm. Thí sinh cũng nên lưu ý rằng điểm chuẩn sẽ thay đổi tùy theo số lượng và học lực của thí sinh đăng ký từng năm. Ngoài ra, một vài cơ sở đào tạo còn yêu cầu thêm các tiêu chí phụ như sau:

  • Điểm Toán ≥ 8.6

  • Thứ tự nguyện vọng ≤ 4

Các trường nào đào tạo ngành Kinh tế đầu tư?

Bạn có thể tham khảo danh sách các cơ sở giáo dục đào tạo ngành KTĐT theo khu vực dưới đây:

Khu vực miền Bắc

  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam

  • Đại học Kinh tế Quốc dân

  • Đại học Công nghiệp Hà Nội

  • Đại học Thương mại

  • Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên

  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

Khu vực miền Nam

  • Đại học Kinh tế TP.HCM

  • Đại học Công nghệ TP.HCM

Liệu bạn có phù hợp với ngành học?

Khi lựa chọn chuyên ngành, một trong những yếu tố quan trọng nhất chính là mức độ phù hợp với sở thích hoặc năng lực bản thân. Tương tự, nếu muốn theo đuổi ngành KTĐT, bạn sẽ cần đến rất nhiều yếu tố để đạt được thành công. Sau đây là một số tố chất cần thiết đối với người công tác trong ngành này:

  • Có đam mê, nhiệt huyết với công việc

  • Thận trọng, tỉ mỉ

  • Kỹ năng xử lý vấn đề

  • Khả năng tư duy logic

  • Khả năng giao tiếp và thuyết phục người khác

  • Tốc độ làm việc nhanh nhẹn, tác phong chuyên nghiệp

  • Có ý thức trách nhiệm

  • Khả năng chịu áp lực cao

  • Kỹ năng làm việc nhóm

  • Có năng lực hoạch định và triển khai chiến lược

  • Có khả năng nắm bắt các xu hướng mới trên thị trường

Học ngành Kinh tế đầu tư cần giỏi môn gì?

Là một bộ phận của khối ngành kinh tế, ngành KTĐT thường xét tuyển kết quả thi THPTQG của môn Toán Học. Lý do cho xu hướng này là bởi vì ngành này yêu cầu khả năng tư duy logic cũng như khả năng tính toán nhanh nhạy và tuyệt đối chính xác. Ngoài ra, tất cả các công ty đều đang trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa, vì thế giỏi ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung) sẽ trở thành một lợi thế to lớn cho các sinh viên theo học.

Cơ hội việc làm của ngành Kinh tế đầu tư như thế nào?

Hiện nay, nguồn nhân lực ngành KTĐT được săn đón bởi rất nhiều doanh nghiệp và tổ chức, từ các cơ quan Nhà nước, các công ty tư nhân cho đến các công ty đa quốc gia. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành này có thể đảm nhận các công việc sau:

  • Chuyên viên phân tích

  • Nhân viên tín dụng

  • Nhân viên hoạch định chiến lược

  • Nhân viên thẩm định dự án

  • Nhân viên quản lý vốn và nguồn vốn

  • Chuyên viên quản lý đấu thầu và quản trị rủi ro

  • Cán bộ quản lý đầu tư

  • Giảng viên

Mức lương ngành Kinh tế đầu tư như thế nào?

Sau đây là một số mức lương tham khảo dành cho các vị trí công tác trong ngành KTĐT:

  • Chuyên viên phân tích đầu tư – 22 triệu đồng/tháng

  • Nhân viên tín dụng – 15 triệu đồng/tháng

  • Nhân viên hoạch định chiến lược đầu tư – 26 triệu đồng/tháng

  • Nhân viên thẩm định dự án đầu tư – 15 triệu đồng/tháng

  • Nhân viên quản lý vốn và nguồn vốn – 26 triệu đồng/tháng

  • Chuyên viên quản lý đấu thầu và quản trị rủi ro – 15 triệu đồng/tháng

  • Cán bộ quản lý đầu tư – 12 triệu đồng/tháng

  • Giảng viên – 12 triệu đồng/tháng

Kết luận

Để thăng tiến trong ngành Kinh tế đầu tư, bạn cần không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và nâng cao năng lực làm việc bởi mức độ cạnh tranh trong ngành này rất khốc liệt. Bù lại, bạn sẽ nhận được mức lương và những đãi ngộ hoàn toàn xứng đáng với nỗ lực của bạn. Nếu bạn là người đam mê lĩnh vực kinh tế và việc hoạch định chiến lược, hoặc muốn được thoải mái về tài chính trong tương lai, thì ngành học này chính là sự lựa chọn lý tưởng dành cho bạn.

Đánh giá bài viết

Rate this post

Viết một bình luận