Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, những vấn đề phức tạp liên quan đến pháp lý thường xuyên nảy sinh. Vì thế mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp luôn quan tâm đến việc bảo đảm hành lang pháp lý và các vấn đề liên quan khi thực hiện chính sách kinh tế.Thực tế này đòi hỏi nhu cầu nhân lực liên quan đến chuyên ngành này khá lớn. Theo học ngành Luật Kinh tế, thí sinh khá rộng cửa việc làm.
Ngành Luật Kinh tế là gì
Luật Kinh tế (tiếng Anh là Economic Law) là ngành thừa hưởng nền tảng từ Luật học kết hợp với kiến thức trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước và trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau.
Luật Kinh tế ra đời nhằm duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại cũng như đảm bảo quy trình hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình trao đổi, giao thương cả trong nước và quốc tế.
Ngành Luật Kinh tế học gì
Sinh viên học ngành Luật kinh tế được cung cấp kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý, pháp luật trong kinh doanh; khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
Một số môn học then chốt trong chương trình đào tạo ngành Luật kinh tế: Luật sở hữu trí tuệ, Pháp luật về doanh nghiệp, Luật thương mại, Luật cạnh tranh, Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Thủ tục đăng ký doanh nghiệp và thủ tục đầu tư, Phá sản và giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, Pháp luật kinh doanh bất động sản, Luật đầu tư, Pháp luật về đầu tư xây dựng…
Bên cạnh khối kiến thức chuyên môn, sinh viên được trang bị thêm các kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng nghiên cứu, phân tích pháp luật, phân tích rủi ro pháp lý; kỹ năng đàm phán, thương lượng; kỹ năng giải quyết tình huống kinh doanh; kỹ năng soạn thảo hợp đồng;…
Ngành Luật kinh tế gồm các chuyên ngành:
- – Luật thương mại quốc tế
- – Luật kinh doanh
- – Luật Tài chính ngân hàng.
Ngành Luật Kinh tế ra trường làm gì?
Cử nhân Luật kinh tế có thể khẳng định năng lực của mình tại:
- Các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội;
- Cơ quan nhà nước các cấp;
- Hệ thống tòa án nhân dân, các trung tâm trọng tài thương mại và các đơn vị cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý;
- Các viện nghiên cứu, đơn vị giáo dục…
Các vị trí công việc có thể đảm nhận:
- Chuyên gia tư vấn pháp lý, phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề phát sinh trong kinh doanh, các hoạt động kinh doanh và đảm bảo các hoạt động của tổ chức đúng chủ trương, chính sách của nhà nước và các công ước quốc tế có liên quan đến lĩnh vực kinh tế;
- Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề luật sư;
- Chuyên viên tư vấn pháp luật, chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp;
- Nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế.
Mức lương ngành Luật Kinh tế
- Mức lương ngành luật kinh tế của các luật sư/nhân viên làm việc trong các văn phòng, công ty:
- Mức lương của người mới ra trường chưa có kinh nghiệm: Từ 7 triệu – 7 triệu đồng.
- Mức lương của người có kinh nghiệm 1-3 năm: Trên 8 triệu đồng/ tháng.
- Mức lương của người có kinh nghiệm 3-5 năm: Trên 10 triệu đồng/ tháng
- Mức lương của người có kinh nghiệm từ 5-10 năm: Trên 20 triệu đồng/ tháng.
- Mức lương dành cho trưởng phòng: Từ 30-40 triệu/ tháng + % doanh thu.
- Mức lương dành cho Giám đốc: Tùy thuộc vào doanh thu của công ty.
- Nếu bạn giỏi ngoại ngữ, làm việc ở các công ty đa quốc gia, mức lương cao hơn.
Ngành Luật Kinh tế thi khối nào?
Hiện nay xét tuyển vào Ngành Luật Kinh tế có nhiều phương thức khác nhau.
Nếu bạn xét bằng kết quả học tập THPT (Tổ hợp môn) hay xét điểm thi tốt nghiệp, các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Luật Kinh tế phổ biến như sau:
- A00: Toán, Vật lí, Hóa học
- A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
- C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
- D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
Ngành Luật Kinh tế học trường nào? Điểm chuẩn bao nhiêu?
Các trường đào tạo Ngành Luật Kinh tế khu vực miền Bắc
-
Học viện Ngân hàng: 26,35-27,55 (năm 2021)
- Đại học Lao động Xã hội: 20,95 (Năm 2021)
- Đại học Luật Hà Nội: 26,25-29,25 (Năm 2021)
- Đại học Thương mại: 26,1 (năm 2021)
- Đại học Mở Hà Nội: 24,45 (năm 2021)
- Đại học Đông Đô: 15 (năm 2021)
- Đại học Đại Nam: 15 (năm 2021)
- Đại học Hòa Bình: 15,5 (năm 2021)
- Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội: 25 (năm 2021)
- Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội: 18 (năm 2021)
- Đại học Fenikaa: 18 (năm 2021)
- Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị: 15 (năm 2021)
- Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên: 16 (năm 2021)
- Đại học Kinh Bắc: 15 (năm 2021)
- Đại học Thành Đông: 15 (năm 2021)
Các trường đào tạo Ngành Luật Kinh tế khu vực miền Trung
- Đại học Vinh: 17 (năm 2021)
- Đại học Luật – Đại học Huế: 18,5 (năm 2021)
- Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng: 25,5 (năm 2021)
- Đại học Tài chính – Kế toán: 15 (năm 2021)
- Đại học Duy Tân: 14 (năm 2021)
- Đại học Đông Á: 15 (năm 2021)
Các trường đào tạo Ngành Luật Kinh tế khu vực miền Nam:
- Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM): 26,5-26,85 (năm 2021)
- Đại học Kinh tế TPHCM: 25,8 (năm 2021)
- Đại học Lao động Xã hội – Cơ sở TP.HCM: 21 (năm 2021)
- Đại học Mở TP.HCM: 25,1 CLC-25,7 đại trà (C00: cao hơn 1,5) (năm 2021)
- Đại học Ngân hàng TP.HCM: 26 (Năm 2021)
- Đại học Công nghệ TP.HCM: 18 (năm 2021)
- Đại học Công nghiệp TPHCM: 26 (năm 2021)
- Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM: 19 (năm 2021)
- Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM: 16 (năm 2021)
- Đại học Nguyễn Tất Thành: 15 (năm 2021)
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng: 15 (năm 2021)
- Đại học Văn Lang: 17 (năm 2021)
- Đại học Cửu Long: 15 (Năm 2021)
- Đại học Lạc Hồng: 15 (năm 2021)
- Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An: 15 (năm 2021)
- Đại học Nam Cần Thơ: 21 (năm 2021)
- Đại học Tây Đô: 15 (năm 2021)
Những tố chất cần thiết để theo học ngành Luật Kinh tế
- Để theo học và thành công trong ngành Luật Kinh tế, bạn cần phải có những tố chất và kỹ năng sau:
- Có suy nghĩ thấu đáo, tính trung thực, công bằng và khách quan trong công việc;
- Có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, giải quyết vấn đề;
- Có khả năng phán đoán, tư duy phân tích và logic;
- Có trình độ ngoại ngữ
- Có trí nhớ tốt, năng động, sáng tạo, bản lĩnh vững vàng;
- Chăm chỉ, kiên trì và nhẫn nại.