Ngành Luật Kinh Tế Ra Làm Gì? Mức Lương “khủng” Ra Sao?

Hiện nay, Luật kinh tế đang là một ngành học được khá nhiều người quan tâm do chính nhu cầu tuyển dụng việc làm cho sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này là khá lớn. Nhưng những khó khăn trong việc theo đuổi ngành học này cũng không nhỏ. Vì thế, hãy cùng Mua Bán tìm hiểu khái quát về luật kinh tế cũng như xem thử học luật kinh tế ra làm gì nhé!

Ngành luật kinh tế học gì?

Nếu theo học ngành Luật kinh tế thì sinh viên sẽ được trang bị khối kiến thức về các điều luật. Những điều luật chủ yếu như: luật dân sự, luật hành chính, luật hiến pháp, luật sở hữu trí tuệ, pháp luật và chủ thể kinh doanh, luật lao động, luật tố tụng hình sự, luật đất đai, luật thương mại quốc tế, luật đầu tư, luật tài chính, luật kinh doanh quốc tế, luật hợp đồng,… Vậy học ngành luật kinh tế ra làm gì?

Theo đó, sinh viên tốt nghiệp có đầy đủ kiến thức nền tảng của thể chế pháp luật, kiến thức về vai trò của pháp luật trong công ty hay doanh nghiệp. Học luật kinh tế là học kỹ năng giải quyết vấn đề tranh chấp trong kinh doanh, kỹ năng phân tích, xây dựng và hoàn thiện các thể chế pháp luật. Tất cả nhằm mục đích phục vụ phát triển, hội nhập kinh tế cũng như hiểu biết về luật của Việt Nam. Nắm được kiến thức này để vận hành trong công ty, doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.

Ngành luật kinh tế học gì?

Cùng với khối kiến thức chuyên môn, sinh viên còn được trang bị thêm các kỹ năng cần thiết như: phân tích, nghiên cứu pháp luật, rủi ro pháp lý, kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng đàm phán và thương lượng, kỹ năng soạn thảo hợp đồng…

Phân biệt ngành luật học với luật kinh tế

Nếu bạn muốn biết học luật kinh tế ra làm gì thì bạn nên phân biệt thế nào là luật kinh tế và ngành luật học. Có khá nhiều người hiểu lầm rằng, luật học chính là luật kinh tế, tuy nhiên kiến thức học giữa hai ngành này lại vô cùng khác nhau.

Luật kinh tế sinh ra là để giúp nhà nước có thể kiểm soát và bảo vệ quyền lợi của các cá nhân, doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh tại nước ta. Vai trò của luật kinh tế nhằm làm bệ đỡ duy trì và ổn định nền kinh tế, tạo ra thị trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng và hiệu quả.  

Phân biệt ngành luật học với luật kinh tế

Luật học cung cấp những kiến thức tổng thể, bao quát các vấn đề liên quan đến pháp luật như: Hiến pháp, luật thương mại, luật hình sự, luật quốc tế, lý luận chung về nhà nước và pháp luật,… những môn học tiền đề của pháp luật. Trong khi luật kinh tế không những dạy bạn kiến thức đó mà còn cung cấp cả những kiến thức chuyên sâu hơn về kinh tế. 

Bản chất của luật kinh tế đã chuyên sâu và bao hàm khá lớn khối lượng kiến thức so với luật học. Điều đó đòi hỏi người học luật kinh tế cũng phải thực sự nhanh nhẹn xử lý thông tin, có khả năng ghi nhớ và chăm chỉ.

Luật kinh tế ra làm gì? Cơ hội việc làm của ngành luật kinh tế

Học luật kinh tế ra làm gì, lương bao nhiêu? Khi ra trường với tấm bằng chuyên ngành luật kinh tế, sinh viên có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm chuyên ngành luật phù hợp với mức lương trên dưới 10.000.000 VNĐ/tháng. Bởi nhu cầu tìm kiếm ứng viên đáp ứng yêu cầu tốt nghiệp chuyên ngành luật kinh tế tại các doanh nghiệp, tổ chức của nước ta hiện nay khá nhiều.

Luật kinh tế ra làm gì? Cơ hội việc làm của ngành luật kinh tế

Khi bạn học luật kinh tế ra trường làm gì? Một số công việc có thể làm cho sinh viên luật kinh tế khi ra trường:

  • Chuyên viên tư vấn pháp luật tại doanh nghiệp hoặc tổ chức hoạt động kinh tế.

  • Chuyên viên luật phải thực hiện các vấn đề liên quan đến dịch vụ tư pháp và pháp lý tại các tổ chức cung cấp những dịch vụ pháp luật.

  • Nghiên cứu hoặc giảng dạy các kiến thức về pháp luật kinh tế tại các cơ sở giáo dục hoặc viện nghiên cứu,…

Theo như đã đề cập qua ở trên, luật kinh tế hiện đang là ngành có một độ hot không thể bàn cãi. Theo như thống kê mới nhất cho thấy cơ hội tìm việc làm nhờ học luật kinh tế có khoảng 13000 luật sư với 2000 làm việc tại các phòng công chứng. Cùng với đó là 3000 người làm chấp hành viên và 300 người làm thẩm tra viên – chuyên viên. Qua các con số thống kế được, chúng ta có thể thấy nhân lực phục vụ vị trí trống cho sinh viên học luật kinh tế không phải là không có.

Đăng ký ngành Luật kinh tế theo khối nào?

Khi biết được học Luật kinh tế ra làm gì, nhiều người cũng thắc mắc đăng ký ngành này thì theo khối nào? Có một tin khá vui cho các bạn chính là ngành Luật Kinh tế là một ngành khá đa dạng về môn thi. Bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn khác nhau cho ngành học này.

Đăng ký ngành Luật kinh tế theo khối nào?

Những tổ hợp môn thi của ngành này bao gồm:

  • Tổ hợp khối A00: Toán, Lý, Hóa.

  • Tổ hợp khối A01: Toán, Lý, Anh.

  • Tổ hợp khối C00: Văn, Sử, Địa.

  • Tổ hợp khối D01: Văn, Toán, Anh.

  • Tổ hợp khối D14: Văn, Sử, Anh.

Cũng tùy vào trường tuyển sinh mà các tổ hợp môn này sẽ có những sự thay đổi nhất định kết hợp với các phương thức xét tuyển khác nhau. Từ đó, tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình tuyển sinh của các thí sinh.

Một vài trường đào tạo ngành luật kinh tế tốt nhất

Bạn có thể tham khảo một số trường luật kinh tế tốt nhất hiện nay:

Những trường đào tạo tốt ngành luật kinh tế tại Hà Nội

Học luật kinh tế ra làm gì? Ngành Luật kinh tế nên học trường nào tại khu vực Hà Nội? Hãy cùng điểm qua một số trường dưới đây nhé.

Đại học Luật Hà Nội (HLU)

Ngành Luật kinh tế có điểm số đầu vào khá cao tại trường Đại học Luật Hà Nội. Bởi chất lượng đào tạo ngành này của trường thuộc top tại khu vực miền Bắc. Bên cạnh việc giảng viên truyền đạt, định hướng kiến thức thì mỗi giờ học quả thực đều vô cùng lí thú. Hầu hết thầy cô đều vô cùng tận tâm, chỉ dẫn từng khúc mắc một ngoài giờ lý thuyết, thảo luận.

Một vài trường đào tạo ngành luật kinh tế tốt nhất

Đại học Mở Hà Nội (HOU)

Ngành Luật kinh tế tại Đại học Mở Hà Nội có chương trình đào tạo đổi mới cơ bản. Những đổi mới theo hướng tăng cường kiến thức thực tiễn và thời gian học tập, thực hành nghề nghiệp tại các cơ quan bảo vệ pháp luật và các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế.

Ngoài ra, còn có các trường như:

  • Đại học Thương Mại.

  • Đại học Lao động – Xã hội.

  • Đại học Đông Đô.

  • Đại học Đại Nam.

  • Học viện Ngân hàng.

  • Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội,…

Những trường đào tạo tốt ngành luật kinh tế tại TP.HCM

Bạn có thể tham khảo một số trường luật kinh tế uy tín tại TP.HCM dưới đây:

Đại học Kinh tế – Đại học Luật (UEL)

Ngành Luật kinh tế của trường Đại học Kinh tế – Luật có chương trình đào tạo thạc sĩ với những kiến thức chuyên môn về:

  • Phân tích, áp dụng pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh.

  • Cách giải quyết các vụ tranh chấp trong thương mại quốc tế.

  • Thực hiện những công việc như soạn thảo hợp đồng và đàm phán.

  • Biết sử dụng pháp luật liên quan đến xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ.

Những trường đào tạo tốt ngành luật kinh tế tại TPHCM

Đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH)

Chuyên ngành Luật tại trường Đại học Công Nghệ TP.HCM đào tạo sinh viên với mục tiêu trang bị:

  • Kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý, pháp luật trong kinh doanh. Trang bị khả năng nghiên cứu, xử lý vấn đề pháp lý trong hoạt động kinh doanh của công ty.

  • Kỹ năng phân tích pháp luật, nghiên cứu và phân tích các rủi ro pháp lý. Cần có kỹ năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng, văn bản pháp lý,…

Đại học Mở TPHCM (OU)

Tại trường Đại học Mở TP.HCM, chuyên ngành Luật kinh tế được đưa vào giảng dạy năm 2009. Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy và đào tạo, đây là một sự lựa chọn tốt dành cho các bạn học sinh. Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức bổ trợ về kinh tế, kế toán, quản trị, tài chính doanh nghiệp nhằm phục vụ cho nghề nghiệp. Ngoài ra, sinh viên còn được thực hành rèn luyện các kỹ năng: tư duy phản biện, kỹ năng làm việc độc lập, nghiên cứu, ứng dụng các kiến thức pháp luật trong công việc.

Luật kinh tế ra làm gì? Học luật kinh tế ở đâu đảm bảo cơ hội việc làm?

Thêm vào đó, còn có các trường như:

  • Đại học Lao động – Xã hội (cơ sở TPHCM).

  • Đại học Ngân hàng TPHCM.

  • Đại học Kinh tế – Tài chính TPHCM.

  • Đại học Nguyễn Tất Thành.

  • Đại học Văn Lang,…

>>> Xem thêm: Định hướng nghề nghiệp – Bước ngoặc quan trọng của sự nghiệp

Như vậy, trước khi biết được học luật kinh tế ra làm gì thì bạn cần xác định xem mình có thực sự phù hợp và đam mê với ngành này hay không. Mong rằng những chia sẻ mà Mua Bán mang đến cho bạn sẽ là hành trang để tiến bước trên con đường sự nghiệp gắn bó với nghề luật trong tương lai. Hãy theo dõi Muaban.net để tìm việc làm và cập nhật thêm thông tin hữu ích khác về các ngành nghề hiện nay.

>>> Tham khảo: 

Rate this post

Viết một bình luận