Ngành luật là gì?

Ngành luật là một trong những ngành được rất nhiều người quan tâm và hướng đến. Tuy nhiên, rất ít có những văn bản đề cập đến những nội dung cơ bản liên quan đến ngành luật trên thị trường.

Chính vì thế, trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan nhằm giải đáp cho câu hỏi: Ngành luật là gì?

Ngành luật là gì?

Ngành luật là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực đời sống xã hội nhất định.

Ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt nam, bao gồm:

– Luật Hiến pháp:

Là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng nhất gắn liền với việc tổ chức quyền lực Nhà nước của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Luật Hành chính:

Đây là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của Nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

– Luật Tố tụng Hình sự:

Đó là hệ thống xã quy định pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và quá trình kiểm sát việc điều tra, truy tố, xét xử những vụ án Hình sự.

– Luật Hình sự:

Hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm xác định những hành vi nguy hiểm nào cho xã hội là tội phạm đồng thời quy định các hình phạt đối với những người có hành vi phạm tội.

– Luật Tố tụng Dân sự:

Là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa Tòa án, Viện kiểm sát, các đương sự và những người tham gia tố tụng khác tỏng quá trình điều tra và giải quyết vụ án dân sự.

– Luật Dân sự:

Đây là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa tiền tệ và một số quan hệ nhân thân trên nguyên tắc bình đẳng, độc lập của các chủ thể tham gia vào các quan hệ này.

– Luật Kinh tế:

Đây là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức quản lý và thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau và với các cơ quan quản lý Nhà nước.

– Luật Hôn nhân và Gia đình:

Là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh những quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản phát sinh do việc kết hôn giữa nam và nữ.

– Luật Tài chính:

Đó là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hoạt động tài chính của nhà nước, trong quá trình thành lập, phấn phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể hoạt động phân phối của cải dưới hình thức giá trị.

– Luật Lao động:

Là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động…

Những nghề nghiệp liên quan đến ngành luật

– Luật sư:

+ Luật sư là một trong những ngành nghề mà tất cả mọi người có thể liên tưởng đến khi nói đến ngành luật. Do công việc tiêu biểu và thể hiện rõ đặc thù của ngành luật.

+ Một số hoạt động của luật sư:

Nghiên cứu, phân tích và soạn thảo các văn bản pháp lý theo phân công. Tư vấn pháp lý, đại diện pháp luật cho các cá nhân hoặc tổ chức trong giải quyết tranh chấp, tố tụng.

+ Thu nhập chứng cứ cho quá trình kiện tụng, cung cấp hồ kiện tụng cho Tòa án, Nhà nước hoặc tổ chức trọng tài. Nghiên cứu ngành luật, cập nhật quy định pháp luật theo yêu cầu của công việc.

– Công chứng viên:

+ Tốt nghiệp ngành luật bằng có thể ứng tuyển vị trí công chứng viên, đây là người tư vấn và thẩm định công chứng cho khách hàng, công chứng viên còn chịu trách nhiệm soạn thảo, thẩm định hợp đồng, hồ sơ theo quy định của pháp luật.

+ Trong ngành này, công chứng viên còn là người hỗ trợ cho luật sư trong các văn bản pháp lý. Yêu cầu về kinh nghiệp của công chứng viên khác cao. Ứng viên vịt rí này phải công tác pháp luật từ 5 năm trở lên sau khi tốt nghiệp cử nhân luật.

+ Ngoài ra, quý bạn đọc cần phải có các kỹ năng mềm như giao tiếp và giải quyết vấn đề.

– Chuyên viên pháp lý:

+ Vị trí này có cơ hội việc làm cao trong tuyển dụng việc làm ngành luật. Chuyên viên pháp lý là người giải quyết, tư vấn những vấn đề liên quan đến pháp luật cho doanh nghiệp.

+ Nghề này phải cập nhật những thay đổi của quy định do Cơ quan có thẩm quyền ban hành, để làm công việc chuyên viên pháp lý. Đồng thời cũng cần giao tiếp tốt, có sức thuyết phục.

– Giảng viên ngành luật:

+ Công việc này phù hợp với những người yêu thích nghiên cứu pháp luật. Có thể trở thành giảng viên ngành luật ở các trường đào tạo chuyên ngành này. Ngoài ra, một số trường đại học cũng cần giảng viên giảng dạy về pháp luật chung, luật chuyên ngành.

+ Nhu cầu giảng viên ngành luật ngày một tăng, tạo ra cơ hội việc làm, giản viên cần có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành luật. Hoặc ít nhất là bằng cử nhân loại gioit ngành luật hệ chính quy.

– Kiểm sát viên hoặc công tố viên là người của cơ quan công tố:

+ Công việc chính của ngành nghề này là điều tra, truy tố và buộc tội kẻ phạm pháp trong các vụ án hình sưj và phiên tòa xét xử. Họ có thể thực hiện các nhiệm cụ khác theo phân công của Viện trưởng Viện Kiểm sát.

+ Kiểm sát viên là người có trình độ cử nhân ngành luật và được công nhận là chuyên viên pháp lý.

– Thư ký tòa án:

Thư ký tòa án là công chức làm việc tại Tòa án. Nhiệm vụ là ghi chép, tổng hợp cắc văn bản tố tụng, quản lý hồ sơ.

Như vậy, Ngành luật là gì? Đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân tích một số nội dung liên quan đến ngành luật hiện nay. Chúng tôi mong rằng những nội dung trên sẽ giúp ích được quý bạn đọc.

Rate this post

Viết một bình luận