Ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc đơn giản là ngành học giúp các bạn có thể viết, giao tiếp và chém tiếng Hàn như gió và sử dụng trong công việc chuyên môn yêu cầu tiếng Hàn, hiểu một cách đơn giản là như vậy. Để tìm hiểu những thông tin quan trọng của ngành học này, các bạn có thể kéo xuống xem chi tiết trong từng mục của bài viết này nhé.
Giới thiệu chung về ngành
Ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc là gì?
Ngôn ngữ Hàn Quốc là ngành học đào tạo các kiến thức tiếng Hàn, về đất nước, con người và văn hóa đất nước Hàn Quốc.
Việc làm đến từ các doanh nghiệp Hàn Quốc mang lại đang rất lớn tại Việt Nam nhưng nguồn cung nhân lực có khả năng nói tiếng Hàn “vanh vách” lại đang thiếu hụt khá nhiều.
nhưng nguồn cung nhân lực tiếng Hàn trình độ cao ở Việt Nam hiện nay còn rất hạn chế rất nhiều, chính vì vậy ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc ra đời để bổ sung cho lượng nhân lực còn thiếu hụt đó.
Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng chuyên môn, năng lực ngoại ngữ cùng các kỹ năng mềm cần thiết để phục vụ cho công việc trong lĩnh vực chuyên môn sử dụng tiếng Hàn hiệu quả, đặc biệt là trong các ngành thương mại, kinh tế.
Ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc có mã ngành là 7220210.
Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc
Nên học ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc ở trường nào?
Dưới đây là danh sách toàn bộ các trường đại học tuyển sinh và đào tạo ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc trong năm 2022 và điểm chuẩn ngành này năm 2021 của từng trường.
Các trường đào tạo ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:
Điểm chuẩn ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc năm 2021 của các trường đại học trên thấp nhất là 15.0 và cao nhất là 28.2 (thang điểm 30).
Các khối thi ngành Ngôn ngữ Hàn
Có thể xét tuyển ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc theo các khối thi nào?
Các bạn có thể sử dụng các khối xét tuyển sau để đăng ký vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc của các trường ở bảng trên nhé.
Các khối xét tuyển ngành Ngôn ngữ Hàn bao gồm:
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
- Khối C00 (Văn, Sử, Địa lý)
- Khối C03 (Toán, Văn, Sử)
- Khối C04 (Toán, Văn, Địa)
- Khối C20 (Văn, Địa lý, GDCD)
- Khối D01 (Văn, Toán, Anh)
- Khối D08 (Toán, Sinh, Anh)
- Khối D09 (Toán, Sử, Anh)
- Khối D10 (Toán, Địa, Anh)
- Khối D14 (Văn, Sử, Anh)
- Khối D15 (Văn, Địa lý, Anh)
Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc
Chương trình đào tạo chuyên ngành của từng trường sẽ có một số khác biệt nhỏ, tuy nhiên khung chương trình ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc nhìn chung là tương đồng với nhau. Các bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc của trường Đại học Hà Nội – một trong những trường đại học hàng đầu về các ngành ngoại ngữ hiện nay tại Việt Nam.
Chi tiết chương trình học như sau:
I. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê-nin
Đường lối cách mạng của Đảng CSVN
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Giáo dục Thể chất
Giáo dục Quốc phòng-An ninh
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Tin học
Ngoại ngữ 2
II. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNH
Học phần bắt buộc
Dẫn luận Ngôn ngữ
Nhập môn Việt ngữ học
Cơ sở Văn hóa Việt Nam
Học phần tự chọn
Hà Nội học
Lịch sử văn minh thế giới
Tiếng Việt thực hành
Soạn thảo văn bản tiếng Việt
II. KHỐI KIẾN THỨC NGÀNH
Thực hành tiếng bắt buộc:
Thực hành tiếng từ trình độ A2 đến C2
Khối kiến thức Ngôn ngữ – Văn hóa Hàn Quốc
Học phần bắt buộc
Ngữ pháp Hàn Quốc
Từ vựng Hàn Quốc
Ngôn ngữ đối chiếu
Đất nước văn hóa Hàn Quốc
Văn học Hàn Quốc
Học phần tự chọn
Tiếng Hàn kinh tế
Tiếng Hàn du lịch
Viết văn bản
Thư tín thương mại
Tiếng Hàn thương mại
Kinh tế Hàn Quốc
Quan hệ Việt-Hàn
Hàn Quốc học
Chữ Hán
IV. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH
A. Định hướng Biên – Phiên dịch
Học phần bắt buộc
Nhập môn Biên-Phiên dịch
Thực hành dịch viết
Thực hành dịch nói
Biên-Phiên dịch chuyên ngành
Học phần tự chọn
Dịch nói nâng cao
Dịch viết nâng cao
Phân tích đánh giá bản dịch
Dịch văn học
Dịch văn bản tin tức báo chí
Dịch chuyên ngành kinh tế – thương mại
Dịch chuyên ngành Du lịch
Dịch chuyên ngành văn hóa – xã hội
Dịch các văn bản pháp luật
Dịch phim Hàn Quốc
Nhập môn dịch đồng thời
V. THỰC TẬP VÀ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Thực tập
Khóa luận tốt nghiệp hoặc các học phần thay thế
Cơ hội nghề nghiệp ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc
Như đã đề cập ở đầu bài viết, ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc có thể đảm nhiệm nhiều công việc tại các doanh nghiệp Hàn Quốc nhưng phổ biến nhất công việc được các bạn sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc lựa chọn sau khi tốt nghiệp là làm phiên dịch viên.
Vậy ngoài công việc trên, sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn sau khi ra trường có thể làm những công việc gì khác?
Toàn bộ các công việc mà các bạn sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc sau khi ra trường có thể đảm nhiệm bao gồm:
- Giáo viên tiếng Hàn: Đòi hỏi trình độ tiếng Hàn chuyên sâu, đặc biệt nếu đã từng du học hay có thời gian làm việc tại Hàn Quốc sẽ là một ưu thế lớn.
- Biên – Phiên dịch viên tiếng Hàn: Đây là một trong những công việc phổ biến của ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc. Việc làm này liên quan tới rất nhiều lĩnh vực khác như giải trí, phim ảnh, sách báo, ký kết hợp đồng, thư tín…
- Hướng dẫn viên du lịch cho du khách Hàn Quốc: Lượng du khách Hàn Quốc tới Việt Nam du lịch đang không ngừng tăng cao và đây chính là cơ hội lớn cho sinh viên ngành học này.
- Kỹ sư tiếng Hàn: Đa phần sẽ được đào tạo chuyên môn trước bằng việc tu nghiệp hoặc du học/hợp tác lao động tại Hàn Quốc trước đó.
- Gia sư tiếng Hàn: Nhu cầu học tiếng Việt của người Hàn Quốc là rất lớn vì vậy nên đây là một trong những công việc quan trọng hiện nay.
- Kế toán, nhân viên, hành chính nhân sự, thư ký giám đốc cho các công ty Hàn Quốc tại Việt Nam
Mức lương ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc
Nhìn chung, mức lương các công việc của ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc khá tương xứng với nỗ lực họ bỏ ra để học tập tiếng Hàn. Mức lương trung bình cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc mới ra trường là khoảng 7 – 10 triệu đồng/tháng.
Tùy vào vị trí công việc của mỗi người cũng như năng lực, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc mà mức lương này sẽ có sự chênh lệch đáng kể.
Trên đây là một số thông tin quan trọng về ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc. Chúc các bạn có những lựa chọn ngành nghề và trường đúng đắn và phù hợp nhất.