Ngành nông học ra làm gì? Hướng đi nào mới là thông minh nhất – TungChi’N

Việc làm Nông – Lâm – Ngư – Nghiệp

1. Ngành nông học – nhu cầu không thể thiếu đối với xã hội

Như bạn cũng đã biết thì có khoảng 70% dân số vẫn hoạt động nông nghiệp, đa phần quỹ đất nước ta vẫn sử dụng phục vụ mục đích nông nghiệp. Tuy hiện nay nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đã chuyển đổi dần sang công nghiệp và các ngành dịch vụ. Thế nhưng nông nghiệp vẫn là một trong những ngành quan trọng và không thể thiếu hiện nay.

Bạn đang xem: Ngành nông học ra làm gì? Hướng đi nào mới là thông minh nhất

Khi ngành nông nghiệp không thể vắng mặt thì ngành nông học cũng là một ngành không thể thiếu đối với nhu cầu của xã hội, nó góp phần hỗ trợ ngành nông nghiệp đạt được nhiều thành tựu hơn, ví dụ tiêu biểu là nước ta là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới, quả là một thành quả đáng kinh ngạc đúng không. Không những thế mà ngành nông học còn giúp và cải tạo nhiều giống cây trồng mới, từ những nghiên cứu của mình họ đưa ra những sản phẩm có ích cho nông nghiệp, cho con người trong cuộc sống và tăng gia sản xuất. Ở các vùng nông thôn ngành nông nghiệp vẫn là chủ yếu mặc dù có các ngành nghề ở nông thôn khác như may vá, sửa chữa,…

Cũng chính vì như thế mà ngành nông học là một ngành không thể thiếu đối với nhu cầu xã hội hiện nay, là một ngành không còn mới thế nhưng lại thu hút được nhiều bạn trẻ theo học bởi những “thú vui” riêng biệt.

Việc làm nhân viên kinh doanh nông sản

2. Hiểu cụ thể hơn ngành nông học là gì?

Khi nhắc đến ngành này chắc hẳn phải có khoảng 70% dân số nước ta biết đến ngành này, bởi con số 70% này chính xuất thân và làm việc liên quan đến nông nghiệp. Thế nhưng biết đến thôi có phải là hiểu hay không?

Với đa phần dân số nước ta đang làm trong lĩnh vực nông nghiệp, con số này đang được cải thiện dần lên với bởi sự phát triển của các doanh nghiệp và khu công nghiệp, thế nhưng nông nghiệp vẫn chiếm một phần lớn và vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.

Ngành nông học là ngành khoa học kỹ nghệ và thực phẩm, chuyên nghiên cứu ứng dụng các loại thực vật biến thành thực phẩm, phục vụ cho cuộc sống của con người và việc tăng gia sản xuất. Ngành nông học khá đa dạng, người học sẽ được tham gia vào ngành học này với nhiều môn học khác nhau như: Di truyền học, sinh lý thực vật, khí tượng, đất,…

Với những người học ngành này, sau khi ra trường họ được gọi là nhà Nông học và họ sẽ thường xuyên nghiên cứu về các vấn đề như sản xuất nông nghiệp thực phẩm, nghiên cứu và tạo ra các thực phẩm có lợi cho sức khỏe con người. Họ sẽ phải quản lý tác động của môi trường lên vấn đề nông nghiệp, bởi thời tiết và môi trường không thuận lợi sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề bội thu của con người. Người làm nông học thường sẽ chuyên về các lĩnh vực như: Luân canh, phiên canh cây trồng, thủy lợi, cấp thoát nước cho nông nghiệp, giống cây trồng, đất trồng (phân loại giống đất, màu mỡ, kiềm,….) và rất nhiều vấn đề liên quan đến nông học.

3. Chương trình đào tạo riêng cho sinh viên ngành nông học

Vậy khi tham gia vào ngành nông học thì bạn sẽ được tham gia chương trình như thế nào, có những đặc điểm gì riêng biệt đối với những ngành khác hay không?

Cũng giống như các ngành khác, ngành nông học cũng sẽ đào tạo những kiến thức cơ bản, đại cương trước cho người học chứ không phải đùng cái là vào học môn chuyên ngành luôn. Với chương trình học khá phổ thông, dễ hiểu và phù hợp với hầu hết người học, chính vì thế mà bạn cũng sẽ không bị bỡ ngỡ quá khi tham gia vào ngành học này đâu nhé. 

Ngành nông học sẽ cung cấp cho bạn một hệ thống kiến thức tổng quát nhất về các giống cây trồng, chăn nuôi và cả thủy sản. Như vậy bước đầu tiên là bạn đã có một hệ thống kiến thức đầy đủ nhất của ngành nông học bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và thủy hải sản. Tiếp theo bạn sẽ được học và nghiên cứu sử dụng các giống cây trồng, bệnh cây trồng, kỹ thuật nuôi trồng cây và vật nuôi. Với đa dạng hệ thống kiến thức của nông nghiệp khiến cho các môn học của bạn không bao giờ nhàm chán.

Cùng với đó chính là thực tập, thực hành với tần suất thường xuyên hơn giúp cho cả sinh viên và ngành này có kiến thức thực hành tốt hơn, không bị bỡ ngỡ khi ra trường và tham gia vào công việc. 

Như vậy, với nhu cầu phát triển của xã hội, cùng với đó chính là những yêu cầu tuyển dụng khắt khe hơn, các bạn sinh viên ngành nông học vẫn có đủ tự tin đáp ứng đầy đủ nhất các yêu cầu như vậy.

Việc làm kỹ sư nông nghiệp

4. Tổng hợp tổ hợp môn thi vào ngành nông học

Vậy nếu như bạn muốn tham gia vào ngành này thì cần phải làm thế nào? Trước tiên nhất là bạn hãy chọn khối thi cho chính mình. Đây sẽ là tổ hợp các môn thi để bạn dùng xét tuyển vào ngành nông học của một trường nào đó. Hãy cùng tìm hiểu để xem các khối thi bao gồm những gì nhé.

Đầu tiên bạn cần phải biết mã ngành của ngành nông học là: 7620109

Với các tổ hợp môn như sau:

– Tổ hợp môn A00: Toán, Lý, Hóa

– Tổ hợp môn B00: Toán, Hóa, Sinh

– Tổ hợp môn D08: Toán, Sinh, Tiếng Anh

Với 3 tổ hợp môn này sẽ khiến cho lựa chọn của các bạn học sinh gặp khá nhiều khó khăn. Với các ngành khác thì tổ hợp môn có thể lên tới 10 thậm chí nhiều hơn. Còn với 3 tổ hợp môn này thì sự lựa chọn của bạn sẽ khá ít. Tuy nhiên các tổ hợp môn này đều có sự liên kết với nhau bạn có thể lựa chọn chúng để thực hiện công việc ôn tập của mình diễn ra thuận lợi hơn. Trong những năm gần đây thì có nhiều bạn có xu hướng lựa chọn nhiều hơn một tổ hợp môn để xét tuyển vào các trường khác nhau. Điều này sẽ làm tăng cơ hội trúng tuyển hơn, thế nhưng việc ôn tập sẽ khá vất vả . Chính vì thế mà bạn cần phải cân nhắc về vấn đề này khá kỹ để tận dụng khả năng cho tốt. 

5. Tổng hợp các trường thi vào ngành nông học và điểm chuẩn của từng trường

Sau khi chọn được tổ hợp môn thì các bạn học sinh và phụ huynh bắt đầu lựa chọn trường học. Đây cũng là một trong những lựa chọn tiêu tốn khá nhiều thời gian và nhân lực của các bạn đó. Với xu hướng muốn cho con học trường nọ trường kia đôi khi đã vô tình khiến cho các bậc phụ huynh dồn ép con mình vào những trường khó, vượt ra khỏi khả năng học tập, hậu quả xa hơn chính là không thể theo đuổi được ước mơ của mình. Đối với việc chọn trường không nên đặt nặng quá, hãy chọn những trường có đào tạo ngành nông học phù hợp với năng lực của các bạn nhé. Bạn cũng không phải tìm ở đâu xa về các trường có đào tạo ngành này, ngay tại phần này chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn về các trường có nhu cầu tuyển sinh và đào tạo ngành nông học.

Article post on: tungchinguyen.com

Khu vực miền Bắc:

– Trường đại học Tây Bắc: Xét tuyển các tổ hợp môn D08, B00, A02, B04, với số điểm chuẩn là 14 điểm. Không quá cao để bạn đậu được vào trường này tại khu vực miền Bắc đúng không. Đây cũng là trường duy nhất ở khu vực miền Bắc có tuyển sinh và đào tạo ngành nông học.

Khu vực miền Trung:

– Trường đại học Hồng Đức: Xét tuyển các tổ hợp môn: A00, B00, B03, D08, điểm chuẩn năm 2019 là 14 điểm.

– Trường đại học Vinh: Xét tuyển các tổ hợp môn: A00, B00, B08, D01, điểm chuẩn năm 2019 là 14 điểm

– Trường đại học Nông – Lâm đại học Huế: Xét tuyển các tổ hợp môn: A00,B00, B04, D08, điểm chuẩn năm 2019 là 13,5 điểm

– Trường đại học Đà Lạt: Xét tuyển các tổ hợp môn: B00, D07, D08, D90, điểm chuẩn là 15 điểm năm 2019.

– Trường đại học Quy Nhơn: Xét tuyển các tổ hợp môn: A02, B00, D08, điểm chuẩn là 15 điểm năm 2019.

Khu vực miền Nam có:

– Trường đại học Nông lâm Tp.HCM: Với điểm chuẩn năm 2019 là 18 điểm

– Trường đại học Cần Thơ: Xét tuyển các tổ hợp môn: B00, D07, D08, với điểm chuẩn là 15 điểm của năm 2019.

Source: tungchinguyen.com

– Trường đại học Cửu Long (trường dân lập): Xét tuyển các tổ hợp môn A00, A01, B00, B03, với điểm chuẩn đầu vào ngành này là 14 điểm.

Như vậy với số điểm chuẩn của ngành nông học tại các trường không quá cao, đây chính là một cơ hội tốt giúp cho bạn có được sự lựa chọn đúng đắn. Điểm chuẩn của từng trường sẽ có những thay đổi của từng năm khác nhau, thế nhưng đối với mỗi năm thì cũng không có sự biến động lớn. Chính vì thế mà đây chính là điểm khiến cho các bạn có thể tự tin nộp nguyện vọng của mình nhé.

Việc làm ngành nông nghiệp

6. Ngành Nông học ra sẽ làm ở vị trí nào?

Rất nhiều câu hỏi đặt ra chính là ngành nông học sẽ làm ở vị trí nào? làm công việc gì trong tương lai, sau khi ra trường thì cơ hội việc làm của các em ra sao? Chắc chắn ngành nông học sẽ không làm cho các bạn thấy thất vọng với cơ hội nghề nghiệp như thế nào đâu nhé. Nó sẽ là một trong những ngành đem lại cơ hội làm việc cho các bạn khá cao đó.

Các vị trí mà bạn có thể làm khi học ngành nông học như sau:

6.1. Giảng Viên

Đối với những bạn có niềm đam mê với nông học, hoàn toàn có thể đảm nhận vị trí giảng viên, tuy nhiên sau khi ra trường bạn sẽ phải học lên thạc sĩ trở lên thì mới đáp ứng đủ tiêu chuẩn trở thành giảng viên. Giảng viên sẽ phải đảm nhận công việc chính là giảng lại kiến thức cho sinh viên trong các trường đại học về ngành nông học hoặc những chuyên ngành liên quan khác. Để đảm nhận vị trí này tốt nhất thì bạn cần phải đảm bảo mình có một khả năng thuyết trình và truyền đạt lại kiến thức tốt, tự tin đứng trên bục giảng trước nhiều sinh viên. Đối với công việc của giảng viên thì bạn sẽ nhận được một mức lương từ 7 – 15 triệu đồng triệu đồng/1 tháng, cơ hội tăng lương theo thâm niên và bằng cấp công việc. 

Với sự khan hiếm nhân lực cho ngành này thì bạn hoàn toàn có khả năng tìm được một công việc phù hợp với mình với giảng viên trong các trường đại học.

6.2. Kỹ sư nông học

Đây là một trong những vị trí công việc được khá nhiều bạn trẻ tìm kiếm. Đây đang được cho là một trong số ít những ngành nghề công việc có chỗ đứng trong xã hội. Có khá nhiều người đang hiểu lầm kỹ sư nông học sẽ là một người nông dân, ngày nào cũng phải ngoài đồng rộng để làm việc. Thế nhưng điều đó không hoàn toàn là đúng. Đối với một kỹ sư nông học, sẽ phải đảm nhận công việc chính là nghiên cứu và cho ra đời các loại giống cây trồng khác nhau. Trong quá trình đó thì cần phải nghiên cứu về các yếu tố tác động bên ngoài như môi trường lên các giống cây trồng, vật nuôi. Họ sẽ phải đưa ra những biện pháp khác nhau nhằm giúp cho công việc nông nghiệp đạt hiệu quả cao hơn chứ không phải đơn thuần là trồng cây và chăm sóc cây.

Ở vị trí này, bạn sẽ phải đảm bảo về kiến thức chuyên môn cùng với các kỹ năng cần thiết để đảm bảo công việc được hiệu quả cao. Yêu cầu công việc khá nhiều thế nhưng mức lương mà bạn nhận được cũng hoàn toàn xứng đáng, nó có thể lên đến 20 triệu đồng/1 tháng nếu như bạn có khả năng.

6.3. Các công việc khác

Ngoài ra bạn còn có cơ hội làm việc tại các vị trí khác nữa như:

– Kỹ sư phụ trách và chỉ đạo công việc sản xuất

Via @: tungchinguyen.com

– Làm ở vị trí kỹ thuật viên, cán bộ quản lý

– Làm nghiên cứu viên, chuyên viên

– Và nhiều vị trí công việc khác nhau nữa

Như vậy, với rất nhiều công việc khác nhau như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho các bạn sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc. Nếu như bạn mới tốt nghiệp chưa có đủ khả năng thì có thể đảm nhận vị trí công việc viên cứu viên, chuyên viên,…còn nếu như đã chắc thì có thể làm ở vị trí cao hơn. Tuy nhiên đối với mỗi công việc khác nhau ở vị trí khác nhau bạn sẽ nhận được mức lương khác nhau.

Môi trường làm việc cũng khá đa dạng:

Môi trường làm việc của ngành nông học này cũng khá đa dạng, bạn cũng có thể thực hiện và tham gia vào công việc với nhiều môi trường khác nhau như:

– Bạn có thể làm trong các cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp

– Làm trong các doanh nghiệp tư nhân có hoạt động kinh doanh về nông nghiệp, nghiên cứu và phân tích cho ra đời các giống cây trồng mới.

– Làm cho các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh

– Làm trong các cơ quan nghiên cứu

– Làm trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp

7. Những yếu tố để bạn thuận lợi hơn với ngành nông học

Ngành nông học không phải là một ngành xa lạ với cuộc sống của chúng ta, thế nhưng khi tham gia vào công việc thì nó lại có vẻ khá khó khăn đó nhé. Đối với ngành này, bạn nên có những yếu tố, khả năng để cho việc học cũng như công việc được thuận lợi hơn như:

– Có khả năng học các môn tự nhiên: Đương nhiên rồi, với các tổ hợp môn đều thiên về các môn tự nhiên thì bạn cần phải học tốt chúng trước để có thể thi đỗ vào ngành này. Bên cạnh đó, việc học tốt các môn tự nhiên cũng là một phần giúp bạn có tư duy logic, đạt hiệu quả với công việc.

– Yêu nông nghiệp: Nếu như một bạn không hề yêu thích nông nghiệp, cũng chẳng hề yêu thích việc trồng trọt, thì việc học ngành này sẽ rất khó khăn đó nhé. Bởi tính chất công việc và việc học là luôn luôn gắn liền với nông nghiệp.

– Thích công việc nghiên cứu của mình mà muốn tìm hiểu về các loài thực vật

– Có sức khỏe tốt: Không phải bạn sẽ được làm việc thường xuyên trong nhà đâu nhé, có khi bạn sẽ phải làm việc khá nhiều ở ngoài trời, trong phòng nghiên cứu đầy căng thẳng. Chính vì thế mà bạn cần phải chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt để có thể theo đuổi được công việc và chịu được áp lực cường độ công việc lớn.

Việc làm nhân viên nuôi cấy mô

8. Những thú vị mà ngành nông học đem đến cho bạn

Nếu như chưa thử đặt chân vào môi trường công việc, môi trường học này thì có lẽ bạn sẽ không thể biết được rằng ngành này sẽ đem lại cho bạn những thú vị như thế nào? Bạn sẽ được tìm hiểu về thế giới tự nhiên, đặc biệt là các loại giống cây trồng, biết được tại sao nó lại bị bệnh và cách chữa như thế nào. Nếu như trước đây bạn luôn muốn trở thành một nhà nông “chính hiệu” thì giờ đây nó còn hơn thế nữa, bạn sẽ được tự tay mình nghiên cứu và trồng các loại giống hoàn toàn mới. Điều này thật thú vị đúng không? Không những thế mà ngành nông học còn giúp cho bạn thêm phần yêu thiên nhiên và cuộc sống hơn.

Mong rằng với toàn bộ những kiến thức cũng như những điều mà chúng tôi chia sẻ về ngành Nông học trên đây sẽ hữu ích với bạn đọc, đặc biệt là đối với các bạn đang loay hoay tìm hướng đi cho mình. 

Bạn đang đọc bài viết từ chuyên mục Tổng hợp tại website https://tungchinguyen.com.

Article post on: tungchinguyen.com

Rate this post

Viết một bình luận