Ngành quan hệ công chúng là gì? Học gì? Ra trường làm gì?

Ngành quan hệ công chúng là gì? Ngành quan hệ công chúng học gì? Ra trường làm gì?

Đứng trước sự lựa chọn cho con đường tương lai, nhiều học sinh phân vân không biết phải tìm cho mình một ngành học gì tại một trường đại học hay cao đẳng nào đó. Luật Dương Gia gợi ý về một ngành học khá “hot” trong thời gian gần đây, đó là ngành quan hệ công chúng, một ngành học có xu hướng phát triển mạnh nhưng cũng đòi hỏi nhiều kỹ năng. Trong bài viết dưới đây, tác giả sẽ có những giải thích và cung cấp thông tin cụ thể về ngành quan hệ công chúng, mong rằng nó sẽ là tài liệu hữu ích giúp người đọc nhận định và quyết định lựa chọn ngành học này hay không.

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Ngành quan hệ công chúng là gì?

Ở nước ta, hoạt động quan hệ công chúng tuy còn mới mẻ những cũng là lĩnh vực được nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp và nhiều cá nhân quan tâm. Năm 2006, một số cơ sở đã chính thức tuyển sinh đào tạo về quan hệ công chúng và đã trở thành một nghề được nhiều người lựa chọn.

Quan hệ công chúng (PR) là một tập hợp các kỹ thuật và chiến lược liên quan đến việc quản lý cách thức phổ biến thông tin về một cá nhân hoặc công ty đến công chúng, và đặc biệt là giới truyền thông. Các mục tiêu chính của nó là phổ biến các tin tức hoặc sự kiện quan trọng của công ty, duy trì hình ảnh thương hiệu và đưa ra hướng tích cực đối với các sự kiện tiêu cực để giảm thiểu sự thất bại của chúng. PR có thể xảy ra dưới dạng thông cáo báo chí của công ty , cuộc họp báo , phỏng vấn các nhà báo, đăng bài trên mạng xã hội hoặc các địa điểm khác.

Ngành quan hệ công chúng là ngành học (ngành đào tạo) thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhằm phân tích những xu hướng phát triển, dự đoán kết quả, tư vấn, hướng dẫn, tham mưu cho các nhà lãnh đạo của tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp và thực hiện các chương trình đã được lập kế hoạch để phục vụ cho quyền lợi của tổ chức, xã hội.

Khi giới thiệu về ngành quan hệ công chúng, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học quốc gia Hà Nội), Khoa  Báo chí và Truyền thông đã nêu rõ mục tiêu đào tạo của mình rằng: “Chương trình giáo dục đại học ngành Quan hệ công chúng đào tạo những cử nhân với kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để tác nghiệp các hoạt động xây dựng, duy trì, phát triển hình ảnh và mối quan hệ hai chiều giữa các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp… với các nhóm công chúng mục tiêu của họ thông qua việc cung cấp, trao đổi thông tin một cách đúng đắn, chính xác, trung thực; có khả năng nghiên cứu, giảng dạy về các vấn đề của quan hệ công chúng tại các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu… Sau khoá học, sinh viên có đủ năng lực làm việc chuyên về quan hệ công chúng trong các cơ quan chính phủ, phi chính phủ, các cơ quan truyền thông, doanh nghiệp, các công ty cung cấp dịch vụ quan hệ công chúng chuyên nghiệp, các tổ chức chính trị, xã hội…, có khả năng tiếp tục học tập, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy kinh nghiệm để trở thành nhà lãnh đạo, chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ công chúng.“

Ngành quan hệ công chúng trong Tiếng anh là “PR – Public Relations“.

2. Ngành quan hệ công chúng học gì? Ra trường làm gì?

Ngành quan hệ công chúng học gì là một câu hỏi khá rộng, đối với mỗi cơ sở đào tạo sẽ vạch ra những chương trình học phù hợp, nhưng về cơ bản, người học phải đảm bảo được như sau:

Về kiến thức:

– Người học được trang bị kiến thức chung, cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo cử nhân ngành Quan hệ công chúng, người học được trang bị những kiến thức chuyên ngành như sau:

– Nắm vững bản chất của Quan hệ công chúng: Khái niệm, sự hình thành và phát triển của Quan hệ công chúng trên thế giới và tại Việt Nam, vai trò của nó trong đời sống xã hội, các nguyên tắc hoạt động của Quan hệ công chúng;

– Hiểu rõ nhiệm vụ của cán bộ Quan hệ công chúng trong các tổ chức, cơ quan và công ty;

– Có tri thức vững vàng về các phương tiện truyền thông đại chúng và biết cách tận dụng các phương tiện này trong quá trình quan hệ công chúng.

Khối kiến thức chuyên ngành (ví dụ):

–  Nhập môn Quan hệ công chúng

– Xây dựng và phát triển thương hiệu

– Truyền thông tích hợp (IMC)

– Công chúng truyền thông

– Quan hệ công chúng ứng dụng

– Công cụ Quan hệ công chúng

– Lập kế hoạch Quan hệ công chúng

– Quản lý vấn đề và quản lý khủng hoảng

– Tổ chức sự kiện

– Nghiên cứu và đánh giá Quan hệ công chúng

– Kĩ năng giao tiếp đàm phán

– Thiết kế trình bày cho Quan hệ công chúng

– Thuật ngữ PR

….

Về kỹ năng:

– Nắm vững kỹ năng xây dựng quan hệ giữa những cá nhân và tổ chức với các nhóm công chúng, mở rộng, duy trì và phát triển quan hệ với giới truyền thông; lập ra các kế hoạch truyền thông; xử lý thông tin trong khủng hoảng;

– Có kỹ năng tổ chức các hoạt động truyền thông như triển lãm, gây quỹ, tài trợ, họp báo;

– Có kỹ năng viết và biên tập và xuất bản các thông cáo báo chí và các sản phẩm truyền thông khác dưới hình thức in ấn, phát thanh, truyền hình và qua mạng điện tử.

Trên trang thông tin điện tử của Trường Đại học kinh tế quốc dân khi giới thiệu về ngành quan hệ công chúng có nêu rõ các vị trí công việc mà một sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận và cơ bản ngành quan hệ công chúng cũng thường thực hiện các công việc này, cụ thể:

.Khi theo đuổi ngành QHCC, bạn có thể đảm nhiệm các công việc như:

– Chuyên viên PR: Làm các công việc như phụ trách quan hệ báo chí, quan hệ cộng đồng, tổ chức sự kiện… tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, các tổ chức kinh tế, quốc tế, các tổ chức xã hội, phi chính phủ….

– Phóng viên, biên tập viên: tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng thông tấn, đài phát thanh, đài truyền hình và các kênh truyền thông…

– Chuyên viên phân tích và tư vấn quan hệ công chúng: Đảm nhận các công việc như trợ lí phân tích và lập báo cáo về môi trường truyền thông đối nội và đối ngoại của đơn vị; trợ lí xây dựng và thực hiện chiến lược truyền thông trong kinh doanh, phát triển đội ngũ nhân sự, xây dựng và phát triển thương hiệu…

– Nghiên cứu và giảng dạy về PR: trong các cơ sở giáo dục đại học, tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến truyền thông, quan hệ công chúng, trợ lí giảng dạy; Tương lai có thể trở thành nghiên cứu viên, giảng viên cao cấp, nhà quản lí trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu về truyền thông và quan hệ công chúng.

Ngoài ra có thể kể đến một số các cơ hội việc làm như chuyên gia truyền thông, chuyên gia hoạch định chiến lược quan hệ công chúng, giám đốc truyền thông và quan hệ công chúng, chuyên gia truyền thông nội bộ và đối ngoại, chuyên gia về thông tin công cộng, chuyên viên gây quỹ và phát triển cộng đồng,…

Quan hệ công chúng thực sự rất quan trọng, có một vài lý do khiến cho quan hệ công chúng trở nên rất “hot”, chẳng hạn:

– PR làm tăng uy tín thương hiệu: PR quảng bá có giá trị duy nhất vì nó tạo ra uy tín thương hiệu, nhưng để làm được điều đó, nội dung phải xác thực và có giá trị thông tin hoặc giáo dục – phải chân thực và trung thực thay vì quảng cáo.

– Nó thu hút khán giả mục tiêu: Một bài báo trên tạp chí được viết độc đáo sẽ giúp ích nhiều hơn cho thương hiệu so với một bài quảng cáo trên cùng một phương tiện truyền thông. Lý do rất đơn giản: đó là cách tiếp cận hiệu quả nhất để giành chiến thắng và giữ chân thị trường mục tiêu. Và nếu bạn sử dụng nhiều cửa hàng khác nhau để truyền tải thông điệp, sẽ cần ít thời gian hơn để đạt được mục tiêu.

– Nó cung cấp giá trị gia tăng: Để đánh bại các đối thủ cạnh tranh ngày nay, các công ty cần phải tìm cách để nổi bật so với phần còn lại của đám đông và PR là một công cụ tuyệt vời để làm điều đó – đưa bạn vào vị trí dẫn đầu trong một thị trường ngách cụ thể bằng cách phân phối thông tin chính hãng và có giá trị cho công chúng. Với thông điệp giàu giá trị này, bạn tăng khả năng hiển thị, cá nhân hóa thương hiệu, quản lý danh tiếng và xây dựng các mối quan hệ vững chắc. Bạn cho đi, bạn nhận được: câu châm ngôn cùng có lợi!

– Nó sẽ tạo ra cả khách hàng tiềm năng trong ngắn hạn và dài hạn: Sự tín nhiệm và danh tiếng được nâng cao chắc chắn sẽ tạo ra các đầu mối bán hàng mới. Thông điệp chiến thắng được kết hợp với các thành phần kêu gọi hành động được xây dựng tốt sẽ hoạt động trong sức mạnh tổng hợp có lợi nhuận đáng tin cậy.

Chín vì vai trò của quan hệ công chúng dẫn đến ngành quan hệ công chúng cũng trở nên cấp thiết và quan trọng, các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị mong muốn tuyển dụng những nhân viên của mình có chuyên môn, trình độ, bằng cấp và kỹ năng để đảm nhận hoạt động quan hệ công chúng một cách tối ưu nhất.

Rate this post

Viết một bình luận