Sáng tác văn học là quá trình sáng tạo tác phẩm văn học nghệ thuật bằng ngôn từ, thể hiện tâm tư, trạng thái, xúc cảm, cảnh đời, kiếp người…diễn ra ngay bên trong thế giới nghệ thuật mà nhà văn tưởng tượng nên. Sáng tác văn học là một ngành tương đối mới, tạo ra cơ hội phát triển cho những cá nhân trẻ được thử sức mình với hoạt động văn chương.
Nếu bạn thấy quan tâm ngành học này thì hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
1. Giới thiệu chung về ngành Sáng tác văn học
Sáng tác văn học (Mã ngành: 7220110) là ngành chuyên đi sâu vào việc khai thác năng lực, khả năng tiềm ẩn, cách viết và sự linh động sáng tạo của các sinh viên. Ngành Sáng tác văn học giúp đào tạo ra những cây viết mới, tư tưởng mới với vốn sống và kinh nghiệm phong phú, có thể sáng tạo ra các tác phẩm hay đi vào lòng người và được xã hội công nhận.
Sinh viên học ngành Sáng tác văn học sẽ được trang bị kiến thức chuyên nghiệp mà người cầm bút cần có. Cụ thể, có kỷ luật nghề nghiệp, có trách nhiệm với con người, với xã hội và tác phẩm mình xây dựng. Bên cạnh đó, sinh viên được cung cấp một hệ thống tri thức nền ở cấp cử nhân thuộc ngành khoa học xã hội và nhân văn.
2. Các trường đào tạo ngành Sáng tác văn học
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội là trường duy nhất đạo tạo ngành Sáng tác văn học.
3. Các khối xét tuyển ngành Sáng tác văn học
Ngành Sáng tác văn học xét tuyển khối N00. Gồm 03 môn thi đó là:
-
Ngữ văn
-
Năng khiếu sáng tác
-
Phỏng vấn trực tiếp
Riêng môn Ngữ văn, nếu thí sinh đã dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia mới nhất, đạt từ 6 điểm trở lên sẽ được miễn.
4. Chương trình đào tạo ngành Sáng tác văn học
Kiến thức đại cương
-
Triết học Mác – Lênin
-
Kinh tế chính trị Mác – Lênin
-
Chủ nghĩa xã hội khoa học
-
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh
-
Ngoại ngữ
-
Giáo dục thể chất
-
Giáo dục Quốc phòng
-
Phương pháp nghiên cứu khoa học
-
Tin học
-
Thống kê xã hội
-
Môi trường và con người
Kiến thức chuyên ngành
-
Logic học đại cương
-
Xã hội học đại cương
-
Cơ sở văn hoá Việt Nam
-
Nguyên lý lý luận văn học
-
Tác phẩm văn học và thể loại văn học
-
Tiến trình văn học
-
Văn học dân gian Việt Nam
-
Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII
-
Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX
-
Văn học Việt Nam từ 1900 đến 1930
-
Hán văn cơ sở
-
Chữ nôm
-
Thực hành văn bản tiếng Việt
-
Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1945
-
Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975
-
Văn học Việt Nam từ 1975 đến nay
-
Văn học Trung Quốc
-
Văn học Pháp
-
Văn học Nga
5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Sau khi hoàn thành chương trình học ngành Sáng tác văn học phía trên. Công việc ngành Sáng tác văn học bao gồm:
-
Sáng tác văn học
tại các diễn đàn văn hóa văn nghệ, diễn đàn văn học mạng, thử sức với cách viết mới và tham gia các cuộc thi viết văn dành cho các cây bút trẻ của nhà nước.
-
Giảng dạy
tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và các trung tâm nghiên cứu về sáng tác văn học.
-
Phóng viên, biên tập viên
tại các cơ quan truyền thông, báo chí tạp chí chuyên ngành, biên tập website, viết tin bài và xây dựng kịch bản phim, kịch bản truyền hình…
-
Quản lý văn phòng
: với những kiến thức được đào tại trong trường, sinh viên có thể làm các công việc hành chính, văn phòng, quản trị nhân sự tại các cơ quan văn hóa, kinh tế chính trị.
-
Biên dịch, xuất bản
: công tác xuất bản, phiên dịch, tham gia viết lời thoại cho phim, ảnh. Tham gia các hoạt động biên soạn từ điển, sách giáo khoa…
-
Sáng tác và phê bình văn học
: có thể độc lập sáng tác các tác phẩm văn học mang đậm chất cá nhân, tạo dấu ấn riêng biệt và phê bình văn học, nghê thuật.
Lời kết
Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Sáng tác văn học. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.
Ngọc Nhàn
Theo Tuyensinhso.vn