Ngành Tài chính ngân hàng là gì? Học những gì? Gồm những chuyên ngành nào? Ra trường làm gì? Lương bao nhiêu? Có dễ xin việc không?

Ngành Tài chính – Ngân hàng nằm trong Top 10 ngành có mức lương cao hiện nay. Bên cạnh đó, với kiến thức chuyên môn, ngành tài chính – ngân hàng còn có cơ hội việc làm rất đa dạng tại ngân hàng, công ty tài chính, kiểm toán, công ty chứng khoán, trong các doanh nghiệp của nhiều lĩnh vực… Vì vậy, ngành này luôn có sức hút hấp dẫn trong các kỳ tuyển sinh. Theo học ngành tài chính – ngân hàng bạn sẽ được đào tạo những chuyên ngành nào, có thể đảm nhận vị trí công việc gì sau khi ra trường, mức lương bao nhiêu? Để trả lời những câu hỏi này, bạn có thể tham khảo những thông tin tổng quan sau đây.

Ngành Tài chính ngân hàng là gì?

Tài chính Ngân hàng là một ngành học khá rộng, liên quan đến tất cả các dịch vụ giao dịch tài chính, lưu thông và vận hành tiền tệ. Có thể hiểu một cách khái quát, ngành Tài chính ngân hàng đào tạo kiến thức về hình thức kinh doanh liên quan đến vấn đề tiền tệ thông qua ngân hàng và các công cụ tài chính của ngân hàng phát hành nhằm thanh toán và chi trả trong nội địa và quốc tế.

Học những gì?

Chương trình đào tạo ngành tài chính ngân hàng sẽ trang bị cho sinh viên tất cả các kiến thức chuyên sâu, chuyên ngành về lĩnh vực ngân hàng, tài chính, tiền tệ, phương pháp quản trị tín dụng…; có kiến thức vững chắc về thực hành các nghiệp vụ trong ngân hàng thương mại hiện đại.

Bên cạnh đó, người học còn được chú trọng phát triển các kỹ năng chuyên môn như phân tích, dự báo liên quan đến tài chính, tiền tệ nhằm đưa ra quyết định trong quản trị tài chính, phân tích tài chính và đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong quá trình toàn cầu hóa. 

Các môn học chuyên sâu cung cấp nhiều kiến thức chuyên môn cần thiết đáp ứng các yêu cầu cho công việc sau này mà các bạn sẽ được giảng dạy theo chương trình đào tạo của ngành tài chính ngân hàng như là:

  • Kinh tế vi mô
  • Nhập môn tài chính doanh nghiệp
  • Nguyên lý kế toán
  • Nguyên lý thống kê
  • Quản trị học
  • Phương pháp phân tích định lượng
  • Tài chính quốc tế
  • Tài chính doanh nghiệp
  • Thị trường tài chính
  • Tài chính công ty đa quốc gia
  • Thẩm định tín dụng
  • Thanh toán quốc tế…

Với mục tiêu học đi đôi với hành để sinh viên có cơ hội phát triển toàn diện, trở thành cá thể nổi trội khi hòa nhập vào môi trường làm việc đầy năng động và giàu tính cạnh tranh trong lĩnh vực này, các trường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đạt chuẩn quốc tế còn chú trọng việc đào tạo kỹ năng tiếng Anh và đẩy mạnh học tập thực tế tại các ngân hàng nhằm giúp sinh viên có thể làm quen với môi trường làm việc và có được những kinh nghiệm thực tế cần thiết cho việc phát triển nghề nghiệp sau này.

Gồm những chuyên ngành nào? Ra trường làm gì?

Sinh viên ngành tài chính ngân hàng có nhiều lựa chọn lĩnh vực chuyên sâu để theo đuổi nghề nghiệp sau này như: Tài chính doanh nghiệp, Tài chính bảo hiểm, Tài chính thuế, Phân tích tài chính, Kinh tế học tài chính,…Tuỳ theo mục tiêu đào tạo của các trường đại học, chương trình đào tạo ngành tài chính ngân hàng có thể bao gồm các chuyên ngành tiêu biểu như:

Chuyên ngành đào tạo
Kiến thức chuyên môn

Ngân hàng 

Kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về tài chính, ngân hàng, tiền tệ, quản trị tín dụng, quản trị vốn và tài sản, các kiến thức về phát hành tiền, thẩm định hạn tín dụng.

Kiến thức về quản lý tài chính – tiền tệ hiện đại, quản trị tài chính trong doanh nghiệp, ngân hàng thương mại và các định chế tài chính phi ngân hàng, các công cụ quản lý rủi ro tài chính; kiến thức về các quy trình hoạt động tài chính, thống kê, kế toán, thuế, bảo hiểm trong ngân hàng và doanh nghiệp,…

Tài chính doanh nghiệp

Đào tạo kiến thức chung về thị trường tài chính, ngân hàng, chứng khoán, chuyên sâu về tài chính doanh nghiệp như: Phân tích tài chính, hoạch định chiến lược tài chính và quản trị tài chính.

Các môn học tiêu biểu của chuyên ngành tài chính doanh nghiệp: Nguyên lý thống kê kinh tế, Lý thuyết tài chính – Tiền tệ, Tài chính doanh nghiệp I-II, Tài chính công ty đa quốc gia, Đầu tư tài chính, Phân tích tài chính, Thị trường tài chính…

Tài chính công

Cung cấp các kiến thức cần thiết về thiết kế, đánh giá và tư vấn về các chính sách công; nắm bắt và ứng dụng tốt các nguyên tắc quản trị khu vực công; các kỹ năng phân tích trong quản trị tài chính. Người học sẽ nắm vững kiến thức quản lý tài chính công của Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế để có thể áp dụng khi thực hiện quản lý tài chính tại tổ chức quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước.

Các môn học gắn với chuyên ngành tài chính công: Quản lý tài chính đơn vị công, Tài chính công, Kế toán công, Hoạch định chiến lược thuế, Kỹ năng thực hành nghiệp vụ thuế…

Đầu tư tài chính

Được trang bị các kiến thức liên quan đến thị trường tài chính, nghiệp vụ đầu tư tài chính; các hoạt động của cơ quan quản lý thị trường tài chính; các kiến thức bổ trợ về pháp luật có liên quan đến lĩnh vực này…

Trau dồi kỹ năng phân tích và dự báo thị trường, quản lý rủi ro các công cụ đầu tư trên thị trường; kỹ năng hạch toán kế toán trong đầu tư tài chính.

Các môn chính gắn với chuyên ngành đầu tư tài chính: Các định chế tài chính đặc biệt, Tài chính hành vi, Đầu tư tài chính, Phân tích kỹ thuật, Quản lý danh mục đầu tư,…

Tài chính quốc tế
Đào tạo chuyên sâu về tài chính quốc tế, các nghiệp vụ liên quan đến tài chính quốc tế như: kinh doanh quốc tế (kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm…), thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, thanh toán quốc tế, tín dụng quốc tế, tỷ giá hối đoái; am hiểu các quy trình, nghiệp vụ về tài chính quốc tế, các quy trình quản trị dự án đầu tư quốc tế, quản lý dự án ODA, quản lý nợ, kế toán quốc tế, quản trị tài chính công ty đa quốc gia.

Thanh toán quốc tế

Phát triển khả năng của người học về nhận biết, đánh giá, phân tích và giải quyết các tình huống phát sinh trong thực tế hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại.

Cung cấp các kiến thức cơ bản và toàn diện về điều kiện cơ sở giao hàng, phương tiện thanh toán, phương thức thanh toán, các văn bản pháp lý điều chỉnh, cũng như các nghiệp vụ thanh toán quốc tế thực tế của ngân hàng thương mại.

Sau khi tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng, người học có thể đảm nhận các vị trí công việc như:

  • Chuyên viên tín dụng ngân hàng
  • Chuyên viên kế toán, kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại
  • Kế toán viên phòng thanh toán quốc tế
  • Nhân viên kinh doanh ngoại tệ
  • Chuyên viên kinh doanh tiền tệ
  • Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn
  • Chuyên viên tài trợ thương mại
  • Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp
  • Chuyên viên thẩm định giá tài sản
  • Chuyên viên phân tích đầu tư chứng khoán
  • Chuyên viên mua bán, sát nhập doanh nghiệp
  • Giảng viên ngành tài chính ngân hàng …..

ngành tài chính ngân hàng - vieclamvui

Lương bao nhiêu

Theo kết quả khảo sát, mức lương của ngành tài chính ngân hàng cao hơn mặt bằng chung so với những ngành nghề khác. Dưới đây là tổng hợp một số vị trí công việc ngành tài chính ngân hàng và mức lương để các bạn có thể tham khảo

Vị trí công việc
Mô tả công việc

Kinh nghiệm

(Năm)

Mức lương

(đồng/tháng)

Chuyên viên tín dụng

+ Giới thiệu và bán các sản phẩm vay cho khách hàng mới giao dịch tại Chi nhánh/PGD

+ Chịu trách nhiệm bán các sản phẩm vay

+ Thu thập và xử lý hồ sơ vay vốn của khách hàng đến khi được phê duyệt

+ Mở rộng quan hệ khách hàng hiện hữu thông qua bán chéo tất cả các sản phẩm ngân hàng thông qua các hoạt động bán hàng trong và ngoài Chi nhánh/PGD

1 – 2
8.000.000 – 9.000.000

Chuyên viên thanh toán quốc tế

+ Đảm bảo các giao dịch thanh toán tuân thủ đúng quy định quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước và AML/KYC

+ Tiếp nhận đề nghị chuyển tiền (chuyển tiền quốc tế, payroll), kiểm tra các chứng từ khách hàng cung cấp theo đúng các quy trình quy định hiện hành

+ Kiểm tra các thông tin trên lệnh chuyển tiền về kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán và các thông tin hạch toán và phòng chống rửa tiền theo quy định

+ Thực hiện hạch toán và thu phí, lập điện thanh toán chuyển tiền và chuyển điện đi qua các kênh thanh toán đảm bảo đúng, chính xác, kịp thời…

+2
9.000.000 – 12.000.000

Chuyên viên tài trợ thương mại 

+ Triển khai thực hiện nghiệp vụ tài trợ thương mại theo đúng quy định

+ Thực hiện các giao dịch tài trợ thương mại theo quy trình nghiệp vụ

+ Tư vấn, hướng dẫn các đơn vị về nghiệp vụ tài trợ thương mại 

+2
9.000.000 – 12.000.000

Chuyên viên kinh doanh tiền tệ

+ Xử lý tác nghiệp các giao dịch kinh doanh tiền tệ hằng ngày, bao gồm: giao dịch tiền tệ, giao dịch ngoại tệ, giao dịch mua bán trái phiếu

+ Lập hợp đồng, xác nhận giao dịch và thực hiện trao đổi với khách hàng để xác nhận lại giao dịch

+ Nhập liệu, hạch toán giao dịch vào hệ thống

+ Thực hiện các thủ tục chuyển khoản, phong tỏa, giải tỏa giấy tờ có giá

+ Thực hiện các thủ tục liên quan đến tài sản đảm bảo

+ Thực hiện các thủ tục xin cấp hạn mức thấu chi và vay qua đêm, hạn mức chiết khấu tại ngân hàng nhà nước

+ Quản lý lưu ký danh mục trái phiếu của ngân hàng

+3
10.000.000 – 12.000.000

Chuyên viên kinh doanh ngoại hối

+ Tìm kiếm khách hàng có giao dịch ngoại hối

+ Gặp gỡ, tư vấn cho khách hàng giao dịch liên quan đến ngoại hối

+ Chào giá (mua bán) cho khách hàng giao dịch liên quan đến ngoại hối

+ Hỗ trợ khách hàng trong việc giao dịch ngoại hối 

+2
10.000.000 – 12.000.000

Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp

+ Phân tích và đánh giá điểm hòa vốn, đánh giá hiệu quả các phương án , dự án kinh doanh

+ Giám sát, phân tích và dự báo kết quả kinh doanh

+ Giám sát ngân sách hoạt động và đề xuất cải tiến

+ Xây dựng phương pháp và thực hiện phân bổ chi phí, đo lường lợi nhuận các đơn vị kinh doanh, toàn công ty

+2
13.000.000 – 15.000.000

Chuyên viên định giá tài sản

+ Kiểm tra tính hợp pháp và hợp lệ bộ chứng từ tài sản bảo đảm

+ Xác định tính xác thực các thông tin về tài sản bảo đảm theo chứng từ sở hữu

+ Xác định các vấn đề có liên quan đến nội dung thẩm định tài sản

+ Điều tra, thu thập, cập nhật thông tin về giá đất thị trường địa bàn từ các nguồn thông tin: khách hàng vay mua nhà thanh toán qua ngân hàng, báo chí, mạng internet, cá nhân/đơn vị kinh doanh, môi giới, định giá,…

+ Tính toán giá trị của tài sản bảo đảm

+ Lập tờ trình thẩm định tài sản

+2
10.000.000 – 12.000.000

Có dễ xin việc không?

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây, nhu cầu nhân lực ngành tài chính ngân hàng vẫn chưa bao giờ hết sốt mà ngày càng tăng. Xu hướng hội nhập cũng là một cú hích mạnh mẽ với ngành tài chính ngân hàng ở nước ta. Các thỏa thuận tự do chuyển dịch vốn đầu tư và môi trường kinh tế năng động, ít rủi ro của Việt Nam thu hút ngày càng nhiều ngân hàng quốc tế đầu tư. Với những yếu tố thuận lợi này, có thể nói rằng cơ hội việc làm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đang mở rộng nhưng luôn cạnh tranh khốc liệt và đòi hỏi bạn phải nỗ lực không ngừng.

Một tín hiệu đáng mừng về thị trường việc làm trong lĩnh vực này là trong nhiều năm qua, 90% sinh viên ngành tài chính ngân hàng có việc làm ngay sau khi ra trường, đảm nhận tốt công việc trong môi trường nội bộ và quốc tế. Nhiều bạn đã nhanh chóng đảm nhận các vị trí giám đốc, trưởng phòng, trưởng nhóm tại các chi nhánh của các ngân hàng, tổ chức tài chính đa quốc gia uy tín.

Tuy nhiên, đứng trước thực trạng ngày càng khắt khe của thị trường nhân lực ngành tài chính ngân hàng, các bạn sinh viên sắp ra trường ngoài việc củng cố cho mình kiến thức nghiệp vụ lí thuyết được học tại trường đại học thì cũng nên năng động tìm kiếm cho mình những cơ hội được học tập, tiếp xúc với công việc thực tế tại ngân hàng để học thêm những kiến thức thực tế về ngân hàng tài chính và học cả những kĩ năng giao tiếp, xử lí các tình huống khó trong công việc do chính những người đang làm việc trong môi trường thực tế chia sẻ lại.

ViecLamVui Review

Rate this post

Viết một bình luận